lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.4.1. Tín dụng thiết kế riêng cho từng ngành và giải pháp tài chính số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là một ngân hàng tư nhân không có được những lợi thế về mạng lưới, uy tín và nguồn vốn như Vietcombank nên dư địa cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn là không nhiều. Vì vậy, Techcombank đã sớm định hướng phân khúc khách hàng DNVVN và khách hàng cá nhân làm mục tiêu phát triển, trở thành ngân hàng đứng đầu trong Top 10 Ngân hàng TMCP tư nhân uy tín năm 2020.
Để phát triển khách hàng DNVVN, Techcombank đưa ra các gói tín dụng chuyên biệt cho riêng một số ngành, như ngành nhựa và ngành dược nhằm cung cấp, hỗ trợ giải quyết những khó khăn riêng, đặc thù của từng ngành một cách triệt để và phù hợp nhất.
Theo đó, các doanh nghiệp cần vay vốn trong khối công nghiệp nhựa được phép thế chấp bằng chính nguyên liệu đã nhập khẩu (hạt nhựa) thay vì thành phẩm; hoặc với tài sản đảm bảo là bất động sản, doanh nghiệp còn có thể được vay vốn tương đương 100% giá trị định giá bất động sản.
Với ngành dược, Techcombank cũng đưa ra gói tín dụng để bổ sung vốn lưu động dành riêng cho doanh nghiệp cần vay vốn chuyên ngành dược và vật tư y tế, cũng như cho hoạt động đầu ra là bệnh viện. Cụ thể, Techcombank thiết kế gói vay vốn đặc biệt dành cho doanh nghiệp cần vay vốn kinh doanh thuốc, thuốc biệt dược, vật tư y tế tiêu hao, doanh nghiệp cung cấp thuốc và vật tư y tế cho bệnh viện, doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước, và doanh nghiệp thương mại thuốc và vật tư y tế tiêu hao. Theo đó, các doanh nghiệp cần vay vốn trong ngành có thể thế chấp bằng quyền đòi nợ đã hình thành và quyền đòi nợ hình thành trong tương lai từ các bệnh viện, hay bằng hàng hóa là dược phẩm và vật tư y tế cung cấp cho bệnh viện. Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, doanh nghiệp có thể được vay tối đa đến 90% giá trị tài sản này.
Một trong các ưu điểm đem lại lợi thế so sánh cho các gói tín dụng hỗ trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp cần vay vốn của Techcombank chính là thời gian giải quyết hồ sơ và phê duyệt nhanh. Nếu thông thường phải mất đến 2-3 ngày, thì Techcombank đã giới hạn thời gian thông báo cấp tín dụng hỗ trợ vay vốn lưu động cho khách hàng chỉ trong vòng 16 giờ. Và để đảm bảo điều này, Techcombank đã nỗ lực đầu tư, mở rộng địa bàn định giá cho các đơn vị kinh doanh của ngân hàng tại nhiều địa bàn từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Trong đó, các chi nhánh của Techcombank được chủ động định giá bất động sản đối với các khoản vay nhỏ hơn 5 tỷ đồng nhằm tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Ngoài ra, với nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, Techcombank mới đây đã ra mắt gói giải pháp tài chính số BusinessOne dành riêng cho doanh nghiệp DNVVN để đáp ứng nhanh, thích ứng trong bối cảnh có dịch Covid-19.
Với BusinessOne, doanh nghiệp có thể sử dụng trọn gói các tiện ích của dịch vụ trên nền tảng ngân hàng số và thẻ ghi nợ quốc tế Techcombank Visa chỉ với một lần đăng ký duy nhất. Doanh nghiệp có thể thực hiện hầu hết các giao dịch trực tuyến trên nền tảng công nghệ số kể cả những giao dịch cần nộp nhiều hồ sơ chứng từ như: giao dịch chuyển khoản quốc tế, mua bán ngoại tệ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được hưởng nhiều ưu đãi khác liên quan đến lãi suất tiền gửi, tỷ giá ngoại tệ, hoàn tiền khi giao dịch thẻ, cùng việc tối ưu hóa chi phí quản lý từ những ưu đãi của BusinessOne như miễn phí chuyển tiền trong nước, phí thường niên, phí quản lý tài khoản, phí chuyển khoản quốc tế.
