5. Bố cục của đề tài
1.3.3.6 Xúc tiến đầu tư
Xúc tiến đầu tư bao gồm hoạt động xây dựng và giới thiệu hình ảnh của đất nước, của địa phương, đặc biệt là môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Xúc tiến đầu tư đặc biệt quan trọng đối với nước mới "mở cửa" thu hút FDI hoặc mới có những chính sách thay đổi về FDI. Hoạt động xúc tiến đầu tư không chỉ giúp các nhà đầu tư biết đến những chính sách thuận lợi mà còn phản ứng kịp thời với sự thay đổi trong chính sách của nước nhận đầu tư. Để thực hiện xúc tiến đầu tư tốt, thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư có tác động không nhỏ đến việc thu hút FDI. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi của nước tiếp nhận đầu tư.
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH HÒA BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN VỪA
QUA 2.1 Tổng quan về tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình là tỉnh miền núi, thuộc vùng Tây Bắc, nằm trong quy hoạch vùng Thủ Đô tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội ở phía Tây, vị trí kết nối giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi Tây Bắc. Trung tâm tỉnh lỵ cách Thủ đô Hà Nội 70 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 90 km, cách cảng biển Hải Phòng 170 km.
Hình 2.1: Bản đồ địa chính tỉnh Hòa Bình
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình)
Về đơn vị hành chính: gồm 9 huyện và 01 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn. Dân số trên 85,4 vạn người, có 07 dân tộc chủ yếu; người dân tộc thiểu số chiếm 74,14%, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 63%.
Có các tuyến đường quốc lộ quan trọng chạy qua như: đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 6, Quốc lộ 15A, Quốc lộ 12B, Quốc lộ 21, Quốc lộ 70 và tuyến đường Hà Nội - Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình. Hiện nay đang triển khai đầu tư tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, Sơn La; giao thông thủy có sông Đà chảy qua địa phận tỉnh dài 151 km, Sông Bôi chảy qua huyện Kim Bôi, Lạc Thủy sang tỉnh Ninh Bình.
Hạ tầng điện, cấp nước và thông tin liên lạc đã đầu tư được các trục cấp chính đến tất cả các địa phương trong tỉnh.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có Nhà máy Thủy điện công suất 1.920 MW; Nhà máy nước sạch Phú Minh công suất 300.000 m3/ ngày đêm, đang triển khai giai đoạn 2 nâng công suất lên 600.000 m3/ngày đêm; đầu tư xây dựng mới 01 nhà máy nước công suất 300.000 m3/ ngày đêm; toàn tỉnh có 7 chi nhánh ngân hàng thương mại, 03 bệnh viện tuyến tỉnh, 11 bệnh viện tuyến huyện và khu vực; 22 trường và trung tâm dạy nghề.
Tỉnh Hoà Bình có 08 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Công văn số 2350 / TTg-KCN ngày 31/12/2008); quy hoạch và phát triển 21 cụm công nghiệp tổng diện tích khoảng 820 ha, đều được quy hoạch gần các tuyến đường quốc lộ, thuận lợi trong việc giao thông, vận chuyển.
2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020
2.2.1 Tình hình phát triển chung
Tỉnh Hòa Bình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2020 trong bối cảnh thế giới diễn biến rất phức tạp. Bên cạnh những động lực đó tăng trưởng kinh tế toàn cầu như: sự thay đổi của các cơ quan tài chính tiền tệ của nước lớn, tiến bộ nhờ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tăng trưởng kinh tế tại các nước xuất khẩu dầu mỏ hồi phục và những thành tựu đạt được từ tiến trình toàn cầu hóa kinh tế thì những rủi ro cản trở đà tăng trưởng kinh tế thế giới đang có xu hướng tăng bắt đầu từ năm 2019, bao gồm chủ nghĩa dân túy, chống toàn cầu hóa và bảo hộ thương mại (đặc biệt là thể hiện thông qua cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung), sự kiện Brexit, căng thẳng địa
chính trị diễn ra ở Trung Đông, xu hướng thắt chặt tiền tệ tại nước phát triển (Mỹ, EU) và tác động giảm dần của gói kích thích tài khóa tại Mỹ, diễn biến phức tạp của bệnh dịch, đặc biệt là đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã làm xáo trộn các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngược lại với tình hình khó khăn của nhiều nền kinh tế khác nhau trên thế giới, kinh tế Việt Nam tiếp tục khởi sắc với tốc độ tăng trưởng khá cao. Môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể, nhất là trong lĩnh vực khởi nghiệp và tiết kiệm điện năng. Khu vực doanh nghiệp tư nhân tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức cao. Mặc dù vậy, những yếu kém, khó khăn của nền kinh tế vẫn còn nhiều, chất lượng tăng trưởng chưa thực sự tốt, mô hình tăng trưởng lạc hậu và bộc lộ nhiều hạn chế.
