hàng và NHNN Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế, thị trường của khu vực và thế giới thông qua nỗ lực tự do hóa
và mở cửa ở cấp độ đơn phương, song phương, đa phương, vùng của từng quốc gia. Thực
chất, hội nhập kinh tế quốc tế là sự chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa của mỗi
nước. Đây là một quá trình đi từ thấp đến cao, từng bước thống nhất các thị trường quốc
gia thành thị trường khu vực và toàn cầu trên cơ sở xóa dần các rào cản và biên giới kinh
tế ngăn cách các quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế có hai nội dung: (i) Ký kết và tham gia các định chế và tổ chức kinh tế quốc tế.
(ii) Thực hiện các biện pháp tự do hóa và mở cửa, cải cách kinh tế để đảm bảo thực thi các cam kết quốc tế về hội nhập.
Những cam kết quan trọng để trong hội nhập kinh tế quốc tế là: (i) không phân biệt đối xử trong thương mại và các quan hệ kinh tế khác; (ii) giảm và tiến tới xóa bỏ
hoàn toàn thuế quan và các rào cản phi thuế quan; (iii) tự do hóa về đầu tư, dịch vụ; (iv)
thực hiện các biện pháp thuận lợi cho thương mại và đầu tư; (v) thuận lợi hóa và tự do
hóa đi lại của doanh nhân và nhân công; (vi) bảo đảm công khai và minh bạch hóa. (vii)
xây dựng các tiêu chuẩn thống nhất và hợp với tiêu chuẩn quốc tế; (viii) giải quyết các
tranh chấp thương mại theo qui định quốc tế.
Trong khi toàn cầu hóa diễn ra như một tiến trình khách quan là xu thế lớn chi phối toàn bộ các mối quan hệ quốc tế, như một làn sóng cuốn các quốc gia vào, thì hội
nhập kinh tế quốc tế là hoạt động mang nhiều tính chủ quan nhưng cần thiết, vì trên thực tế
nếu không muốn bị thua thiệt trong cuộc chơi thì các quốc gia phải chủ động hội nhập.
Sự khác nhau giữa các nước là cần tiến hành hội nhập lúc nào và như thế nào để bảo đảm
lợi thế so sánh của nước mình.
Việt Nam thực sự hội nhập kinh tế quốc tế theo các nguyên tắc tự do hóa kinh tế từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới. Trong thời kỳ đầu chúng ta thực hiện hội nhập chủ yếu
thông qua việc tự do hóa đơn phương. Từ giữa những năm 90 đến nay, hội nhập kinh tế
quốc tế diễn ra đa dạng dưới nhiều hình thức: vừa tiếp tục đơn phương tiến hành tự do
hóa, vừa phát triển mối liên kết kinh tế đa phương, vừa tăng cường hợp tác và liên kết
kinh tế song phương, như ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, đồng thời vừa tham gia
vào các liên kết kinh tế vùng, liên kết khu vực. Phát triển mối liên kết đa phương gồm
liên kết khu vực, liên khu vực và toàn cầu, như tham gia AFTA, APEC, ASEM, ACFTA,
đàm phán gia nhập WTO. Mức độ hội nhập của từng tiến trình có khác nhau, mức cao
nhất hiện nay là hội nhập AFTA.
Các cam kết hội nhập của Việt Nam cho đến nay chủ yếu là về thực hiện không phân biệt đối xử; cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan theo các lộ trình khác
nhau; tuân thủ các qui định về trợ cấp, chống phá giá, cạnh tranh; tự do hóa đầu tư và
dịch vụ; thực thi các quyền sở hữu trí tuệ; đơn giản hóa các thủ tục hải quan; đảm bảo
tuân thủ các qui tắc xuất xứ, tiêu chuẩn và hợp chuẩn; công khai minh bạch hóa. Trong lĩnh vực ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế là tham gia vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực và quốc tế về tài chính, tiền tệ để góp phần vào việc phát triển
kinh tế của đất nước. Chủ trương của ngân hàng là chủ động hội nhập, tận dụng tối đa vị
thế của một nước đang phát triển trong các đàm phán, chấp nhận cạnh tranh và mở cửa để
phát triển hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, bình đẳng, cùng có lợi.