1.4.2. Quản lý thế chấp hàng tồn kho tại ngân hàng TMCP Á Châu
Là đứng thứ 2 trong Top 10 Ngân hàng TMCP tư nhân uy tín năm 2020, ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã sớm định hướng khách hàng mục tiêu của mình là các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể và Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng ACB là một trong ít những ngân hàng thực hiện thành công sản phẩm cho vay hộ/cá nhân kinh doanh tại chợ với những phương pháp quản lý dòng tiền chặt chẽ, đảm bảo an toàn. Đối với DNVVN, ACB cũng xác định việc quản lý dòng tiền chính là một trong những điểm then chốt trong quản lý khách hàng, khả năng trả nợ và hạn chế rủi ro. Hướng tới phân khúc Khách hàng DNVVN trung bình – thấp, giá trị tài sản ngoài sử dụng để thế chấp không cao; việc nhận thế chấp hàng tồn kho luân chuyển giải quyết được cho ACB cùng một lúc hai bài toán trên về tăng tỷ lệ TSBĐ và quản lý dòng tiền thu nợ.
Phương pháp thực hiện:
ACB đưa ra các điều kiện cụ thể đối với những loại hàng hóa được nhận làm TSBĐ, đảm bảo tính an toàn, khả năng bảo quản và khả năng kiểm đếm.
Các phương pháp quản lý được chia thành nhiều phương pháp tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khách hàng từ thấp nhất đến cao nhất (tương ứng với quản lý lỏng nhất đến chặt nhất) được phân loại theo các các tiêu chỉnh của ngân hàng về khách hàng.
Tùy thuộc vào phương án quản lý, ACB có thể tiến hành thuê kho riêng (theo từng khu vực) để đưa hàng hóa bảo đảm quản lý tại kho đó hoặc lưu tại kho của khách hàng. ACB thành lập đơn vị riêng thực hiện quản lý xuất nhập hàng tại kho thuê hoặc kho của khách hàng. Tùy thuộc vào phương án quản lý mà điều kiện xuất hàng có thể phải là có dòng tiền/TSBĐ khác thay thế, hoặc đảm bảo duy trì một lượng tồn kho tối thiểu…
Lợi ích mang lại:
Tăng cường tỷ lệ TSBĐ, giúp giảm thiểu rủi ro cho ACB.
Tăng cường công tác kiểm soát, quản lý chu kỳ dòng tiền của khách hàng, có những đánh giá chính xác hơn về hoạt động thực tế của Khách hàng về vòng quay, đối tác; hạn chế rủi ro sử dụng vốn sai mục đích.
Hạn chế:
Chuyên viên khách hàng của ACB hiện vẫn chưa có đủ thời gian để tiến hành đầy đủ các thủ tục kiểm soát hàng hóa bảo đảm như trên.
