Cơ cấu theo địa bàn đầu tư

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Hòa Bình. (Trang 47 - 49)

5. Bố cục của đề tài

2.3.2.3 Cơ cấu theo địa bàn đầu tư

Trải qua 17 năm thu hút đầu tư nước ngoài nhưng chỉ có 1 số ít địa phương trên toàn tỉnh có dự án FDI, cụ thể: huyện Lương Sơn là địa bàn có nhiều dự án FDI nhất với 25 dự án, tiếp đến là thành phố Hòa Bình với 14 dự án và huyện Lạc Sơn có 02 dự án, các địa phương khác không có dự án FDI.

Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung ở huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình là do các khu công nghiệp lớn đều tập trung ở hai huyện này hơn nữa các khu công nghiệp đều nằm ở vị trí đắc địa, thuận lợi cho việc giao thương với các vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Lương Sơn thuộc vùng trung du, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi nên địa hình rất đa dạng, Thành phố Hòa Bình với lợi thế là cửa ngõ phía Tây Bắc của tổ quốc tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, chỉ mất 1 giờ đồng hồ là có thể di

chuyển đến sân bay Nội Bài và hơn 2 giờ là đến cảng Hải Phòng, đây đều là những cửa ngõ quan trọng phục vụ cho việc đi lại và xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn theo địa bàn

STT Huyện/thành phố Số dự án Tổng vốn đăng ký (ngàn USD) Tỷ trọng (%) 1 Lương Sơn 25 308,698.00 51.84 2 Hòa Bình 13 280,703.00 47.14 3 Lạc Thủy 0 - - 4 Cao Phong 0 - - 5 Mai Châu 0 - - 6 Tân Lạc 0 - - 7 Kim Bôi 0 - - 8 Đà Bắc 0 - - 9 Yên Thủy 0 - - 10 Lạc Sơn 2 6,085.00 1.02 Tổng số 41 595,486.00 100%

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình)

Một số địa bàn khác thuộc diện khó khăn, thuộc vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng yếu kém, chủ yếu là địa hình miền núi nên giao thông không thuận lợi, đi lại còn khó khăn vì vậy chưa thu hút được các dự án FDI.

Sự phân bổ các dự án FDI trên địa bàn tỉnh không đồng đều cho thấy phản ánh đúng đặc điểm vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng của từng huyện. Các nhà đầu từ FDI chủ yếu tập trung ở thành phố và huyện có cơ sở hạ tầng phát triển, vị trí địa lý, giao

thông đi lại thuận lợi, nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu. Các địa phương khác đều ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh, địa hình đồi núi không thuận lợi cho giao thông, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, tập trung nhiều dân tộc thiểu số nên chưa thu hút được các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Hòa Bình. (Trang 47 - 49)