toàn và đem lại hiệu quả. Đây cũng là đơn vị triển khai phát triển và quản lý các chính sách, công cụ, mô hình đo lường quản lý rủi ro trọng yếu; là đơn vị phối hợp cùng với các đơn vị kinh doanh để nhận diện, đánh giá, thẩm định, phê duyệt, giám sát, cảnh báo sớm, quản lý nợ.
Khi thực hiện các hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng, đầu mối chính triển khai là nhân sự thuộc đơn vị kinh doanh, cụ thể: Ngân hàng doanh nghiệp là đơn vị sẽ chịu trách nhiệm quản lý và phát triển kinh doanh cho các khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi và khách hàng doanh nghiệp khác, Ngân hàng Bán Lẻ là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và phát triển kinh doanh cho các khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng. Hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng là sự kết hợp của nhiều phòng ban, trong đó công tác quản trị rủi ro tài trợ chuỗi cung ứng được chú trọng ở cả ba tuyến phòng vệ: đơn vị kinh doanh – quản lý rủi ro – kiểm toán nội bộ.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam(MSB) (MSB)
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Hợp nhất 2018 2019 2019 so với 2018 2020 2020 so với 2019 Tổng tài sản 137.769 156.978 13,94 % 176.698 12,56 % Vốn chủ sở hữu 13.820 14.864 7,55% 16.874 13,65 % Tổng thu nhập hoạt động 4.716 4.714 -0,04 % 7.371,2 56,36 % - Thu nhập Lãi thuần 2.902 3.062 5,51% 4.822 57,47 % - Lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ 272 522 91,91% 820,7 57,22 % 72
Chỉ tiêu Hợp nhất 2018 2019 2019 so với 2018 2020 2020 so với 2019 - Lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 209 155 -25,84 % 270 74 % -Lãi/lỗ từ hoạt động mua bán CKKD, CKĐT 707 153 - 78,36 % 552,5 261 % -Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 36 43 19,44% 189 339 % -Thu nhập khác 590 779 32,03% 717 -7,95 % chi phí hoạt động (2.924) (2.502) -14,43 % (3.586) -43,3 % Thuế TNDN (184) (244 ) 32,61% (512) -109 %
Lợi nhuận trước
thuế 1.054 1.288 22,32% 2.523 95,9 %
Lợi nhuận sau thuế 868 1.044 20,28% 2.011 92,6 %
Tỷ lệ LNST trên VSCH bình quân (ROE)
6,28 % 7,02 % 15,35% 11,92 % 69,8 %
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán của MSB năm 2020)
Do MSB tập trung tăng trưởng cho khách hàng, xử lý nợ xấu hiệu quả để nâng cao chất lượng tài sản, tổng tài sản năm 2019 của MSB tăng 13,94% so với năm 2018, đến năm 2020 đạt 176.698 tỷ đồng, tăng 12,56 % so với năm 2019.
Về vốn chủ sở hữu, kết thúc năm 2019 vốn chủ sở hữu của MSB tăng 1.044 tỷ đồng tương đương 7.55% so với năm 2018 và đạt 16.874 tỷ đồng năm 2020, tăng 13,65
% so với năm 2019.
Liên tiếp 2 năm 2019 - 2020 được coi là khá thành công của MSB khi các hoạt động kinh doanh lõi đều đạt sự tăng trưởng tốt. Cụ thể, theo số liệu hợp nhất, hoạt
động tín dụng hiệu quả đem về 3.062 tỷ đồng trong năm 2019 và 4.822 tỷ đồng trong năm
2020 thu nhập lãi thuần hợp nhất, thu nhập từ hoạt động dịch vụ hợp nhất đạt 522 tỷ đồng trong năm 2019 và 820,7 tỷ đồng trong năm 2020.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2019, 2020 lần lượt đạt 1.044 tỷ đồng và 2.011 tỷ đồng, tương đương mức tăng 20,28% và 92,6 % so với cùng kỳ năm liền trước.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân ổn định qua các năm 2018, 2019, đạt 0,7% do mức tăng của lợi nhuận ngang bằng với mức tăng của tổng tài sản. Tới năm 2020, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân tăng vọt, đạt mức 1,1 %. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân hợp nhất năm 2019 là 7,28%, ghi nhận mức tăng tương ứng 0,97% so với năm 2018. Tới năm 2020 tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân hợp nhất là 11,92 %, ghi nhận mức tăng kỷ lục 69,8 % so với năm 2019.
Căn cứ theo quy định tại thông tư 22/2019/NHNN-TT quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 15/11/2019, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của MSB được đánh giá như sau:
Bảng 2.2: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của MSB
Chỉ tiêu Quy định của
NHNN
MSB đáp ứng quy định
Tỷ lệ chi trả ≥ 10 % Tuân thủ
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản ≥ 50 % Tuân thủ
Tỷ lệ chi trả trong vòng 30 ngày VND Tỷ lệ chi trả trong vòng 30 ngày ngoại tệ
≥ 10 % Tuân thủ
Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho
vay trung dài hạn
≤ 40% Tuân thủ
(Nguồn: Bản cáo bạch của MSB năm 2020)
Trong công bố cuối tháng 3/2019, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s Investors Service đã nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của MSB ở một số hạng mục như sau:
Bảng 2.3 : Xếp hạng tín nhiệm cho MSB của Moody’s Hạng mục Xếp hạng của Moody’s 2018 2019 2020 Triển vọng Ổn định Ổn định Ổn định Xếp hạng nhà phát hành B3 B2 B2
Xếp hạng tiền gửi dài hạn B2 B2 B2
Rủi ro đối tác dài hạn B2 B1 B1
Đánh giá rủi ro đối tác B2 B1 B1
Đánh giá tín dụng cơ sở Caa1 B3 B3
(Nguồn: Moody’s)
Thang xếp hạng tín dụng Moody’s theo thứ tự từ thấp đến cao đối với Việt Nam như sau: C, Ca, Cca3, Caa2, Caa1, B3, B2, B1, Ba3, Ba2, Ba1.
Đặc biệt nội dung đánh giá của Moody’s năm 2020 đã có đánh giá tính ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Bước vào năm 2020, khi toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng do dịch bệnh, một số ngân hàng và công ty tài chính đã bị tổ chức xếp hạng cân nhắc hạ mức tín nhiệm thì các hoạt động và chỉ số tài chính, chất lượng tài sản của MSB vẫn đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro. Moody’s đánh giá và giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm cho MSB sau khi đánh giá sau khi tính toán toàn bộ các hậu quả của dịch bệnh tạo ra.
Trước những định hướng chung đó, cùng với nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và áp lực cạnh tranh từ các đối thủ ngày càng lớn thì MSB đã có những chiến lược phù hợp để phát triển như tập trung phát triển ngân hàng số và xây dựng phát triển hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng tín dụng, gia tăng giá trị của doanh nghiệp dựa trên các nền tảng xuất sắc về nhân sự, dữ liệu, vận hành, công nghệ và quản trị rủi ro.