Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị trên thế giớ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 27 - 30)

- Không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp cho du khách là trang trại, đồng ruộng, vườn cây, rừng trồng đến cả những ao nuôi, cơ sở

Sự kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch, nghỉ dưỡng (còn gọi là loại hình nơng nghiệp du lịch và nơng nghiệp nghỉ dưỡng) đang được chú ý phát

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị trên thế giớ

Quá trình ĐTH đang diễn ra nhanh chóng trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Q trình này cịn sẽ tiếp tục trong tương lai khi mà con người sẽ biến Trái Đất này trở thành “hành tinh của các đô thị”. Trong tương lai, con người sẽ chủ yếu sống tại các đơ thị. Vì vậy việc phát triển nơng nghiệp tại các đơ thị là rất cần thiết bởi vì nó khơng những đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu của con người mà cịn tạo ra khơng gian xanh cho các đô thị nhằm hướng đến đô thị sinh thái, đô thị bền vững.

Theo báo cáo hằng năm của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) : Hiện nay, có gần 1/3 lượng rau, quả, thịt, trứng cung ứng cho đô thị trên thế giới là từ NNĐT, 25 - 75% số gia đình ở thành phố phát triển theo mơ hình NNĐT”. Rất nhiều đơ thị nổi tiếng trên thế giới phát triển mạnh về NNĐT. Ở Matxcơva (Liên Bang Nga) 65% gia đình có mơ hình VAC đơ thị, ở Dactxalam là 68%, Maputo 37%, v.v... Tại Béclin (Đức ), có 8 vạn mảnh vườn trồng rau ở đô thị; hàng vạn cư dân ở Niu Oóc (Hoa Kỳ) có vườn trồng rau trên sân thượng. Tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu , v.v..., NNĐT và ven đô cung cấp tới 85% nhu cầu về rau xanh, 50% về thịt trứng của người dân. Theo Tổ chức Làm vườn quốc gia Hoa Kỳ, năm 2007, người dân Hoa Kỳ chi khoảng 1,4 tỷ USD cho việc trồng cây rau, quả tại nhà, tăng 25% so với năm 2006. Ước tính hiện nay có khoảng 800 triệu dân cư trên thế giới kiếm sống nhờ sản xuất thức ăn,

lương thực từ NNĐT. Ngoài ra, hình thức NNĐT cịn tạo cơ hội liên kết với các doanh nghiệp chế biến quy mô nhỏ để sản xuất những thực phẩm cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao có thể xuất khẩu.

Một số quốc gia điển hình về phát triển NNĐT có thể kể đến như:

* Cu Ba: Năm 2008 có hơn 20 vạn thị dân Cu Ba làm việc trong ngành NNĐT sử dụng 140 km2 đất đơ thị. Nếu tính cả những người dân trồng rau ở vườn nhà thì có hàng triệu người Cuba ở đơ thị trồng rau (gần 80% trong tổng số trên 11 triệu người Cuba sống ở thành phố). Chương trình NNĐT của Cuba là một thành công ấn tượng. Các nơng trại, trong đó nhiều nơng trại nhỏ hiện là nguồn cung cấp phần lớn lượng rau cho Cuba. Các nông trại này cũng cung cấp khoảng 300.000 việc làm trên toàn Cuba với lương khá cao và làm thay đổi thói quen ăn uống ở một quốc gia vốn quen với chế độ ăn có gạo và đậu cùng các sản phẩm đóng hộp từ Đông Âu. Theo tổ chức FAO, ngày nay người Cuba nạp vào cơ thể khoảng 3.547 calo/ngày - hơn cả lượng calo mà chính phủ Mỹ khuyến cáo cơng dân Mỹ.

Ngày nay, tại Cu Ba phát triển mạnh mẽ NNĐT để cung ứng thực phẩm tươi sống tại chỗ cho cư dân đô thị, nhờ đó thủ đơ Lahabana đã tự túc được đến 90% thực phẩm, khoảng 50% nhu cầu rau quả được cung cấp ngay tr ong thành phố. Tại các nơi khác con số này lên tới 80%, thậm chí là 100% nhu cầu.

Mơ hình NNĐT của Cuba cũng rất thân thiện với mơi trường. Có đến 70% rau củ được trồng ở Cuba là hữu cơ. Hiện nay, nông dân Cuba sử dụng thuốc trừ sâu ít hơn 21 lần mức cho phép. GS Catherine Murphy, một nhà xã hội học đã có hàng chục năm nghiên cứu về các nơng trại ở Lahabana nhận xét: “Đây là một mơ hình thú vị nếu xét rằng Cuba là quốc gia có gần 80% dân số sống ở đô thị. Điều này chứng tỏ các thành phố có thể tự sản xuất lương thực mà vẫn đảm bảo các lợi ích xã hội và mơi trường”.

