• Công cụ xếp hạng nội bộ tại MSB
Với mỗi phân khúc khách hàng, MSB xây dựng các tiêu chí sàng lọc khách hàng riêng với nguyên tắc xếp hạng nội bộ tương ứng từng phân khúc khách hàng, từ đó đưa ra bộ tiêu chí tài trợ riêng đối với từng phân khúc khách hàng. Khi áp dụng tài trợ chuỗi cung ứng, MSB bổ sung các tiêu chí đặc thù để thích hợp với đặc điểm của từng chuỗi cung ứng. Bộ câu hỏi của MSB nhằm xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn bao gồm các tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính. Việc trả lời các câu hỏi trong Bộ câu hỏi xếp hạng tín dụng là yêu cầu bắt buộc và được thực hiện đầu tiên đối với cán bộ tại đơn vị kinh doanh khi thực hiện hồ sơ cấp tín dụng cho khách hàng và cán bộ thẩm định hồ sơ cấp tín dụng cho khách hàng
Ví dụ minh họa cụ thể trong việc MSB tài trợ hợp đồng đầu ra cho khách hàng doanh nghiệp là nhà thầu của chủ đầu tư Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Đối tượng khách hàng khai thác chủ yếu là các khách hàng doanh nghiệp có doanh thu thuần từ 2 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng. Bộ tiêu chí sàng lọc khách hàng của MSB được xây dựng riêng cho gói sản phẩm với mục tiêu mở rộng tệp khách hàng, tối đa hóa số lượng nhà thầu EVN có thể tiếp cận và tài trợ được, không giới hạn về phạm vi địa lý tại Việt Nam, đồng thời các khách hàng đáp ứng xếp hạng tín dụng nội bộ của MSB.
Dưới đây là bộ câu hỏi cơ bản yêu cầu cán bộ tại đơn vị kinh doanh và cán bộ thẩm định phải trả lời khi thực hiện đánh giá khách hàng và nhu cầu vay vốn của khách hàng là nhà thầu EVN, xét theo tiêu chí định lượng:
Bảng 2.7: Tiêu chí định lượng chính trong bộ câu hỏi nhằm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là nhà thầu của EVN
Tiêu chí Khả năng đánh giá hiện tại
Bộ tiêu chí cơ bản của MSB
Số năm hoạt động Có
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD năm gần nhất
Có Tỷ lệ đòn bẩy (Nợ phải trả/vốn chủ sở
hữu)
Có Hệ số khả năng trả nợ của doanh nghiệp
(DSCR)
Không
Bộ tiêu chí mở rộng đối với chương trình tài trợ chuỗi cung ứng EVN
Tỷ lệ suy giảm doanh thu kỳ gần nhất so với kỳ liền trước
Tối đa 40%
Thời gian quan hệ với chủ đầu tư EVN Nhà thầu chính: tối thiểu 1 năm và
đã thực hiện tối thiểu 2 hợp đồng với EVN trong đó có 1 hợp đồng đã có biên bản nghiệm thu
Nhà thầu phụ: tối thiểu 2 năm và đã thực hiện tối thiểu 2 hợp đồng với EVN trong đó có 1 hợp đồng đã có biên bản nghiệm thu. Đồng thời nhà thầu chính đã được MSB cấp tín dụng
Tiêu chí Khả năng đánh giá hiện tại
Giới hạn dư nợ Phải trả + dư nợ ngắn hạn < hàng tồn
kho + phải thu người mua + tiền/tương đương tiền
(Nguồn: Chương trình tài trợ hợp đồng đầu ra cho khách hàng doanh nghiệp là nhà thầu của chủ đầu tư Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), 2019)
Chương trình tín dụng tài trợ chuỗi nhà thầu EVN theo hình thức tài trợ hợp đồng đầu ra sẽ tập trung vào 2 yếu tố rủi ro chính: (i) nguồn tiền trả nợ từ hợp đồng đầu ra của EVN được MSB tài trợ; (ii) Năng lực thực hiện của nhà thầu. Để thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng, MSB xác định thực hiện tốt ngay tại bước sàng lọc khách hàng: lựa chọn những nhà thầu uy tín, đã có quan hệ với EVN và lịch sử giao dịch tốt.
Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng tại MSB là một trong những cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và ra quyết định trong quá trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, áp dụng các chính sách về giá và dịch vụ cho khách hàng trong toàn bộ gói giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng. Tại MSB, mỗi đối tượng khách hàng xét theo doanh thu sẽ có các bộ câu hỏi khác nhau. Khi trả lời các câu hỏi này, cán bộ thực hiện tại đơn vị kinh doanh và bộ phận thẩm định độc lập tại MSB có thể dễ dàng nắm được các thông tin tổng quát của khách hàng. Ở phạm vi tài trợ chuỗi cung ứng, bộ câu hỏi chi tiết như sau:
Phương pháp thực hiện: phỏng vấn khách hàng kết hợp phân tích thông tin báo cáo tài chính của khách hàng.
