Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch. (Trang 32 - 35)

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

Dư nợ cho vay của DNVVN: là dư nợ đối với các khách hàng đáp ứng các tiêu chí phân loại khách hàng DNVVN theo quy định của tổ chức tín dụng tại cuối kỳ báo cáo (thường là cuối các năm tài chính). Chỉ tiêu này thể hiện quy mô dư nợ cho vay DNVVN của tổ chức tín dụng.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN: chỉ tiêu này được xác định như

sau: Tốc độ tăng

trưởng dư nợ = DNVVN (%)

Dư nợ cho vay năm (t-1)

Dư nợ cho vay năm (t) - Dư nợ cho vay năm (t-1)

x 100 Chỉ tiêu này phản ánh xu hướng và tốc độ phát triển của dư nợ vay của DNVVN

tại tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.

Tỷ trọng dư nợ cho vay của DNVVN trên tổng dư nợ toàn đơn vị:

Chỉ tiêu này được xác định như sau: Tỷ trọng dư nợ vay

DNVVN (%)

Dư nợ cho vay DNVVN

= x 100

Tỷ lệ này được sử dụng để đánh giá quy mô của hoạt động cho vay DNVVN đối với tổng thể hoạt động cho vay của toàn đơn vị, từ đó đánh giá được tiềm năng phát triển, cơ cấu hoạt động, định hướng và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

Tùy thuộc vào định hướng và mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ, mỗi ngân hàng dựa trên khẩu vị rủi ro của mình sẽ lựa chọn những cơ cấu cấp tín dụng đối với từng loại hình doanh nghiệp theo quy mô một cách phù hợp.

Số dư bảo lãnh, L/C của DNVVN: Chỉ tiêu được xác định tương tự như chỉ tiêu về dư nợ cho vay của DNVVN, được sử dụng để đánh giá quy mô hoạt động phát hành bảo lãnh, L/C đối với DNVVN tại tổ chức tín dụng.

Tốc độ tăng trưởng số dư bảo lãnh, L/C của DNVVN: Chỉ tiêu được xác định tương tự như chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của DNVVN, được sử dụng để xác định xu hướng và tốc độ phát triển của hoạt động cấp bảo lãnh, L/C đối với DNVVN.

Tỷ trọng số dư bảo lãnh, L/C của DNVVN trên tổng số dư bảo lãnh toàn Đơn vị: Chỉ tiêu này được xác định tương tự như chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay của DNVVN trên tổng dư nợ. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá quy mô, cơ cấu hoạt động phát hành bảo lãnh, L/C cho DNVVN trong tổng thể hoạt động của toàn đơn vị.

Lợi nhuận từ hoạt động cấp tín dụng của DNVVN: Là tổng lợi nhuận ngân hàng thu được từ hoạt động cấp tín dụng cho DNVVN, thường được tính toán theo quý, theo năm.

Đây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng cho DNVVN.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của DNVVN: Nợ quá hạn, nợ xấu là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng ngân hàng không hoàn hảo khi doanh nghiệp vay vốn không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho NHTM đúng hạn và số tiền đó cũng không được ngân hàng thương mại gia hạn nợ. Chỉ tiêu này được các ngân hàng xác định vào một thời điểm nhất định thường là vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm.

Tỷ lệ nợ xấu (hoặc nợ quá hạn) (%)

Nợ xấu (hoặc nợ quá hạn)

= x 100

Nợ xấu theo quy định hiện hành của NHNN là các khoản nó có thời gian quá hạn từ 90 ngày trở lên (nợ nhóm 3 đến nhóm 5).

Nợ quá hạn bao gồm nợ nhóm 2 (nợ quá hạn thanh toán từ 10 đến 90 ngày ) và nợ xấu

Tỷ lệ này phản ánh chất lượng của hoạt động thẩm định và rủi ro mất vốn từ hoạt động cho vay, là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá chất lượng tín dụng đối với NHTM. Các NHTM đều cố gắng giữ tỷ lệ này ở mức thấp nhất do việc gia tăng nợ quá hạn/nợ xấu sẽ làm gia tăng các chi phí trích lập, đòi nợ, xử lý tài sản, làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Tỷ lệ Tài sản bảo đảm (TSBĐ): Chỉ tiêu này được tính toán như sau:

Tỷ lệ TSBĐ (%)

Tổng giá trị TSBĐ của DNVVN

= x 100

Tổng dư nợ DNVVN

Chỉ tiêu này phản ánh việc khả năng phòng ngừa rủi ro bằng nguồn thu thứ cấp từ TSBĐ của ngân hàng trên mỗi khoản vay. Tỷ lệ TSBĐ càng cao ngoài việc thể hiện tính cam kết cao của khách hàng trong việc trả nợ, còn cho thấy tiềm năng thu hồi nợ từ nguồn thứ cấp trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Các NHTM luôn cố gắng đàm phán với KH để có được tỷ lệ bảo đảm cao tối đa.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định tính:

Uy tín, thương hiệu của NHTM: Uy tín và thương hiệu của ngân hàng cấp tín dụng cũng là một trong những nhân tố đánh giá chất lượng tín dụng. Khi khách hàng được những ngân hàng có uy tín cao cấp tín dụng thì nhìn chung, các đối tác của khách hàng đó cũng có thể đánh giá rằng họ là những khách hàng uy tín. Ví dụ hiện tại, Vietcombank là ngân hàng có uy tín cao trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam nên thường được các tổ chức quốc tế áp dụng những chính sách phí, lãi suất ưu đãi hơn, thậm chí trực tiếp chỉ định các nhà xuất nhập khẩu phải sử dụng dịch vụ của Vietcombank.

Tốc độ phục vụ, chất lượng dịch vụ: Thông thường, sản phẩm tín dụng có chất lượng cao phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về thời gian giải ngân,

xét duyệt hồ sơ vay vốn… và có nhiều dịch vụ, sản phẩm đi kèm cũng như hệ thống mạng lưới rộng, nhằm đem tới cho khách hàng sự thuận lợi tối đa trong giao dịch.

Mức độ hài lòng của khách hàng: Đối tượng sử dụng của các khoản cấp tín dụng chính là khách hàng. Khách hàng chính là những người đánh giá trực quan nhất đến chất lượng của các khoản cấp tín dụng thông qua việc đánh giá sự thỏa mãn của họ về thời gian, quy mô khoản cấp tín dụng, chính sách phí, lãi suất, thái độ phục vụ và tốc độ xử lý công việc.

Mức độ phù hợp với chủ trương, chính sách của nhà nước cũng như quy định của ngân hàng: Khoản cấp tín dụng tốt không chỉ đơn thuần là những khoản cấp tín dụng mang lại lợi ích cho ngân hàng và khách hàng, mà còn phải đáp ứng tốt các chủ trương, chính sách, định hướng phát triển của Nhà nước từng thời kỳ cũng như đáp ứng đầy đủ các quy định và định hướng tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch. (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w