Dân cư và nguồn lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 47 - 49)

- Không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp cho du khách là trang trại, đồng ruộng, vườn cây, rừng trồng đến cả những ao nuôi, cơ sở

2.2.3.2.Dân cư và nguồn lao động

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA

2.2.3.2.Dân cư và nguồn lao động

* Dân số

- Dân số của Tp.HCM từ 3.419.978 người (1979), đã tăng lên 3.988.124 người (1989) và đạt 5.037.155 người (1999). Cho đến năm 2011, dân số của thành phố đã lên đến 7.521.138 người, chiếm hơn 8,5% dân số c ả nước. Với con số này, dân số thành phố cao gấp 1,12 lần so với Hà Nội (thành phố đứng thứ hai cả nước về dân số); gấp 25,6 lần số dân tỉnh Bắc Kạn (tỉnh có dân số ít nhất).

Biểu đồ 2.2.Dân số phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 1979 – 2011

2.700 2.946 4.204 4.204 6.251 719 1.041 833 1.270 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 1979 1989 1999 2011 Nông thôn Thành thị

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000, 2011_Cục thống kê Tp.HCM

Về quy mô dân số phân theo quận huyện, năm 2011 đơng nhất là các Quận Bình Tân (611.170 người), Gị Vấp (561.068 người), Thủ Đức (474.547 người); ít nhất là hai huyện Nhà Bè (109.949), Cần Giờ (70.499)

- Động lực gia tăng dân số ở Tp.HCM phụ thuộc vào cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học:

+ Gia tăng dân số tự nhiên: Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của Tp.HCM

giảm liên tục, từ 1,79% (1979), xuống 1,67% (1989), 1,36% (1999) và 0,97% (2011) [10,13]. Bình quân mỗi năm mức gia tăng dân số giảm 0,04%. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên có sự khác nhau giữa khu vực nội thành và ngoại thành. Năm 2011, mức gia tăng dân số tự nhiên ở nội thành là 0,96%, ở ngoài thành là 1,01%.

Mặt dù tốc độ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh nhưng do số dân đông nên số người tăng thêm hàng năm vẫn lớn.

(ngàn người)

+ Gia tăng cơ học: Gia tăng cơ học đóng vai trị quan trọng trong việc phát

triển dân số ở Tp.HCM. Từ năm 1986 trở lại đây, mức gia tăng dân số cơ học của thành phố rất cao, chiếm gần một nửa mức gia tăng dân số tự nhiên củ a thành phố.

Tp.HCM có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất ở nước ta và có sức hút lao động từ các địa phương khác. Chính vì vậy, t hành phố là đơn vị hành chính có quy mơ dân số lớn nhất cả nước. Đó khơng chỉ là nguồn lợi lớn trong việc cung cấp nguồn lao động cho các ngành kinh tế mà còn là thị trường tiêu thụ mạnh mẽ các sản phẩm nông nghiệp.

* Nguồn lao động:

Nguồn lao động ở Tp.HCM tương đối dồi dào do dân số trẻ và dịng nhập cư đơng đảo. Năm 2011, dân số trong độ tuổi lao động của t hành phố là 4.963.951 người, chiếm khoảng 66% dân số.[13]

Nhìn chung, nguồn lao động của thành phố tăng khá nhanh. Điều đó liên quan nhiều đến số lao động nhập cư. Trong những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố đã dẫn đến sự thay đổi nhất định về tình hình sử dụng lao động theo ngành. Nhìn chung, tỉ lệ la o động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm.

So với mức trung bình của cả nước và với các tỉnh thành khác, Tp.HCM có chất lượng lao động cao hơn. Tỉ lệ lao động chưa biết chữ của thành phố chỉ có 0,49% (năm 2002), cả nước là 2,06%. Hiện nay, con số này nhỏ hơn 0,3%.

Về trình độ chun mơn nghiệp vụ, chất lượng lao động ở Tp.HCM cũng vào loại dẫn đầu cả nước. Nơi đây tập trung với khoảng 37% tổng số cán bộ khoa học kĩ thuật của nước ta và đây là một tiền đề để thành phố bước vào nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, ở các ngành khác nhau thì trình độ chun mơn kĩ thuật cũng rất khác nhau. Các ngành quản lí Nhà nước, giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học cơng nghệ, v.v…có chất lượng cao hơn hẳn các ngành khác. Tỉ lệ lao động có bằng cấp trong ngành khoa học công nghệ chiếm hơn 82%, giáo dục và đào tạo là 79%, y tế là 78%. Trong khi đó, tỉ lệ này trong ngành công nghệp – xây dựng là 12%, ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 3%.

Sự phân hóa về trình độ chun môn kĩ thuật của người lao động còn thể hiện rõ qua các thành phần kinh tế. Nhìn chung, lao động Nhà nước có trình độ cao hơn các lĩnh vực khác.

Số lượng và chất lượng nguồn lao động cũng phân bố không đều theo lãnh thổ. Phần lớn nguồn lao động tập trung đông ở nội thành, đặc biệt là lao động có trình độ.

Nhìn chung, nguồn lao động ở Tp.HCM khá dồi dào, chất lượng lao động dẫn đầu cả nước. Lao động có trình độ, tiếp thu nhanh với khoa học – kĩ thuật hiện đại, nhạy bén và năng động trên nền kinh tế thị trường. Đây là tiềm năng để khai thác hiệu quả nguồn lao động t rong thành phố.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 47 - 49)