Trước diễn biến mới của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã tập trung huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng gắn với đẩy mạnh thực hiện chiến lược, cơ cấu lại kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; duy trì, bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị - xã hội; nỗ lực phấn đấu để đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiện kỳ 2015-2020, Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, kết quả hoàn thành cơ bản mục tiêu tổng quát đã đề ra, kinh tế tỉnh Hòa Bình có tốc độ tăng trưởng khá, GRDP bình quân đầu người của tỉnh cao hơn bình quân chung của khu vực miền núi phía Bắc và bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người của cả nước. Cơ cấu GRDP chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; kim ngạch xuất khẩu và thu ngân sách Nhà nước tăng trưởng cao; các sản phẩm công nghiệp phụ trợ, sản phẩm công nghệ cao và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao tiếp tục phát triển; diện tích trồng cây lương thực được duy trì ổn định, diện tích trồng cây ăn quả được mở rộng: công
tác quản lý, khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng mới được tăng cường, thực hiện vượt mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng. Phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa, thể thao và bảo vệ môi trường được chú trọng, có nhiều bước tiến tích cực; công tác an sinh xã hội được thực hiện tốt, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm.
2.2.2 Các chỉ số kinh tế tỉnh đã đạt được
Cơ cấu kinh tế: Đến năm 2020 tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 19,98%, công nghiệp - xây dựng chiếm 45,58%, dịch vụ chiếm 29,32%, thuế sản phẩm 5,12 %.
GRDP bình quân đầu người đạt 63,8 triệu đồng, bằng 1,59 lần năm 2015, cao hơn trung bình khu vực trung du và miền núi phía Bắc và bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người cả nước. Thu ngân sách nhà nước đạt 5.000 tỷ đồng, gấp 2,24 lần so với năm 2015.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên địa bàn tỉnh ước đạt 1032 triệu USD, tăng 31,72% so với năm 2019, đạt 100% kế hoạch năm. Về nhóm hàng và mặt hàng xuất khẩu: Nhóm hàng điện tử ước đạt 577,197 triệu USD, tăng 44,21% so với cùng kỳ năm trước, đạt 103,76% kế hoạch năm; nhóm dệt may ước đạt 332,010 triệu USD, tăng 18,57% so với cùng kỳ năm trước, bằng 94,05% kế hoạch năm; nhóm mặt hàng kim loại chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu nhưng có tốc độ tăng ổn định. Về thị trường xuất khẩu, bao gồm: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Canada....
Tăng cường, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, kế hoạch phát triển từng ngành, lĩnh vực đảm bảo bám sát tình hình diễn biến kinh tế - xã hội của địa phương. Kết quả là tăng trưởng kinh tế của tỉnh duy trì ở mức khá cao; tốc độ tăng GRDP bình quân 5 năm đạt 7,59%/năm. Chất lượng tăng trưởng nhiều mặt được nâng lên, đóng góp của khoa học, công nghệ tăng; năng suất lao động tăng bình
quân 10,1%/năm; vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hơn; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 25%.
Quy mô và tiềm lực kinh tế tiếp tục tăng, giá trị tổng sản phẩm năm 2015 là 33.221 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người là 40,1 triệu đồng, tương ứng tăng lên 54.946 tỷ đồng và 63,8 triệu đồng vào năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 41,36% năm 2015 lên 45,58% vào năm 2020, tương ứng tỷ trọng nhóm ngàng nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản giảm từ 23,68% năm 2015 xuống 19,98%.
Sản xuất công nghiệp liên tục phát triển; giá trị gia tăng ngành công nghiệp bình quân 10,17%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng từ 23,4% năm 2015 lên 35,4% năm 2020, công nghiệp khai khoáng ổn định ở mức khoảng 1-2%. Khu vực nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững, giá trị gia tăng bình quân 4,1%/năm; độ che phủ rừng đạt 51% vào năm 2020. Giá trị gia tăng lĩnh vực dịch vụ tăng khá, bình quân 6,21%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 18,8%/năm; tổng doanh thu du lịch tăng bình quân 15,9%/năm; tổng lượng khách du lịch đạt 12,558 triệu lượt, bình quân hàng năm đạt 2,51 triệu lượt.