Từ năm 1989, khi Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, NHNN đã bắt đầu tham gia hội nhập qua việc làm cơ quan đầu mối
quốc gia trong việc đàm phán, thực hiện các cam kết cũng như kế hoạch hành động với
IMF, WB và ADB. Bên cạnh đó NHNN cũng hợp tác tích cực với các cơ quan hữu quan
trong hội nhập khu vực và toàn cầu, như ASEM, APEC, ASEAN, BTA và WTO. Các cam
kết trong hội nhập của NHNN là những cam kết về cải cách ngân hàng và dịch vụ ngân
hàng, cụ thể là thực thi chính sách mở cửa dịch vụ ngân hàng, từng bước tự do hóa tài
khoản vãng lai, tài khoản vốn và chấp nhận một sân chơi pháp lý chung áp dụng cho tất
cả đối tượng. Hiện nay, tiến trình hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam đã đi vào giai
đoạn thực thi các điều khoản cam kết trong Hiệp định BTA và AFTA, đến năm 2008 phải
mở cửa thực hiện tự do hóa thị trường dịch vụ ngân hàng cho các ngân hàng Mỹ và đến
năm 2010 mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ.
Lộ trình mở cửa thị trường tài chính của Việt Nam được tiến hành trên cơ sở xem xét những hạn chế và lợi thế cơ bản của hệ thống ngân hàng nội địa, đồng thời vẫn tuân
thủ các nguyên tắc quốc tế mà Chính phủ ta đã cam kết. Đó là: (i) việc xóa bỏ bảo hộ và
phân biệt đối xử giữa các ngân hàng nội địa phải đi trước một bước so với cơ chế tự do
hóa áp dụng chung đối với các định chế tài chính nước ngoài; (ii) việc mở cửa và nới
lỏng các ràng buộc tài chính đối với các ngân hàng nước ngoài được tiến hành theo trình
tự thích hợp với sự đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại và tổ chức tín dụng trong nước.
Cơ hội đối với ngành ngân hàng và NHNN
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đối mới hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh với các đối tác trong khu
vực. Điều đó đòi hỏi ngành ngân hàng cần phải có những cải cách sâu rộng và triệt để,
tăng cường chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng và các trung gian tài chính khác
để hệ thống ngân hàng hoạt động phù hợp với các chuẩn mực và qui định quốc tế. Nhờ
mở cửa thị trường tài chính nên các ngân hàng trong nước có thể bổ sung được nguồn
vốn hoạt động từ các nguồn bên ngoài, mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán quốc tế, phát triển các dịch vụ ngân hàng mới.
- Tăng cường khả năng thanh toán và thúc đẩy thị trường tài chính trong nước phát triển ổn định: sự gia tăng của các dòng vốn nước ngoài làm tăng khả năng và hiệu
suất thanh toán của thị trường vốn nội địa, qua đó các tổ chức tín dụng và ngân hàng có
thể mở rộng tín dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả. Đồng thời
hoạt động có hiệu quả cao của hệ thống ngân hàng lại là xúc tác quan trọng cho mở cửa
và hội nhập quốc tế về thương mại, đầu tư và dịch vụ.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngân hàng: cùng với mở cửa tài chính là sự gia tăng của trao đổi các dịch vụ tài chính ngân hàng giữa các nước. Trong các nước
đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng nội địa thường có chi phí hoạt động cao và lợi
nhuận thấp hơn các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, do đó khi có sức ép cạnh tranh, các
ngân hàng nội địa bắt buộc phải hoạt động hiệu quả hơn để giữ vững thị phần và đảm bảo
lợi nhuận. Hiện nay các ngân hàng thương mại trong nước đang sử dụng tổng hợp nhiều
phương thức khác nhau để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đó là cạnh tranh bằng lãi suất,
bằng công nghệ, bằng mở rộng mạng lưới, hiện đại hóa giao dịch, cạnh tranh bằng marketing và bằng thái độ, phong cách giao dịch, phục vụ của nhân viên.
- Thúc đẩy và duy trì hệ thống chính sách lành mạnh: với một nền kinh tế nhỏ và mở cửa như Việt Nam, việc thực thi một chính sách lành mạnh và ổn định là rất quan
trọng. Các qui định vĩ mô không hợp lý có thể gây nên sự biến động về kinh tế và từ đó
làm bất ổn hoạt động kinh tế và dẫn đến sự bất ổn của các dòng vốn. Do vậy, mở cửa tài
khoản vốn đã tạo động lực thúc đẩy việc phát triển và duy trì hệ thống chính sách lành
mạnh, minh bạch và đáng tin cậy, tăng cường các công cụ quản lý gián tiếp hiệu quả.
