Nội dung của quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 59)

thương mại

Hoạt động quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm nhưng không giới hạn các yếu tố như: quy mô ngân hàng, cơ cấu tổ chức nhân sự của ngân hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng từng thời kỳ, khẩu vị rủi ro của ngân hàng, ứng dụng công nghệ trong công tác quản trị rủi ro, đối tượng tài trợ của ngân hàng,… Tuy nhiên các ngân hàng thương mại hiện nay dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đều hướng đến quản trị rủi ro đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể là đáp ứng chuẩn của Ủy ban basel II đưa ra gồm 4 nội dung cơ bản là: nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro. Vận dụng nguyên tắc trong cơ chế quản trị rủi ro nêu trên vào hoạt động quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thì buộc ngân hàng phải xây dựng khung chính sách văn bản về quy định, chương trình sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng phù hợp; đồng thời kết hợp công tác quản trị nhân sự để vận hành chương trình tài trợ chuỗi cung ứng hiệu quả, tối ưu hóa các chi phí và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Nhận diện và xác định các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng

Đo lường rủi ro trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng

Theo dõi các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng đã được n diện

Kiểm soát rủi ro trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng

nhậ

Hình 1.6 : Nội dung QTRR trong tài trợ chuỗi cung ứng tại NHTM (Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước, 2018)

Chìa khóa quan trọng nhất đối với công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng đến từ việc phải nhận diện, đánh giá, đo lường và kiểm soát được các rủi ro đến từ yếu tố Doanh nghiệp cốt lõi của chuỗi cung ứng. Năng lực tài chính, lĩnh vực hoạt động, quy mô mạng lưới của khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi quyết định tới quy mô của chương trình tài trợ chuỗi cung ứng. Tầm ảnh hưởng của khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi đối với các chủ thể trong chuỗi cung ứng quyết định các hình thức tài trợ chuỗi cung ứng. Sự hỗ trợ và mức độ hợp tác từ phía Doanh nghiệp cốt lõi đối với ngân hàng quyết định nội dung tài trợ chuỗi cung ứng. Nói một cách khác, công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng phải chú trọng nhận diện, đánh giá và đo lường các rủi ro đến từ phía khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi, để kịp thời theo dõi, giám sát và kiểm soát được các rủi ro. Khi ngân hàng đã nắm bắt được các đặc trưng tổng thể của chuỗi cung ứng và nhận định công tác quản trị rủi ro mục tiêu hướng đến đối tượng khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi, từ đó mới triển khai quản trị rủi ro đối với các khách hàng mục tiêu khác trong chuỗi cung ứng.

1.3.3.1. Nhận diện và xác định rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng

Việc nhận diện và xác định rủi ro là nội dung đầu tiên của quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng. Trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cốt lõi đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Do vậy, ngân hàng cần tiến

Tư cách khách hàng

Khả năng kiểm soát Năng lực khách hàng

Điều kiện tài trợ Khả năng tài chính

Bảo đảm tiền vay

hành rà soát và nhận diện rủi ro từ doanh nghiệp cốt lõi trước, sau đó mới nhận diện rủi ro và xác định rủi ro từ các mắt xích khác của chuỗi cung ứng.

a. Mô hình nhận diện rủi ro đối với từng khách hàng trong chuỗi cung ứng

Ngân hàng thường sử dụng mô hình 6 nhân tố để thực hiện nhận diện các rủi ro đối với từng khách hàng trong chuỗi cung ứng bao gồm cả doanh nghiệp cốt lõi:

Hình 1.7 : Mô hình phân tích 6 nhân tố Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015)

Tư cách khách hàng: Ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá khách hàng về khả năng đáp ứng các yếu tố về tính trung thực, sự hợp tác, sự thiện chí và sự minh bạch. Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng cũng đã đề cập “khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (là pháp nhân, cá nhân, bao gồm: (i) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở

Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài”. Ngoài ra người vay vốn phải thể hiện thiện chí về nhu cầu được cấp tín dụng cũng như đưa ra được mục đích cấp tín dụng rõ ràng.

Năng lực pháp lý của khách hàng: Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân

hàng nước ngoài đối với khách hàng cũng đã đề cập: “khách hàng là pháp nhân có

năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật”.

Khả năng tài chính: là tiêu chí đánh giá khách hàng có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ vay ngân hàng hay không. Ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu tài chính dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng trong những năm trước liền kề để dự phóng được mức giá trị có thể cấp tín dụng và đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng. Tiêu chí này bao gồm các nội dung đánh giá về khả năng kiểm soát chi phí, hiệu quả hoạt động trong việc tạo ra doanh thu, năng lực trả lãi tiền vay, trạng thái thanh khoản, khả năng sinh lời hay đòn bẩy tài chính.

