- Hoàn thiện chính sách tuyển dụng, quy định chế độ luân chuyển vị trí và chấm dứt hợp đồng lao động nhằm nâng cao chất lượng nhân sự tại Vietcombank, loại bỏ nhân sự đang hoạt động không hiệu quả, tạo điều kiện để tuyển dụng thêm
những nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tăng cường hiệu quả lao động cho cán bộ Vietcombank nói chung và chi nhánh Sở Giao Dịch nói riêng.
- Nhanh chóng hoàn thiện các đề án nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ. Hệ thống Corebanking của Vietcombank hiện tại đã quá lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu công việc nên việc đầu tư đổi mới corebanking là vô cùng cần thiết, góp phần giải phóng thời gian tác nghiệp, thời gian làm báo cáo cho các cán bộ, tăng cường khả năng tổng hợp thông tin phục vụ cho công tác quản trị; xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng theo ngành và đến từng khách hàng. Việc cải tiến hệ thống công nghệ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để không gây ra các rủi ro công nghệ trong quá trình chuyển đổi.
- Thực hiện điều hành một cách linh hoạt các quy định, quy trình và chính sách, xây dựng các công cụ hữu hiệu để hỗ trợ các chi nhánh, đơn vị kinh doanh phát triển tín dụng. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của chi nhánh và kết quả kiểm tra của bộ phận kiểm toán nội bộ hàng năm, Vietcombank Trụ Sở Chính cần tổng hợp và đưa ra những thay đổi cần thiết để giảm thiểu những bất cập trong quy định hay thay đổi những quy trình, quy định không còn phù hợp với thực tiễn. Bám sát các quy định của pháp luật để kịp thời cập nhật vào các văn bản của Vietcombank, phổ biến đến các chi nhánh. Xây dựng các chương trình ưu đãi về lãi suất, liên kết, nhận ủy thác với các tổ chức, đơn vị có nguồn vốn ưu đãi để tạo ra các sản phẩm tín dụng chất lượng cao, có sự truyền thông bài bản đến các chi nhánh nhằm phục vụ công tác mở rộng, phát triển tín dụng DNVVN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại chương 1, sau khi nghiên cứu khái quát thực trạng chất lượng tín dụng tại Vietcombank Sở Giao Dịch, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại, tìm ra những nguyên nhân trong chương 2, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, phân tích định hướng của Vietcombank Sở Giao Dịch đối với nhóm khách hàng DNVVN trong thời gian tới để đưa ra những giải pháp phù hợp cho Sở Giao Dịch cũng như đề xuất, kiến nghị với các cơ quan liên quan để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng đối với DNVVN, tạo tiền đề cho mục tiêu phát triển DNVVN một cách nhanh, bền vững và hiệu quả theo đúng định hướng của Vietcombank Sở Giao Dịch.
KẾT LUẬN
Hiện nay, DNVVN tại Việt Nam đang ngày càng trở thành những nhân tố, động lực quan trọng cho phát triển bền vững của kinh tế đất nước, đặc biệt là trong tình trạng nhạy cảm hiện nay của nền kinh tế toàn cầu với những nhân tố tác động đến kinh tế Việt Nam đang diễn biến khó lường, từ ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đến đại dịch viêm phổi cấp Covid-19 đang hoành hành. Để hỗ trợ cho sự phát triển của DNVVN thì vai trò của các ngân hàng thương mại cũng ngày càng trở nên quan trọng. Với định hướng phát triển hoạt động bán lẻ, việc mở rộng cấp tín dụng cho DNVVN là một trong những mục tiêu chính mà các ngân hàng hướng tới. Do đó, việc làm thế nào để đẩy mạnh tăng trưởng quy mô tín dụng đối với DNVVN đi đôi với quản trị rủi ro một cách bền vững chính là mục tiêu xuyên suốt của tác giả trong công trình nghiên cứu.
Tuy Sở Giao Dịch là chi nhánh trọng điểm của hệ thống Vietcombank, nhưng phân khúc khách hàng DNVVN tại Sở Giao Dịch lại không đạt được thành tích nổi bật trong thời gian gần đây do chưa thể tận dụng tối đa những lợi thế của Vietcombank nói chung và Sở Giao Dịch nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu về lý luận chung, tìm hiểu thông tin và số liệu thu thập được qua các báo cáo tài chính và báo cáo về hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đánh giá thực tiễn, tổng hợp, phân tích, tìm ra những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó… Kết quả phân tích kết hợp cùng sự so sánh tương quan giữa hoạt động tín dụng tại ngân hàng Vietcombank và các ngân hàng cạnh tranh trong nước cũng như việc nghiên cứu, tham khảo trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại khác, trở thành nền tảng để xây dựng nên những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng DNVVN tại Sở Giao Dịch nói riêng và toàn hệ thống Vietcombank nói chung.