- Là nước đi sau, chúng ta có điều kiện để tiếp nhận và kế thừa những tri thức và kinh nghiệm của các nước đi trước, áp dụng ngay những công nghệ ngân hàng hiện đại
để nâng cao năng lực cạnh tranh và rút ngắn khoảng cách phát triển so với hệ thống ngân
hàng khu vực. Thông qua sự hỗ trợ của các nước trong hội nhập, các ngân hàng có cơ hội
tiếp cận với các công nghệ ngân hàng tiên tiến, kỹ năng kinh doanh hiện đại, để đa dạng
hóa hình thức kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, vì khi tham gia vào thị trường tài chính quốc
tế, cùng với các dòng vốn vào thị trường nội địa là kinh nghiệp quản trị, kỹ thuật phòng
ngừa rủi ro, công nghệ và sản phẩm mới.
Thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế với hệ thống ngân hàng và NHNN
- Trước hết, đó là thách thức về khách hàng của ngân hàng thương mại: những cam kết về cắt giảm thuế quan và xóa bảo hộ của Nhà nước sẽ làm tăng sức cạnh tranh
hàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa, đồng thời với nó là sự suy giảm sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong nước ngay trên sân nhà. Một khi hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp (khách hàng của ngân hàng) xấu đi, thì hệ thống ngân hàng trở nên dễ
bị tổn thương và gặp nhiều rủi ro hơn bao giờ hết.
- Thách thức với bản thân hệ thống ngân hàng thương mại: khi mở cửa thị trường tài chính là chúng ta chấp nhận cơ chế cạnh tranh khốc liệt Các ngân hàng trong nước
không chỉ phải hướng ra thị trường nước ngoài mà trước hết là cạnh tranh với các ngân
hàng nước ngoài tại thị trường trong nước, với mức độ cạnh tranh tăng đột biến về chiều
rộng (số lượng đối thủ và nguồn cạnh tranh đến từ nhiều phía) và chiều sâu (tính đa dạng
của lãi suất, chất lượng và sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên thị trường). Trên thực tế hiện
nay khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại nội địa được đánh giá là
thấp (xem bảng 3.1), thể hiện qua: (i) qui mô vốn thấp: Tổng vốn tự có chiếm 5,4% tổng
nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, trong đó vốn điều lệ chiếm 3,4%, mà theo thông lệ
quốc tế, tỷ lệ an toàn của một ngân hàng phải đạt 8%. Với nguồn vốn hạn hẹp như vậy
việc mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa ngân hàng là rất
khó khăn; (ii) năng lực kinh doanh yếu trên cả ba lĩnh vực: thị trường tín dụng, giao dịch
thanh toán và chuyển tiền và dịch vụ môi giới, tư vấn; (iii) công nghệ và kỹ năng kinh
doanh còn lạc hậu; (iv) thiếu một đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và
kỹ năng kinh doanh chuyên nghiệp. Vấn đề cốt lõi của các ngân hàng thương mại hiện
nay là phải tạo lập văn hóa kinh doanh hướng tới khách hàng và xây dựng nguồn nhân
lực phù hợp tình hình mới; (v) thiếu chiến lược cạnh tranh: các ngân hàng nội địa có hình
thức kinh doanh giống nhau, nên chiến lược cạnh tranh còn đơn giản, tập trung chủ yếu
vào cạnh tranh về giá dịch vụ, về lãi suất.
Nhìn tổng thể về 10 lĩnh vực cạnh tranh thì các ngân hàng thương mại trong nước hiện nay chỉ có lợi thế trên 4 lĩnh vực là thị phần, uy tín, khách hàng và mạng lưới so với
các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong khi đó qua 5 chỉ tiêu chính để đánh giá khả
năng cạnh tranh của ngân hàng: năng lực tài chính, công nghệ, nhân lực, quản trị điều
hành, uy tín thương hiệu thì ở cả 4 chỉ tiêu đầu các ngân hàng trong nước đều yếu thế
hơn.
