Tăng cường kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch. (Trang 82 - 85)

3.2.2.1. Tăng cường hiệu quả của công tác kiểm tra sau cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vietcombank Sở Giao Dịch cần nâng cao nhận thức của từng cán bộ tín dụng về vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác kiểm tra sau cho vay đối với việc hạn chế rủi ro tín dụng. Thực tế cho thấy, việc sử dụng vốn sai mục đích là nguyên nhân đồng thời cũng chính là dấu hiệu quan trọng để nhận biết khả năng phát sinh nợ quá hạn của các doanh nghiệp. Vì vậy, công tác kiểm tra sau cho vay đối với DNVVN là một khâu vô cùng quan trọng đối với việc quản trị rủi ro tín dụng. Vietcombank Sở Giao Dịch cần đưa việc kiểm tra sau cho vay vào bộ chỉ tiêu chấm điểm KPIs của cán bộ khách hàng để việc kiểm tra sau cho vay cần được thực hiện một cách nghiêm túc, đồng thời yêu cầu việc kiểm tra sau cho vay của cán bộ khách hàng ngoài biên bản, cần có thêm những hình ảnh, số liệu cụ thể để tránh tính trạng kiểm

tra đối phó, sơ sài hoặc không đi kiểm tra thực tế. Tổ chức những buổi đào tạo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động kiểm tra sau cho vay trong nội bộ khối Khách hàng DNVVN và cũng như với các phòng ban kinh doanh khác; truyền thông những bài học kinh nghiệm thực tế, cụ thể trong từng lĩnh vực kinh doanh của khách hàng để có thể phổ biến được các phương pháp kiểm tra hiệu quả.

Một số lưu ý khi tiến hành kiểm tra vốn vay nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra sau cho vay:

- Việc kiểm tra vốn vay phải được thực hiện một cách nghiêm túc, thực tế. Cán bộ cần có sự kiểm tra và thường xuyên nắm bắt diễn biến dòng tiền của khách hàng để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sử dụng vốn sai mục đích; tìm hiểu nguyên nhân, qua đó điều chỉnh chính sách cấp tín dụng cho khách hàng một cách phù hợp hơn.

- Việc kiểm tra vốn vay phải đảm bảo cán bộ tín dụng nắm được tiền ngân hàng cho vay đang nằm ở đâu. Nếu đặc thù ngành kinh doanh/sản phẩm của khách hàng không cho phép xác định cụ thể thì cần có những cơ sở đáng tin cậy để đánh giá tốc độ thu hồi dòng tiền và có biện pháp hạn chế tối đa việc sử dụng vốn sai mục đích.

- Kiểm tra vốn vay phải dựa trên đặc thù hoạt động kinh doanh của khách hàng. Cán bộ khách hàng cần hiểu sâu về ngành nghề, quy trình kinh doanh của Khách hàng; tìm ra điểm mấu chốt, giai đoạn mà Vietcombank có thể kiểm soát trong chu kỳ hàng hóa của khách hàng để việc kiểm soát hiệu quả nhất, cân đối giữa quản trị rủi ro và sự hài lòng của Doanh nghiệp. Ví dụ như:

Đối với ngành bán lẻ, khách hàng hầu như không có khoản phải thu, nên tiền vay của ngân hàng chủ yếu nằm trên tiền mặt và hàng tồn kho. Tuy nhiên, với số lượng hàng hóa lớn, chủng loại đa dạng của bán lẻ, việc kiểm đếm là không khả thi; vì vậy việc kiểm soát phải dựa trên việc nghiên cứu thời gian bán hàng trung bình, vòng quay tiền mặt để đưa ra thời gian vay vốn phù hợp với vòng quay của Khách hàng; chỉ thực hiện kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu đối với một số hàng hóa nhất định, kiểm tra sổ sách ghi chép, quy trình xuất nhập hàng hóa, ghi nhận doanh thu để đảm bảo tính minh bạch.

Đối với ngành kinh doanh ô tô, đặc thù của hàng hóa là đi kèm bộ chứng từ riêng (chứng từ về nhập khẩu, giấy chứng nhận chất lượng xuất xưởng, hóa đơn VAT…) nên có thể dễ dàng quản lý thông qua giấy tờ. Nếu chặt chẽ, ngân hàng có thể giữ bộ chứng từ gốc và bàn giao lại cho doanh nghiệp khi bán được hàng hóa, thực hiện thu nợ.

- Kiểm tra vốn vay nên được thực hiện ngay từ khâu giải ngân, thực hiện theo định kỳ hoặc có thể kiểm tra đột xuất nhưng cố gắng tránh gây phiền nhiễu tới hoạt động kinh doanh khách hàng. Khi giải ngân, cán bộ cần thu thập tối đa hồ sơ liên quan đến việc luân chuyển dòng tiền cho vay (hợp đồng đầu ra, thỏa thuận đặt cọc…), thực hiện ghi chép, theo dõi và cập nhật thường xuyên với khách hàng tình trạng của vốn vay; việc kiểm tra vốn vay thực tế được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo khớp với số liệu theo dõi.

3.2.2.2. Nâng cao năng lực thu hồi nợ xấu

Thẩm định chặt chẽ tính pháp lý của tài sản

Đối với xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, đặc biệt với DNVVN, tài sản bảo đảm đóng vai trò vô cùng quan trọng, là nguồn thu nợ thứ cấp và giúp nâng cao tính cam kết của chủ tài sản trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. Bên cạnh giá trị, tính pháp lý của TSBĐ cũng là một trong những vấn đề cần được thẩm định kỹ càng. Vietcombank Sở giao dịch nên hạn chế nhận các TSBĐ có tính chất pháp lý không rõ ràng hoặc chỉ nhận làm TSBĐ bổ sung; thực hiện thẩm định kỹ cả tính pháp lý của tài sản để tránh những tranh chấp pháp lý có thể kéo dài nhiều năm, tiêu tốn nhiều chi phí và nguồn lực.

Thành lập bộ phận định giá, kiểm tra tài sản riêng biệt

Theo quy trình mới triển khai tháng 04/2018 tại Vietcombank đối với khối khách hàng DNVVN, công việc định giá và định giá lại TSBĐ sẽ được thực hiện bởi bộ phận QLN (Quản lý nợ). Việc giao nhiệm vụ định giá TSBĐ cho bộ phận riêng biệt không chỉ giúp giảm thiếu bớt các thủ tục cho cán bộ khách hàng, mà còn đảm bảo tính khách quan trong việc xác định giá trị TSBĐ. Tuy nhiên, hiện nay tại Vietcombank Sở giao dịch chỉ bố trí nhân sự cho bộ phận QLN tài sản bảo đảm là 02 người, phục vụ cho toàn khối khách hàng doanh nghiệp với quy mô dư nợ lên tới

gần 20.000 tỷ đồng; nên việc thẩm định giá trị tài sản, thực hiện kiểm tra và định giá lại tài sản định kỳ chỉ được thực hiện một cách sơ sài; trình độ và tính chuyên nghiệp của cán bộ chưa cao, chưa tạo ra được một ê-kíp hoạt động thực sự hiệu quả. Vietcombank Sở giao dịch cần bổ sung nhân sự cho bộ phận quản lý tài sản bảo đảm, đặc biệt là bổ sung các chuyên viên có năng lực trong lĩnh vực thẩm định giá để có thể nâng cao chất

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch. (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w