*Nhật Bản: Là một trường hợp khá độc đáo khi nói đến NNĐT. Mặc dù là một quốc gia CNH cao nhưng NNĐT vẫn được ưu tiên phát triển. Theo số liệu năm 2010 từ Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF), lĩnh vực sản xuất NNĐT mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với nông thôn. Về doanh

thu lợi nhuận trên mỗi nông dân, NNĐT cao gấp hai lần so với nông nghiệp nông thôn. Ngay cả ở Tokyo, một trong những thành phố lớn nhất và đông đúc nhất trên thế giới, với các mạng lưới phức tạp của đường sắt, đường giao thơng, các tịa nhà và dây điện; NNĐT vẫn sản xuất đủ rau để cung cấp cho gần 700.000 cư dân thành phố.

NNĐT ở Nhật Bản được ưu tiên phát triển vì nó mang lại những lợi ích sau: - Nguồn gốc của sản phẩm tươi sống và an toàn đang ngày càng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng thành thị.

- Tạo cơ hội cho người dân đô thị tham gia vào các hoạt động nông nghiệp, cả trực tiếp và thông qua trao đổi giữa người sản xuất và người tiêu dùng với doanh số bán hàng của các sản phẩm nông nghiệp tại nông trại địa phương.

- Không gian mở cho quản lý thiên tai, bao gồm cả cơng tác phịng chống cháy lan, không gian di tản cho động đất và không gian mở trong trường hợp thiên tai khác.

- Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi và giải trí của con người, bao gồm cả khơng gian xanh cho giải trí cá nhân và thoải mái tinh thần.

- Giáo dục và nâng cao nhận thức để cải thiện sự hiểu biết của người dân đô thị và các vấn đề nông nghiệp, thực phẩm.

*Trung Quốc:

Tại hai thành phố lớn nhất Trung Quốc, nông nghiệp ven đơ đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp nguồn lương thực sạch cho những người dân. Trong năm 2010, tỷ lệ rau cung cấp cho thành phố Bắc Kinh là 55% và Thượng Hải là 50%. Do khoảng cách vận chuyển ngắn cũng làm giảm chi phí sản x uất lương thực. Giá rau được vận chuyển đến Bắc Kinh từ khu vực phía Nam Trung Quốc rất cao do giá dầu cao. Đồng thời, giảm vận chuyển sẽ làm giảm phát thải CO2. Khi có thảm họa, việc tự cung cấp lương thực sạch rất quan trọng. Những khơng gian mở ở đơ thị như đất nơng nghiệp có thể được sử dụng làm nơi cấp cứu như điểm định cư tạm thời. Mỗi năm, có khoảng 3,6 triệu người dân di cư ở Bắc Kinh. Trong số những người dân này, hơn 600.000 (khoảng 17%) người được tham gia vào các

hoạt động liên quan đến NNĐT. Các công việc này đã thu hút nhiều những dân di cư, họ là những nơng dân có kinh nghiệm và bằng việc sử dụng các kĩ thuật tiên tiến như nhà kính, họ có thể kiếm nhiều tiền hơn, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình của họ ở nông thôn.

Tấm gương mà cả thế giới khen ngợi là vành đai nông nghiệp của thành phố Thâm Quyến Trung Quốc. Thâm Quyến là thành phố phát triển rất nhanh, cần nhiều thực phẩm. Do đó, thành phố đã đầu tư cho vùng nơng nghiệp cách xa đô thị chừng hơn chục cây số. Tại đây họ tổ chức sản xuất những thứ mà thành phố tiêu thụ. Vành đai 1 gần trung tâm hơn, tập trung sản xuất rau xanh, còn vành đai 2 sản xuất rau củ như khoai tây, cà rốt, hành. Do áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất tốt nên thu nhập của nông dân cũng cao không thua kém dân đô thị.

Giải thích cho xu hướng phát triển của NNĐT, GS.TS. Mangstl, người phụ trách chiến lược thơng tin và an tồn thực phẩm tồn cầu trên tạp chí nơng nghiệp của FAO cho rằng: “Giá cả lương thực tăng tạo ra những sự thay đổi trong cách

tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó, việc phát triển NNĐT là chìa khóa mở ra con đường phát triển bền vững thực chất cho các đô thị sinh thái trong tương lai, là yếu tố chính thúc đẩy mơ hình NNĐT phát triển”. Từ các thực tế rất thiết thực đó có thể khẳng định phát triển NNĐT, nhất là nông nghiệp ven đơ có vai trị rất quan trọng trong việc tham gia giải quyết các vấn đề khó khăn của các đơ thị trong q trình ĐTH.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)