- Tính rủi ro tài chính trong thị trường nội địa tăng cao, nguy cơ lây nhiễm lan truyền từ bên ngoài cũng gia tăng. Các rủi ro tiềm tăng có thể nêu lên đây là (i) rủi ro tín
dụng; (ii) rủi ro lãi suất; (iii) rủi ro hệ thống; (iv) rủi ro không giám sát chính xác luồng
tiền qua biên giới, như kiều hối, thanh toán biên mậu, rửa tiền bất hợp pháp…
Bảng 3.1: Đánh giá khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên thị
trường nội địa
TT T
Tiêu chí Ngân hàng thương mại trong nước Ngân hàng nước ngoài
Lợi thế: tạm thời có 4 ưu thế
1 Mạng lưới Mạng lưới rộng, cơ sở vật chất đầy đủ Do chi phí lập mạng
lưới cao nên sẽ hạn chế mở chi nhánh vật chất mà thay bằng máy ATM
Phí dịch vụ rẻ Phí dịch vụ đắt hơn các ngân hàng nội địa
2 Thị trường 4 NHTMNN lớn nhất chiếm 70% thị phần. Riêng thị trường bán buôn tín dụng: 100%
thị phần. Chưa khai thác thị trường bán lẻ. Nhiều kinh nghiệm
trên thị trường bán lẻ và khách hàng cá nhân
khách hàng của các NHTM NN Chưa quan tâm đến
các DNNN lớn
4 Uy tín NHTMNN có uy tín lâu năm, khả năng bị phá sản gần bằng 0.
Bắt đầu tham gia trường
Bất lợi:
5 Chi phí cao Chi phí phí hoạt động là 9%, cao hơn so với các ngân hàng trong khu vực. Chi phí
của các NHTMNN cao hơn các NHTM CP Các NH TM ở các
nước khu vực có chi phí hoạt động là 2,5 - 3 % 6 Năng lực tài chính: - Vốn tự có của các NHTMNN b/q là 3600 tỷ VNĐ, tỷ lệ an toàn vốn (vốn tự có/ TS Các ngân hàng của
Hàn quốc, Thái Lan, - Vốn tự có thấp - Khả năng sinh lời kém - Nợ xấu cao Có rủi ro) đạt 4,5% Các NHCP có vốn tự có 180 tỷ (5.500 tỷ)/ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn của cả hệ thống là 5,6%; (dự kiến đến 2006 sẽ đạt tỷ lệ an toàn vốn min 6% để đến 2010 đạt 8% như qui định quốc tế) - Thấp: 4 NHTMNN có tỷ lệ lãi ròng/vốn tự có là 7-8%; riêng VCB: 20%, các
NHTMCP là 15-27%
- Nợ xấu của hệ thống ngân hàng khoảng 20.000 tỷ đ (tỷ lệ 2,5-4,5%/tổng dư nợ). 4 NHTMNN có tỷ lệ 5,1%. Nếu tính lại theo tiêu chuẩn quốc tế dự kiến sẽ lên đến 17- 20%.
Nhật bản và châu Âu đều có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 10- 14%
- Cao. Tỷ lệ sinh lời b/q của các NHTM trong khu vực là 13- 15%
- Nợ xấu của Chi nhánh NHNNg đạt 0,2 % /tổng dư nợ 7 Đội ngũ
nhân lực
Tính chuyên nghiệp thiếu trầm trọng, nặng tính hành chính, bao cấp, xa lạ với khách hàng. Khả năng ngoại ngữ thấp, hạn chế về hiểu biết về phong cách kinh doanh và tập quán quốc tế Đạt trình độ cao có phong cách chuyên nghiệp; coi khách hàng là thượng đế 8 Công nghệ ngân hàng
Hệ thống MIS chưa đạt các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Công nghệ ngân hàng đang trong quá trình củng cố, bị hạn chế bởi năng lực tài chính thấp và qui định của Nhà nước.
Hiện đại, không bị hạn chế do tiềm năng tài chính của ngân hàng mạnh
9 Quản trị ngân hàng
đang trong thời kỳ xây dựng và phát triển, thiếu kiến thức và kỹ năng quản trị NH hiện đại. Còn nặng tính công chức và hành chính.
Chuyên nghiệp, hiện đại
10 Dịch vụ Nghèo nàn, chưa có thương hiệu riêng, Hiện đại, đa dạng,