Chỉ số PCI của tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Hòa Bình. (Trang 61 - 62)

5. Bố cục của đề tài

2.4.2.5 Chỉ số PCI của tỉnh Hòa Bình

Năm 2019, chỉ số PCI tỉnh Hòa Bình đạt 63,84 điểm, là năm có số điểm cao nhất từ trước đến nay, được xếp vào nhóm điều hành khá (năm 2018 xếp ở nhóm điều hành trung bình). So với cả nước tỉnh Hòa Bình xếp thứ 48/63 tỉnh, thành, duy trì được vị trí của năm 2018. So với 6 tỉnh Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 4. So với 10 tỉnh thuộc vùng Thủ đô, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 9. Điểm PCI năm 2019 được cải thiện và tăng 2,11 điểm so với năm 2018; 7/10 chỉ số thành phần được cải thiện về điểm và 5/10 chỉ số thành phần được cải thiện về thứ hạng; 4/11 chỉ tiêu đạt kế hoạch là điểm chỉ số PCI và điểm của ba chỉ số thành phần gồm: Chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; Đào tạo lao động.

Năm 2020, điểm PCI tổng hợp đạt 62,80 điểm, đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố; đứng thứ 7/14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc; tăng 4 bậc so với năm 2019 (năm 2019 xếp thứ 48). Đây là kết quả quan trọng ghi nhận sự nỗ lực của tỉnh Hòa Bình nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, thân thiện. Trong 10 chỉ số thành phần PCI, có 4 chỉ số thành phần tăng điểm so với năm 2019 là: Gia nhập thị trường đạt 7,84 điểm (năm 2019 đạt 6,55); chi phí thời gian 6,63 (6,33); dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 6,61 (5,97); thiết chế pháp lý và ANTT 6,99 (6,31).

Mặc dù chỉ số PCI của tỉnh tăng 4 bậc so với năm 2019 nhưng các chỉ số thành phần vẫn đang ở mức thấp vì vậy Hòa Bình cần có những giải pháp để nâng cao các chỉ số thành phần, từ đó làm cơ sở để thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Hòa Bình. (Trang 61 - 62)