Gây ra nhiều thủ tục phiền hà cho Khách hàng trong xuất nhập hàng hóa.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Sở Giao Dịch
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ trở thành ngân hàng số 1 về bán lẻ và số 2 về bán buôn. Với vị thế là một trong hai chi nhánh lớn nhất trong hệ thống Vietcombank, Vietcombank Sở Giao Dịch đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu chuyển dịch cơ cấu tín dụng từ bán buôn sang bán lẻ của Vietcombank. Vì vậy, trong thời gian tới, mảng tín dụng đối với DNVVN của Vietcombank Sở Giao Dịch sẽ phải đối mặt với những thách thức về tăng trưởng doanh số đồng thời cũng phải kiểm soát tốt chất lượng tín dụng nhằm mục tiêu phát triển ổn định, bền vững. Tuy nhiên, hiện tại, nhóm khách hàng truyền thống của Vietcombank Sở Giao Dịch vẫn là các khách hàng doanh nghiệp lớn, chiếm tỷ trọng lên tới 61,8% dư nợ của toàn chi nhánh. Nhóm khách hàng DNVVN chỉ đóng góp một phần khiêm tốn vào tổng dư nợ của Sở Giao Dịch, chưa đến 5%. Như vậy, việc phát triển mảng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là một thách thức đối với Vietcombank Sở Giao Dịch khi mà nhóm khách hàng này vốn không phải là phân khúc “sở trường”. Chính vì lẽ đó, việc học hỏi thêm kinh nghiệm các tổ chức tín dụng khác về phân khúc khách hàng DNVVN là cần thiết đối với Vietcombank Sở Giao Dịch như bài học về “Tín dụng thiết kế riêng cho từng ngành và giải pháp tài chính số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam” giúp hiểu rõ hơn về cách thức mở rộng số lượng, quy mô khách hàng thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng được
nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng; và bài học về “Quản lý thế chấp hàng tồn kho tại ngân hàng TMCP Á Châu” cho thấy cách thức quản lý Tài sản bảo đảm là Hàng tồn kho – loại tài sản sản bảo đảm khá phổ biến đối với nhóm DNVVN nhưng ít khi xuất hiện tại Vietcombank Sở Giao Dịch. Từ đó, Vietcombank có thể tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu cho mình trong việc phát triển tín dụng đối với nhóm khách hàng DNVVN trong thời gian tới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về DNVVN, đặc điểm của DNVVN, lý luận về tín dụng ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Những nghiên cứu này sẽ là cơ sở quan trọng để có thể tiếp tục đi sâu, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Sở Giao Dịch tại chương 2, từ đó rút ra những kết luận, bài học và giải pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH
2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam – chi nhánh Sở giao dịch
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ra đời:
Ngày 30/10/1962, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 115/CP thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.
Sau nhiều lên đổi tên và thay đổi hình thức hoạt động, ngày 26/12/2007, Vietcombank phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và đến ngày 02/06/2008, Vietcombank chính thức hoạt động dưới hình thức Ngân hàng TMCP với tên gọi Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Đến nay, Vietcombank có trên 105 chi nhánh tại Việt Nam, 01 ngân hàng con tại Lào, 01 công ty tài chính tại Hồng Kông, 01 công ty chuyển tiền tại Mỹ, văn phòng đại diện tại Singapore và thiết lập quan hệ với trên 2.100 ngân hàng đại lý tại 131 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến hết năm 2020, Vietcombank có tổng tài sản đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 94,9 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế vượt mức 18 nghìn tỷ đồng (theo BCTC riêng quý 4/2020), qua đó, trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam về lợi nhuận.
2.1.2. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch, tiền thân là Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập vào ngày 01/04/1991, là đơn vị trực thuộc và hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Ngày 01/01/2006, Vietcombank Sở Giao Dịch đã chính thức tách ra hoạt động độc lập như là một chi nhánh cấp 1 của Vietcombank. Hiện