Tái đầu tư công bước đầu mang lại hiệu quả tích cực; kế hoạch vốn đầu tư công được bố trí theo thứ tự ưu tiên: Thanh toán nợ xây dựng cơ bản, các dự án chuyển tiếp, đối ứng dự án sử dụng vốn ODA, vốn ngân sách trung ương, hạn chế khởi công mới. Đối với dự án mới, kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình kế hoạch đã phê duyệt, chỉ đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp. Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020 đã bố trí vốn cho các dự án trên nhiều lĩnh vực đầu tư như: giao thông, nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, khoa học và công nghệ, phát triển khu, cụm công nghiệp… Các dự án được đầu tư góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội và quốc phòng an ninh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2.3 Thực trạng vốn đầu từ trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Hòa Bình
2.3.1 Tình hình thu hút vốn FDI
Bảng 2.1: Tổng số dự án, vốn đăng ký, vốn thực hiện qua các năm
Năm Số dự án Vốn đăng ký ( nghìn USD) 1993 -2005 5 66,880.00 2007 3 6,519.00 2008 1 4,500.00 2009 0 - 2010 1 45,000.00 2011 4 77,804.00 2012 2 36,000.00 2013 2 14,300.00 2014 4 59,200.00 2015 1 3,000.00 2016 0 - 2017 7 38,444.00 2018 4 204,055.00 2019 5 36,204.00 2020 2 3,580.00 Tổng 41 595,486.00
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình)
Tính đến năm 2020, tỉnh Hòa Bình có tổng số 41 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có 32 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm khoảng 78,0% tổng số dự án FDI, 08 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch, chiếm 19,5% và 01 dự án khai thác chế biến khoáng sản, chiếm 2,5%.
Số dự án dự án đã hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất kinh doanh là 33 dự án, chiếm 80,5% tổng số dự án FDI (thêm 02 dự án hoàn thành đầu tư so với năm 2019), tạo việc làm ổn định cho 17.370 lao động.
Số dự án thực hiện thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng và một số thủ tục chuẩn bị đầu tư khác là 06 dự án. Dự án đầu tư chậm triển khai là 01 dự án (Dự án đầu tư xây dựng Chi nhánh kết hợp nhà trưng bày sản phẩm tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn của Công ty Cổ phần Everpia) và 01 dự án không triển khai (Dự án Nhà máy chế biến quặng đa kim Phúc Thanh tại xã Liên Sơn, Lương Sơn của Công ty TNHH Liên doanh khai thác chế biến khoáng sản Phúc Thanh).
Có thể thấy, số dự án FDI của tỉnh Hòa Bình qua các năm không đồng đều, năm 2017 có tổng số dự án nhiều nhất nhưng số vốn đăng ký còn thấp, cho thấy đa số đều là các dự án nhỏ lẻ, hiệu quả thấp.
Vai trò của nguồn vốn FDI trong phát triển kinh tế xã hội là khỏa lấp thiếu hụt về vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội; Góp phần quan trọng vào công cuộc hiện đại hóa công nghệ của nền kinh tế; Tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát triển kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn; Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao và tinh thần lao động sáng tạo, có kỷ cương, kỷ luật; Gia tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giải quyết đói nghèo, nâng cao đời sống người dân; Góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước… với những vai trò trên, việc thu hút nguồn vốn FDI là cần thiết. Tuy nhiên có thể thấy tổng số vốn FDI qua các năm của tỉnh không nhiều, do tỉnh chưa thay đổi tư duy, chưa chú trọng vào thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội.
Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cần nâng cao nhận thức về vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát huy những tiềm năng sẵn có của tỉnh, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, xúc tiến đầu tư. Từ đó tìm ra các giải pháp thu hút vốn đầu tư FDI cho tỉnh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.3.2 Cơ cấu vốn đầu tư
2.3.2.1 Cơ cấu theo đối tác đầu tư
Hình 2.2: Cơ cấu vốn theo chủ đầu tư
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình)
Các nhà đầu tư nước ngoài đến với Hòa bình từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Hàn Quốc là quốc gia có số dự án đầu tư tại tỉnh nhiều nhất với với 22 dự án với tổng số vốn đầu tư là 194,740 ngàn USD, tiếp sau là Nhật Bản 12 dự án nhưng dẫn đầu về tổng số vốn đầu tư là 329,733 ngàn USD . Số dự án còn lại tại các quốc gia khác như Trung Quốc (03 dự án), Singapore (01 dự án), Ấn Độ (01 dự án), Indonesia (01 dự án), Liên doanh Việt Nam - Hoa Kỳ (01 dự án).
Mặc dù Hàn Quốc là quốc gia có tổng số dự án nhiều nhất 53,66% trong tổng 41 dự án nhưng chỉ chiếm 32,7% tổng số vốn đầu tư cho thấy đặc điểm của phần lớn các dự án này là quy mô nhỏ. Tuy nhiên có một dự án tiêu biểu của Hàn Quốc đầu tư vào địa bàn tỉnh thời gian qua là dự án nhà máy chuyên sản xuất camera module dành cho điện thoại di động của Công ty TNHH HNT Vina tại khu công nghiệp Lương Sơn. Công ty có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc và trực thuộc tập đoàn