Đối tượng thực hiện phỏng vấn: cán bộ ngân hàng.
Đối tượng trả lời các câu hỏi: cán bộ tại đơn vị kinh doanh, cán bộ thẩm định tín dụng, khách hàng.
Bảng 2.8: Bộ câu hỏi xếp hạng tín dụng nội bộ MSB
3
Nguồn STT Tiêu chí
BCTC
1 Số lượng lao động của doanh nghiệp trong năm gần nhất
2 Theo định hướng tín dụng của MSB hiện nay thì ngành kinh tế
chính mà doanh nghiệp đang hoạt động được xếp vào loại rủi ro nào?
3 Lợi nhuận sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất (không bao gồm
Doanh thu tài chính – chi phí tài chính)
4 Vòng quay kinh doanh
5 Tổng nợ/vốn chủ sở hữu
6 Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
7 Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần năm gần nhất
8 Tiền và tương đương tiền/tổng tài sản
9 Phải thu khác/ tài sản ngắn hạn
10 Khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn
11 Doanh thu thuần/nợ vay ngắn hạn
12 Khả năng thanh toán tức thời
13 Vòng quay khoản phải thu
CIC
14 Số lượng tổ chức tín dụng đang quan hệ
15 Khách hàng đã từng phát sinh nợ xấu trong vòng 3 năm qua
chưa?
16 Nhóm nợ cao nhất trong vòng 12 tháng qua của khách hàng
Câu hỏi
17 Vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường
Nguồn STT Tiêu chí
định tính
19 Đa dạng hóa sản phẩm
20 Mức độ phụ thuộc của các nhà cung cấp như thế nào?
21 Người có quyền kiểm soát, quyết định trong doanh nghiệp có
kinh nghiệm như thế nào trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp
22 Tỷ lệ phần trăm sở hữu của người có quyền kiểm soát, quyết
định trong doanh nghiệp
23 Tỷ lệ % doanh thu đến từ 5 đối tác lớn nhất
24 Phạm vi phân phối của sản phẩm/dịch vụ của khách hàng
25 Đánh giá khả năng ảnh hưởng của công nghệ tới hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
4
(Nguồn: MSB Hướng dẫn xếp hạng tín dụng, 2020) 5
Kết quả chấm điểm khách hàng sẽ được quy đổi thành các hạng khác nhau. Các mức xếp hạng sẽ được sắp xếp theo mức độ rủi ro tăng dần hoặc giảm dần, tương ứng với mức ứng xử của ngân hàng đối với nhu cầu cấp tín dụng. Khi kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng cao chứng tỏ MSB đánh giá cao mức độ tín nhiệm của khách hàng và đồng ý cấp tín dụng. Ngược lại, khi kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng ở mức thấp, MSB sẽ xem xét cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở có các ràng buộc thêm và tài sản bảo đảm cũng như các điều kiện kiểm soát cụ thể đối với từng phương án.
• Đo lường rủi ro thông qua tính toán mức tổn thất dự tính:
Đối với mỗi một chương trình tài trợ chuỗi cung ứng, MSB xây dựng cụ thể về quy mô tài trợ, phạm vi tài trợ và các ngưỡng mức tổn thất dự tính.
Đối với chương trình tài trợ chuỗi cung ứng EVN, MSB xây dựng ngưỡng tỷ lệ tổn thất tín dụng dự kiến tối đa 2,5 % đối với các khách hàng doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động kinh doanh năm gần nhất từ 2 tỷ đến 200 tỷ đồng và đối với doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động kinh doanh năm gần nhất trên 200 tỷ đồng.
Bảng 2.9: Tỷ lệ tổn thất dự kiến chương trình tài trợ chuỗi cung ứng EVN KHDN có doanh thu từ 2 tỷ
đến 200 tỷ đồng KHDN có doanh thu trên 200 tỷ đồng Tiêu chí Ngưỡng tối đa Tiêu chí Ngưỡng tối đa
1 Quy mô tổng mức cấp tín dụng 400 tỷ đồng Quy mô tổng mức cấp tín dụng Tổng mức dư nợ cấp tín dụng cho khách hàng không vượt quá 15 % vốn tự có của MSB. Tổng mức dư nợ của một khách hàng và người có liên quan không vượt quá 25% vốn tự có của MSB. 2 Tỷ lệ tổn thất dự kiến 2,5% Tỷ lệ tổn thất dự kiến 2,5%
(Nguồn: Chương trình tài trợ hợp đồng đầu ra cho khách hàng doanh nghiệp là nhà thầu của chủ đầu tư Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), 2019)