Ban giám đốc Các phòng kinh doanhCác phòng dịch vụ 10 Phòng giao dịch Phòng QLN Các phòng vận hành Phòng KHDN1 Phòng Dịch vụ KH thể nhân Phòng Dịch vụ KH tổ chức Phòng KD và dịch vụ thẻ Bộ phận Quản lý nợ PhòngHCQT Phòng KHDN2 Bộ phậnTF Tổng hợpPhòng Phòng KHDN VVN PhòngNhân sự Phòng
KH thể nhân Phòng ngân quỹ PhòngTin học
Phòng Kế toán
tại, Sở Giao Dịch đang là một trong hai chi nhánh lớn và hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống của Vietcombank.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Sở Giao Dịch
Vietcombank Sở Giao Dịch được tổ chức theo sơ đồ như sau:
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Vietcombank Sở Giao Dịch
(Nguồn: Vietcombank Sở giao dịch, Sơ đồ tổ chức, Hà Nội 2020)
Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là phòng kinh doanh bán lẻ có chức năng, nhiệm vụ tương tự như phòng KHDN1 và KHDN2, tuy nhiên phòng khách hàng DNVVN phụ trách phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phòng là đầu mối liên hệ giữa Ngân hàng với các Khách hàng DNVVN phụ trách, quản lý quan hệ khách hàng, bán các sản phẩm của ngân hàng và tư vấn cho khách hàng những phương án sử dụng vốn vay, dịch vụ hiệu quả nhất; thẩm định nhu cầu tín dụng cho khách hàng, đàm phán các chính sách, lãi suất, phí của ngân hàng với khách hàng, trực tiếp tiếp nhận các yêu cầu tác
Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 0 10,000 20,000 HĐV bán lẻ 30,000 HĐV bán buôn 40,000 50,000 60,000 55158 57124 63821 70,000 64685 66154 Đơn vị: Tỷ USD
nghiệp của khách hàng, tiến hành các nghiệp vụ cấp tín dụng; tiến hành kiểm tra mục đích vốn vay, kiểm tra sau cho vay, tiến hành xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn trong trường hợp phát sinh.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Sở Giao Dịch
2.1.4.1. Chỉ tiêu Huy động vốn
Biểu đồ 2.1: Huy động vốn của Vietcombank Sở Giao Dịch giai đoạn 2016 -2020
(Nguồn: Vietcombank Sở giao dịch, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Sở Giao Dịch từ năm 2016 đến năm 2020, Hà Nội 2020)
Quy mô huy động vốn của Vietcombank Sở Giao Dịch liên tục tăng trong giai đoạn 2016 – 2020, đạt mức 66.154 tỷ đồng trong năm 2020, trong đó huy động vốn bán lẻ đạt 29.508 tỷ đồng và huy động vốn bán buôn đạt mức 36.646 tỷ đồng.
Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020 0 5,000 10,000 Khách hàng DNVVN Khách hàng Bán buôn 12.423 15,000 Khách hàng Cá nhân 18.566 20,000 21.423 25,000 24.750 26.574 Đơn vị: Tỷ VND 30,000
Biểu đồ 2.2: Dư nợ của Vietcombank Sở Giao Dịch giai đoạn 2016-2020
(Nguồn: Vietcombank Sở giao dịch, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Sở Giao Dịch từ năm 2016 đến năm 2020, Hà Nội 2020)
Bảng 2.1: Số liệu chi tiết Dư nợ theo phân khúc khách hàng của Vietcombank Sở Giao Dịch giai đoạn 2016 -2020
Đơn vị: Tỷ VND Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Dư nợ Khách hàng Cá nhân 2.577 3.547 5.221 6.788 8.845 Dư nợ Khách hàng DNVVN 987 908 949 891 1.310 Dư nợ Khách hàng Bán buôn 8.859 14.111 15.253 17.071 16.419 Tổng dư nợ 12.423 18.566 21.423 24.750 26.574 Tỷ trọng dư nợ DNVVN / Tổng dư nợ 7,9% 4,9% 4,4% 3,6% 4,9%
(Nguồn: Vietcombank Sở giao dịch, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Sở Giao Dịch từ năm 2016 đến năm 2020, Hà Nội 2020)
Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 0 500 697 1000 1,244 1,355 1500 1,505 2000 2,026 2500
Trong giai đoạn 2016 – 2020, quy mô dư nợ của Vietcombank Sở Giao Dịch tăng trưởng tương đối tốt với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm bình quân (CARG) đạt mức 20,9%/năm, qua đó, đến năm 2020, dư nợ của Vietcombank Sở Giao Dịch đạt mức 26.574 tỷ đồng, tăng trưởng 7,4% so với năm 2019, trong đó dư nợ DNVVN chiếm 4,9% tổng dự nợ.
2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận sau trích lập dự phòng của Vietcombank Sở Giao Dịch giai đoạn 2016 – 2020
(Nguồn: Vietcombank Sở giao dịch, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Sở Giao Dịch từ năm 2016 đến năm 2020, Hà Nội 2020)
Lợi nhuận sau trích lập dự phòng của Vietcombank Sở Giao Dịch có xu hướng tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2016 - 2020. Sau khi tập trung mọi nguồn lực xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro trong năm 2016, kết quả kinh doanh của Vietcombank Sở