Các chỉ số kinh tế tỉnh đã đạt được

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Hòa Bình. (Trang 42 - 44)

5. Bố cục của đề tài

2.2.2 Các chỉ số kinh tế tỉnh đã đạt được

Cơ cấu kinh tế: Đến năm 2020 tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 19,98%, công nghiệp - xây dựng chiếm 45,58%, dịch vụ chiếm 29,32%, thuế sản phẩm 5,12 %.

GRDP bình quân đầu người đạt 63,8 triệu đồng, bằng 1,59 lần năm 2015, cao hơn trung bình khu vực trung du và miền núi phía Bắc và bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người cả nước. Thu ngân sách nhà nước đạt 5.000 tỷ đồng, gấp 2,24 lần so với năm 2015.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên địa bàn tỉnh ước đạt 1032 triệu USD, tăng 31,72% so với năm 2019, đạt 100% kế hoạch năm. Về nhóm hàng và mặt hàng xuất khẩu: Nhóm hàng điện tử ước đạt 577,197 triệu USD, tăng 44,21% so với cùng kỳ năm trước, đạt 103,76% kế hoạch năm; nhóm dệt may ước đạt 332,010 triệu USD, tăng 18,57% so với cùng kỳ năm trước, bằng 94,05% kế hoạch năm; nhóm mặt hàng kim loại chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu nhưng có tốc độ tăng ổn định. Về thị trường xuất khẩu, bao gồm: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Canada....

Tăng cường, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, kế hoạch phát triển từng ngành, lĩnh vực đảm bảo bám sát tình hình diễn biến kinh tế - xã hội của địa phương. Kết quả là tăng trưởng kinh tế của tỉnh duy trì ở mức khá cao; tốc độ tăng GRDP bình quân 5 năm đạt 7,59%/năm. Chất lượng tăng trưởng nhiều mặt được nâng lên, đóng góp của khoa học, công nghệ tăng; năng suất lao động tăng bình

quân 10,1%/năm; vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hơn; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 25%.

Quy mô và tiềm lực kinh tế tiếp tục tăng, giá trị tổng sản phẩm năm 2015 là 33.221 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người là 40,1 triệu đồng, tương ứng tăng lên 54.946 tỷ đồng và 63,8 triệu đồng vào năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 41,36% năm 2015 lên 45,58% vào năm 2020, tương ứng tỷ trọng nhóm ngàng nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản giảm từ 23,68% năm 2015 xuống 19,98%.

Sản xuất công nghiệp liên tục phát triển; giá trị gia tăng ngành công nghiệp bình quân 10,17%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng từ 23,4% năm 2015 lên 35,4% năm 2020, công nghiệp khai khoáng ổn định ở mức khoảng 1-2%. Khu vực nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững, giá trị gia tăng bình quân 4,1%/năm; độ che phủ rừng đạt 51% vào năm 2020. Giá trị gia tăng lĩnh vực dịch vụ tăng khá, bình quân 6,21%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 18,8%/năm; tổng doanh thu du lịch tăng bình quân 15,9%/năm; tổng lượng khách du lịch đạt 12,558 triệu lượt, bình quân hàng năm đạt 2,51 triệu lượt.

Tái đầu tư công bước đầu mang lại hiệu quả tích cực; kế hoạch vốn đầu tư công được bố trí theo thứ tự ưu tiên: Thanh toán nợ xây dựng cơ bản, các dự án chuyển tiếp, đối ứng dự án sử dụng vốn ODA, vốn ngân sách trung ương, hạn chế khởi công mới. Đối với dự án mới, kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình kế hoạch đã phê duyệt, chỉ đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp. Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020 đã bố trí vốn cho các dự án trên nhiều lĩnh vực đầu tư như: giao thông, nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, khoa học và công nghệ, phát triển khu, cụm công nghiệp… Các dự án được đầu tư góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội và quốc phòng an ninh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Hòa Bình. (Trang 42 - 44)