6. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát về thị trường bất động sản và đặc điểm của ngành bất động sản Việt
Việt Nam
Việt Nam phức tạp. Tuy nhiên, nhìn vào bức tranh lớn hơn, TTBĐS có thể vẫn phát triển ổn định, lành mạnh và chuyên nghiệp, rủi ro thấp hơn đáng kể so với các giai đoạn trước. Lĩnh vực BĐS tại Việt Nam đang dần trở nên quan trọng hơn trong nền kinh tế đất nước.
Theo số liệu của Hiệp hội BĐS Việt Nam, sức mua của TTBĐS bị cản trở và đang có dấu hiệu suy giảm từ cuối năm 2018. Hành lang pháp lý chưa đồng bộ là nguyên nhân chính. Lý do cơ bản giải thích cho việc này là do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTBĐS còn lạc hậu. Nhiều khó khăn bắt nguồn từ thực tiễn, bất cập của cơ chế, chính sách nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi, dẫn đến TTBĐS chưa được quản lý và kiểm soát hiệu quả. Ngành BĐS sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức trong những năm tới cho đến khi các bộ luật và văn bản quy phạm pháp luật được điều chỉnh và hoàn thiện, bao gồm các quy định về quy hoạch, đất đai, nhà ở, xây dựng và kinh doanh BĐS.
Một vấn đề khác là khó khăn về thủ tục hành chính, cũng như áp lực lớn từ chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp phép dự án mới. Nguyên nhân của việc sụt giảm nguồn cung là do cơ quan chức năng chậm chấp nhận cấp phép xây dựng dự án, tạm dừng dự án đang triển khai để rà soát, kiểm tra… khiến lượng giao dịch BĐS giảm. Thêm vào đó, các công tác hành chính như xử lý đền bù, giải phóng mặt bằng, quy hoạch… đều bị hạn chế dù nhu cầu triển khai dự án ngày càng tăng.
Nguyên nhân thứ hai là các ngân hàng hạn chế tín dụng BĐS. Thông tư 22/ 2019/ TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định các hạn chế