Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Hòa Bình. (Trang 49 - 50)

5. Bố cục của đề tài

2.3.2.4 Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư

Hình 2.3: Cơ cấu vốn theo lĩnh vực đầu tư

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình)

Ngành công nghiệp đang thu hút nhiều vốn FDI và dự án nhất tỉnh với 552,143 ngàn USD cho 32 dự án chiếm 78% tổng số vốn đầu tư. Tiếp theo là dịch vụ, thương mại và du lịch chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư, đạt 42,663 ngàn USD cho 8 dự án. Khai thác chế biến khoáng sản với 1 dự án, tuy nhiên dự án này đã không được triển khai và nông, lâm, ngư nghiệp chưa thu hút được dự án đầu tư nào.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 16,4%/năm. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản. Quy mô, xuất nhập khẩu tăng nhanh. Đến cuối năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng 3,5 lần so năm 2015.

Có thể thấy tỷ lệ vốn đầu tư FDI theo lĩnh vực đầu tư đang đi theo đúng chủ trương của tỉnh với mục tiêu là nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp, đưa công nghiệp trở thành khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội.

Ngành dịch vụ, thương mại và du lịch ở tỉnh Hòa Bình hiện nay cũng đang được chú trọng phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ngành dịch vụ giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6,21%. Với điều kiện về tự nhiên, lịch sử văn hóa ở Hòa Bình tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn đã và đang hấp dẫn các nhà đầu tư. Cùng với ngành công nghiệp, Hòa Bình cũng đang tập trung và ưu tiên phát triển du lịch Văn hoá - Sinh thái để khai thác tiềm năng, lợi thế và đồng thời đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Hòa Bình. (Trang 49 - 50)