Các dự báo về tác động đến sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 106 - 107)

- Mía: Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho cơng nghiệp mía đường, rượu,

b/ Mục tiêu cụ thể

3.3.2. Các dự báo về tác động đến sản xuất nông nghiệp

Các dự báo này được đưa ra trên cơ sở tác giả tổng hợp, phân tích từ các dự báo do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, các Viện và các Trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp của thành phố và định hướng sử dụng đất của Uỷ ban Nhân dân thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 như sau:

- Quá trình ĐTH diễn ra nhanh, quá trình chuyển dịch đất đai cho các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và phát triển CSHT kĩ thuật làm cho diện tích nơng nghiệp giảm dần và manh mún.

+ Đến năm 2020, tổng diện tích đất cho sản xuấ t nơng nghiệp của thành phố cịn khoảng 82.600 ha; trong đó tập trung chủ yếu vào đất trồng trọt (41,68%) và đất lâm nghiệp (44,14%). Đến năm 2025, đất nông nghiệp của thành phố chỉ còn khoảng 80.500 ha và cơ cấu quỹ đất cũng thay đổi theo xu thế giảm tỉ tr ọng đất trồng trọt và tăng tỉ trọng đất lâm nghiệp và cây xanh đô thị.

Bảng 3.1. Dự báo đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 và 2025

STT Loại đất Năm 2020 Năm 2025

Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1 Đất sản xuất nông nghiệp 34.430 41,68 30.490 37,88

2 Đất lâm nghiệp 36.460 44,14 36.460 45,29

3 Đất nuôi trồng thủy sản 7.810 9,46 6.920 8,60

4 Đất làm muối 1.000 1,21 1.000 1,24

5 Đất nông nghiệp khác 2.900 3,51 5.630 6,99

Tổng 82.600 100 80.500 100

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM

+ Cơ cấu đất nông nghiệp phân bố theo không gian đến năm 2025 , thành phố cịn khoảng 7 quận, huyện có diện tích đất sản xuất nơng nghiệp trên 100 ha. Theo đó Củ Chi là 23.840 ha, chiếm 29,6%; Hóc Mơn là 900 ha, chiếm 1,1%; Bình Chánh là 11.100 ha, chiếm 13,8%; Nhà Bè là 280 ha, chiếm 0,3%; Cần Giờ là

42.720 ha, chiếm 53%; Quận 9 là 1.410 ha, chiếm 1,7% và Thủ Đức là 250 ha , chiếm 0,2%.

- Khoa học công nghệ phát triển nhanh, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thơng tin; sẽ có nhiều giống mới hiệu quả kinh tế cao được sản xuất; thông tin về thị trường tương đối thuận lợi hơn.

- Sự cạnh tranh về thị trường của các mặt hàng nông, lâm và thủy sản sẽ ngày càng khóc liệt từ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

- Mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp sẽ dần được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và lưu thơng hàng hóa.

- Trình độ chun mơn của lao động trong nông nghiệp tăng nhưng số lượng lao động trong nông nghiệp, nhất là lao động trẻ giảm nhanh chóng do chuyển sa ng hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp.

- Ơ nhiễm mơi trường đất, nước, v.v…ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp sẽ được xử lí, ngày càng cải thiện.

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, mực nước biển dâng cao. Theo kịch bản là nếu mực nước biển dâng 0,2 m so với hiện nay thì thành phố sẽ bị mất 86,6 km2; nếu mực nước biển dâng cao 0,6 m thì sẽ mất 109 km2, tương ứng với 5,2% diện tích tự nhiên của thành phố.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)