SỞ GIAO DỊCH
3.1. Định hướng đối với phát triển tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch
3.1.1. Định hướng hoạt động chung của Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam Việt Nam
Tại Hội thảo xây dựng chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030: Trở thành ngân hàng số 01 Việt Nam, 1 trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á, 1 một trong 300 tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới và 1 trong 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, với các mục tiêu cụ thể được đặt ra như sau:
- Số 01 về bán lẻ và số 02 về bán buôn:
Tiền gửi: Tỷ trọng bán lẻ/bán buôn là 60%/40%;
Tín dụng: Bán buôn chiếm 50%, bán lẻ chiếm 50% trong đó bán lẻ đối với DNVVN chiếm 10%.
- Khả năng sinh lời ở mức cao: ROE từ 13 đến 15%;
ROA ở mức khoảng 1%.
- Là ngân hàng có mức độ hài lòng khách hàng cao nhất: Có nhiều sản phẩm và dịch vụ tiện lợi nhất;
Có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất; Mang lại lợi nhuận cao nhất cho Khách hàng.
- Là ngân hàng có chất lượng nguồn nhân lực tốt nhất Có năng suất lao động cao nhất;
Có sự gắn kết nhân viên cao nhất.
Là ngân hàng đi tiên phong dự kiến áp dụng Basel II nâng cao vào năm 2022.
Các sáng kiến chiến lược trọng tâm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:
- Mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh:
Phát triển, mở rộng số lượng Khách hàng, giữ vững vị trí ngân hàng bán buôn số 2 hệ thống và đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ;
Đa dạng hóa sản phẩm và cơ cấu thu nhập, đặc biệt là tăng cơ cấu thu nhập ngoài lãi;
Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí hoạt động.
- Nâng cao năng lực quản trị của ngân hàng: Triển khai mô hình tổ chức tập trung;
Thực hiện cơ cấu lại mô hình hoạt động của chi nhánh;
Tiến hành đẩy mạnh các dự án về nâng cao năng lực quản trị (Basel II, MIS, KPIs, ALM – FTP – MPA…).
- Tăng vốn điều lệ ngân hàng:
Kế hoạch đề ra: Vào năm 2022, Vốn chủ sở hữu tăng lên mức 5 tỷ USD với CAR ở mức 9% đồng thời nâng cao năng lực cho hoạt động kinh doanh;
Nguồn tăng vốn: Từ lợi nhuận giữ lại, phát hành cổ phiếu mới, mua bán sáp nhập…
Nhìn chung, định hướng tín dụng trọng tâm của Vietcombank đến năm 2022, tầm nhìn đến năm 2030 là tập trung mở rộng hoạt động bán lẻ, chuyển dịch dần dần cơ cấu từ doanh nghiệp lớn sang cá nhân và DNVVN. Vietcombank định hướng tỷ lệ đóng góp của tín dụng DNVVN là khoảng 10% tổng dư nợ. Như vậy, để có thể đạt được kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng khối bán lẻ được đặt ra là bình quân
~40%/năm, đây là mức tăng trưởng tương đối cao và không dễ dàng thực hiện.
3.1.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam - chi nhánh Sở Giao Dịch