Hoàn thiện các công cụ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu bài sửa qt nhân sự (Trang 82 - 83)

Phát triển nguồn nhân lực không chỉ là hoạt động hành chính mà phải là hoạt động tư vấn tham mưu định hướng cho lãnh đạo, nên bản thân công tác phát triển nguồn

nhân lực cũng cần được đổi mới từ tư duy đến những hoạt động kỹ thuật. Phát triển nguồn nhân lực phải được coi là một ngành khoa học quản trị và cần được triển khai một

cách chuyên nghiệp, đồng bộ, sử dụng các công cụ hỗ trợ mang tính hướng dẫn, có thể đo

lường và kiểm tra.

Tiến hành từng bước trong việc xây dựng các công cụ hỗ trợ hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong NHNN. Qua nghiên cứu thực trạng của NHNN và kinh nghiệm ở các

NHTW khác cho thấy, có thể làm từng bước như sau:

- Thực hiện phân tích công việc hay phân tích chức vụ để xây dựng hồ sơ công việc cho mỗi nhóm công việc trong Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bằng cách: (i) xác

định loại kỹ năng cần thiết của nhóm công việc, xác định nhiệm vụ cần làm trong quá

trình hoạt động; sử dụng phương pháp phân tích công việc (Job analysis) để phân loại và

xác định kỹ năng; (ii) xác định số lượng các loại kỹ năng đó: căn cứ số lượng nhiệm vụ

cần hoàn thành để đánh giá khối lượng công việc trong mỗi nhiệm vụ, từ đó xác định số

lượng các kỹ năng cần thiết; (iii) xác định các cách thức khác nhau để đáp ứng được kỹ

năng đó, có thể tự thực hiện qua việc nâng cao khả năng để tự đảm nhận công việc, hoặc

tuyển thêm nhân viên mới, hoặc thuê khoán công ty ngoài thực hiện.

- Xây dựng các bản mô tả công việc, mô tả chức năng cho công việc cụ thể trong NHNN. Nội dung của bản mô tả công việc gồm: (i)tên công việc, vị trí của công việc đó

trong tổ chức; (ii) nhiệm vụ cần thực hiện; (iii) trách nhiệm và quyền hạn về tài chính

(nếu có) của người thực hiện; (iv)người phụ trách trực tiếp; (v)số nhân viên dưới quyền;

(vi) kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần có cho vị trí công việc (xem thêm phụ lục số 3).

- Nâng cấp và đưa vào sử dụng hệ thống PIS với các giao diện và tiện ích mới, nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác phát triển nhân lực trong NHNN. Yêu cầu quan trọng

với hệ thống PIS là phải bảo đảm an toàn về dữ liệu cá nhân và đáp ứng yêu cầu triển khai

các chức năng của quản trị phát triển nhân sự một cách đồng bộ, thống nhất. Với hệ thống

PIS, bên cạnh những tác dụng là hỗ trợ tích cực cho quá trình ra quyết định về nhân sự, tối

ưu hóa qui trình giải quyết các thủ tục hành chính… hoạt động phát triển nguồn nhân lực sẽ

có bước đột phá về tính minh bạch thông tin trong công tác đào tạo, phát triển. Tạo cơ hội để

luồng thông tin hai chiều giữa chủ thể và khách thể của hoạt động phát triển nguồn nhân lực

diễn ra nhanh nhất; ví dụ: qua mạng nội bộ công chức NHNN có cơ hội để tiếp cận với

những thông tin mới nhất về chương trình đào tạo (nội dung, thời điểm, yếu cầu đối với

học viên, tài liệu tham khảo…) hoặc về các chế độ đãi ngộ nuôi dưỡng, duy trì nguồn lực.

Như vậy, khi các thông tin được chia sẻ và sớm tiếp cận đến người có nhu cầu thì hiệu

quả của nó sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu bài sửa qt nhân sự (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w