Tác giả hy vọng luận văn “Phân tích chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch” sẽ đóng góp một phần vào cơ sở lý luận nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao, cải thiện chất lượng tín dụng đối với DNVVN, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của phân khúc khách hàng này tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam - chi nhánh Sở Giao Dịch. Những giải pháp được đưa ra trong đề tài không chỉ có thể áp dụng cho ngân hàng Vietcombank, mà hoàn toàn có thể được các ngân hàng thương mại khác tham khảo và xây dựng lại trên cơ sở phù hợp với thực tiễn hoạt động và chính sách, văn hóa của ngân hàng mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nghiêm Văn Bảy, Đinh Xuân Hạng, Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại 1, NXB Tài chính, Học viện Tài chính 2014.
2. Nguyễn Trọng Cơ, Nguyễn Thị Thà, Giáo trình phân tích tài chính, NXB Tài chính, Học viện Tài chính 2017.
3. Nguyễn Văn Dần, Chính sách tài khoá công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội 2016.
4. Nguyễn Văn Dần, Phạm Quỳnh Mai, Giáo trình kinh tế vi mô 2, NXB Tài chính, Học viện Tài chính 2016.
5. Nguyễn Văn Dần, Đỗ Thị Thục, Giáo trình kinh tế vĩ mô 2, NXB Tài chính, Học viện tài chính 2014.
6. Nguyễn Văn Dần, Trần Xuân Hải, Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, NXB Tài chính, Hà Nội 2009.
7. Nguyễn Thị Thu Đông, Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2012.
8. Giáo trình Triết học (Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn), nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
9. Nguyễn Thị Mùi, Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Học viện Tài chính 2005.
10. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, Hà Nội 2020.
11. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, Hà Nội 2020.
12. Phạm Thị Thắng, Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Tài chính, Học viện Tài chính 2009.
13. Đỗ Xuân Thuần, Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính, Hà Nội 2016.
14. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội 2010.
15.Võ Đình Toàn, Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, Đại học Luật Hà Nội 2017.
16. Võ Đức Toàn, Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 2012.
17. Phạm Thị Kim Vân, Chu Văn Tuấn, Giáo trình Lý thuyết thống kê và phân tích dự báo, NXB Tài chính, Học viện Tài chính 2013.
18. Lê Phương Vân, Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ, Học viện Tài chính, Hà Nội 2012.
Tiếng Anh
19. Bessis J. E, Risk Management in Banking, John & Sons Edition 1999. 20. Peter S.Rose and Sylvia C.Hudgins, Bank Management and Financial Services, Mc Graw Hill International Edition 2007
21. The International Finance Corporation, The SME Banking Knowlegde Guide, Washington D.C 2010.
PHỤ LỤC
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch
Kính chào ông/bà,
Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch, Ngân hàng chúng tôi xin trân trọng gửi đến Quý công ty Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng. Ngân hàng chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, đóng góp chân thành của Quý công ty với những thông tin dưới đây.
Trân trọng cảm ơn!
I. Thông tin doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp: ... ...
………...
Mã số đăng ký doanh nghiệp: ...
Địa chỉ: ...
II. Bảng câu hỏi thăm dò ý kiến Câu 1: Thời gian Quý Công ty đã quan hệ tín dụng tại Vietcombank Sở Giao Dịch □ Dưới 1 năm □ Từ 1 đến 3 năm □ Từ 3 đến 5 năm □ Trên 5 năm Câu 2: Quý công ty đang sử dụng các sản phẩm tín dụng nào tại Vietcombank Sở Giao Dịch □ Cho vay □ Bảo lãnh □ Thư tín dụng □ Bao thanh toán □ Sản phẩm tín dụng khác, ghi rõ:………
Câu 3: Quý công ty đánh giá như thế nào về mức độ đa dạng của của các sản phẩm tín dụng tại Vietcombank Sở Giao Dịch
□ Rất đa dạng, đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách hàng □ Đa dạng, đáp ứng được các nhu cầu chính của khách hàng □ Chưa đa đạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
Câu 4: Quý công ty đánh giá như thế nào về trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng tại Vietcombank Sở Giao Dịch
□ Rất tốt □ Tốt
□ Tương đối tốt □ Chưa tốt
Câu 5: Quý công ty đánh giá như thế nào về thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng tại Vietcombank Sở Giao Dịch
□ Rất tốt □ Tốt
□ Tương đối tốt □ Chưa tốt
Câu 6: Quý công ty cho biết mức độ hài lòng của mình đối với chất lượng tín dụng tại Vietcombank Sở Giao Dịch thông qua việc chấm điểm theo thang điểm dưới đây:
Điểm đánh giá: …..
Hoàn toàn không
hài lòng Chưa hài lòng Trung lập Hài lòng
Rất hài lòng