Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tỉnh Hòa Bình trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Hòa Bình. (Trang 69 - 73)

5. Bố cục của đề tài

3.1Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tỉnh Hòa Bình trong thời gian tớ

gian tới

Sau hơn 17 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài, tổng số dự án FDI của tỉnh là 41 dự án với tổng số vốn đầu tư là gần 600,000 (nghìn USD), đây không phải là con số thuyết phục trong quá trình chinh phục các nhà đầu tư nước ngoài của một tỉnh có nhiều lợi thế như ở Hòa Bình. Vốn FDI là nguồn lực đặc biệt quan trọng cần thiết cho tăng trưởng và phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, việc thu hút, quản lý và hoạt động đầu tư nước ngoài ở tỉnh Hòa Bình vẫn còn những hạn chế, vướng mắc và phát sinh những vấn đề mới mà đã đến lúc cần điều chỉnh và rà soát lại cho phù hợp.

Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả dòng vốn FDI chưa tương xứng số lượng vốn đầu tư, thực tế cũng cho thấy FDI đang bộc lộ những mặt hạn chế, thậm chí là tiêu cực như tình trạng gây ô nhiễm môi trường, chuyển giá, sử dụng công nghệ lạc hậu của một số dự án.

Bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI cũng có những mặt hạn chế và tiêu cực, chính vì thế trong thời gian tới tỉnh cần có những định hướng mới trong việc thu hút FDI như:

Thứ nhất, chọn lọc các dự án chất lượng, sản phẩm giá trị gia tăng có tính cạnh tranh cao từ các tập đoàn quy mô lớn, xuyên quốc gia từ đó xây dựng và khuyến khích các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cần coi trọng các thị trường và đối tác đầu tư hiện tại như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…, tạo môi trường thuận lợi để tiếp tục thu hút dự án từ các quốc gia có công nghệ phát triển, đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia, các nhà đầu tư có thương hiệu hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó cần thu hút các doanh nghiệp vừa và

nhỏ trên nguyên tắc đảm bảo định hướng nâng cấp công nghệ và gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu. Thu hút có chọn lọc dòng đầu tư nước ngoài chuyển dịch từ các nền kinh tế mới nổi cho phù hợp với định hướng mới; đặc biệt xem xét các loại công nghệ dịch chuyển từ các nền kinh tế này để ngăn ngừa và tránh tiếp nhận những công nghệ lạc hậu, không tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, gây ảnh hưởng tới môi trường và an ninh quốc gia.

Thứ hai, tăng cương thu hút các dự án đầu tư từ chạy theo số lượng sang chọn lọc các dự án có chất lượng, sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; các dự án lĩnh vực công nghệ thông tin, phát triển nông nghiệp, thực phẩm sạch an toàn.

Thứ ba, quy hoạch thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của tỉnh để phát huy hiệu quả đầu tư, trọng tâm là các ngành công nghiệp công nghệ cao, du lịch, dịch vụ… ví dụ như tận dụng khai thác lòng hồ sông Đà trong hoạt động du lịch, đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thể thao, dã ngoại.

Đối với mỗi địa bàn trong tỉnh, cần điều chỉnh chính sách thu hút các dự án đầu tư theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng và tạo liên kết vùng; vừa phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và tác động đến các vùng khác.

Thứ tư, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cần mở rộng các phương thức đầu tư khác như doanh nghiệp liên doanh, các dự án BOT, BTO, BT… sang một số lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng mới; hoàn thiện khung pháp lý để mở rộng và nghiên cứu khả năng áp dụng thực tiễn của các hình thức đầu tư này.

Thứ năm, chuyển dần thu hút đầu tư với lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn lực chất lượng cao.

3.2 Một số kiến nghị nhằm phát huy các nhân tố tích cực và hạn chế các nhân tố tiêu cực đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hòa Bình

Thứ nhất, ổn định chính trị

Chúng ta cần tiếp tục củng cố, duy trì ổn định về mặt chính trị - xã hội, tăng cường công tác an ninh quốc phòng, nhằm tránh rơi vào các cuộc khủng hoảng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải chú trọng giữ vững môi trường kinh tế vĩ mô sao cho ổn định, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô phải nằm trong giới hạn cho phép. Đó là nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, đồng thời cũng tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, chúng ta không được chủ quan, lơi là trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Nâng cao cảnh giác dịch bệnh bùng phát, tạo môi trường an toàn về sức khỏe để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, phát triển kinh tế - xã hội

Chúng ta cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, gắn quy hoạch với tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo đó, cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất theo hướng đồng bộ, thống nhất, liên kết, bảo đảm phát huy, sử dụng có hiệu quả tiềm năng lợi thế và nguồn lực của địa phương, gắn với tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp sao cho đồng bộ, thống nhất. Rà soát lại các dự luật nhằm mục đích loại bỏ sự chồng chéo, mâu thuẫn. Đơn giản hóa các hình thức văn bản và giao cho cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta cần tạo khung pháp lý bảo đảm cho các hoạt động đầu tư.

Cần hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến đầu tư, trong đó có thực hiện chủ trương hợp tác đầu tư nước ngoài có ưu tiên, chọn lọc gắn với mục tiêu nâng tầm trình độ nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế tự chủ; Hoàn thiện chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên nguyên tắc gắn với cơ chế kiểm tra, giám

sát để đảm bảo doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện đúng cam kết đầu tư, tuân thủ đúng tiêu chí, điều kiện hưởng ưu đãi.

Các chính sách có liên quan đến đầu tư nước ngoài phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, phải đảm bảo quyền chuyển tài sản của họ ra nước ngoài sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật. Về mặt hành chính, tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục đăng ký, cấp phép, giấy chứng nhận đầu tư sao cho đơn giản, ít tốn thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực mới cho thu hút và sử dụng FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao; Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Thứ tư, chiến lược thu hút vốn để phát triển

Trong giai đoạn tới chiến lược để thu hút FDI của Việt Nam là cần tập trung vào các ngành có khả năng tăng cường giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của địa phương (ưu tiên trước mắt); tập trung vào các ngành có khả năng cạnh tranh thắng lợi (ưu tiên ngắn hạn) và mở cửa thi trường và phát triển kỹ năng (ưu tiên dài hạn).

Trọng tâm thu hút FDI vào thực hiện tái cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hóa sẽ được tập trung vào ba định hướng trọng tâm chính: đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa trong các ngành công nghiệp; đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa trong các ngành dịch vụ phục vụ cho phát triển xuất khẩu hàng hóa.

Chú trọng thu hút có chọn lọc các dự án FDI có công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ “xanh” vào phát triển các ngành hàng tham gia xuất khẩu. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng thu hút đầu tư của các tập đoàn lớn, có tác động lan tỏa tới các khu vực kinh tế trong nước cùng phát triển xuất khẩu và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Hòa Bình. (Trang 69 - 73)