Bảo đảm tiền vay: là việc khách hàng hoặc bên thứ ba sử dụng tài sản có giá trị thuộc sở hữu của khách hàng hoặc bên thứ ba để bảo lãnh cho các nghĩa vụ tài chính của khách hàng phát sinh từ khoản cấp tín dụng. Tương ứng với doanh thu của từng đối tượng khách hàng, mức độ tương tác trong chuỗi cung ứng và vai trò của khách hàng trong chuỗi cung ứng, ngân hàng sẽ áp dụng các chính sách về việc cấp tín dụng có hay không có tài sản bảo đảm, hoặc cấp tín dụng dựa trên một phần là tài sản bảo đảm, một phần dựa trên các tiêu chí khác như: uy tín khách hàng, kèm theo các điều kiện kiểm soát về tài khoản giao dịch, kiểm soát về doanh thu chuyển về tài khoản ngân hàng,… Hiện nay các ngân hàng thưowng mại đã xây dựng khung chính sách và quy trình cụ thể về tiêu chí nhận tài sản làm bảo đảm như: loại hình tài sản, chủ sở hữu, tính thanh khoản của tài sản, áp dụng hệ số đảm bảo tương ứng đối với từng loại tài sản,…

Điều kiện tài trợ: là các nội dung ràng buộc thêm trách nhiệm và nghĩa vụ của khách hàng với ngân hàng và ngược lại, nhằm giúp ngân hàng thực hiện công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng. Khi hầu hết các chỉ tiêu đo lường rủi ro mà ngân hàng sử dụng đều dựa trên thông tin từ quá khứ để đưa ra những hành động cho tương lai. Tiêu chí về điều kiện tài trợ giúp cho ngân hàng phát hiện những rủi ro khi những nhận định ban đầu không còn phù hợp khi triển khai thực tế. Khả năng về kiểm soát khoản tài trợ vốn thể hiện thông qua việc quản lý đánh giá khoản tín dụng định kỳ hoặc đột xuất theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, dưới sự phối hợp của nhiều bộ phận trong nội bộ ngân hàng.

Bên cạnh đó Ngân hàng cũng thường sử dụng mô hình phân tích SWOT trong công tác nhận diện rủi ro chuỗi cung ứng:

Hình 1.8: Mô hình phân tích SWOT (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015)

Đối với doanh nghiệp cốt lõi hay đối với tổng thể hoạt động chuỗi cung ứng đang vận hành, việc ứng dụng mô hình phân tích SWOT thông qua các câu hỏi như: khách hàng có lợi thế gì đặc biệt? Vị thế của khách hàng trong thị trường ngành? Khách hàng đang tồn tại những nội dung bất cập hoặc tiềm ẩn rủi ro nào trong cơ cấu tổ chức hay hoạt động kinh doanh? Xu thế nào có lợi cho khách hàng/chuỗi cung ứng? Số lượng đối thủ cạnh tranh và vị trí của khách hàng? Khách hàng / chuỗi cung ứng đang có vấn đề gì về tồn động vốn lưu động hay hàng tồn kho?... Việc phân tích

theo mô hình SWOT đặt ngân hàng nhìn nhận dưới góc độ trong và ngoài doanh nghiệp để nhận diện các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng.

Mô hình SWOT còn có thể ứng dụng để phân tích chính bản thân ngân hàng khi thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng, thông qua các nội dung về điểm mạnh, điểm yếu, đối thủ cạnh tranh,.. Trên cơ sở các nội dung phân tích đánh giá, ngân hàng nhận diện các rủi ro và tồn tại khi triển khai tài trợ chuỗi cung ứng, đồng thời là cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng.

b. Phương pháp nhận diện rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng

Hiện nay các ngân hàng thương mại sử dụng các phương pháp nhận diện rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng như sau:

• Phương pháp phân tích chỉ tiêu tài chính dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng doanh nghiệp: Đối tượng sử dụng phương pháp này là các tổ chức, doanh nghiệp mà ngân hàng đã đang và sẽ tài trợ trong chuỗi cung ứng. Ngân hàng dựa trên số liệu trong báo cáo tài chính tối thiểu 2 năm gần nhất để phân tích đánh giá trạng thái tài chính của doanh nghiệp bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung về lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, .. và so sánh số liệu tại cùng kỳ đánh giá qua các năm để thấy được xu hướng hoạt động kinh doanh của khách hàng. Bằng cách đánh giá dữ liệu tài chính trong quá khứ của khách hàng, ngân hàng có cơ sở đưa ra các dự đoán cho hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng trong tương lai và nhận diện rủi ro tương ứng khi thực hiện tài trợ chuỗi cung ứng. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính tại báo cáo tài chính cũng góp phần giúp ngân hàng thu thập thông tin về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và đánh giá được năng lực của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, góp phần nhận diện các rủi ro trong công tác quản trị rủi ro khi tài trợ chuỗi cung ứng doanh nghiệp.

• Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp nhận diện rủi ro thông qua các câu hỏi về

các nội dung trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng và tình huống có thể xảy ra trong công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng. Phương pháp

phỏng vấn có thể thực hiện theo nhu cầu khảo sát của bộ phận phụ trách nhằm định kỳ tổng hợp báo cáo hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo ngân hàng. Đối tượng phỏng vấn không giới hạn trong nội bộ ngân hàng hoặc đối tượng mà ngân hàng tài trợ. Phương pháp phỏng vấn thu thập ý kiến trả lời dưới góc độ từng vị trí phỏng vấn sẽ giúp nhận diện rủi ro ở nhiều phương diện. Tuy nhiên để vận dụng hiệu quả phương pháp này thì đòi hỏi người đặt câu hỏi phải có năng lực nhất định về chuyên môn nghiệp vụ và sự hiểu biết về lĩnh vực hoạt động và đặc điểm của chuỗi cung ứng.

• Phương pháp nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ: Nhà quản trị ngân hàng có thể tham khảo các số liệu tổn thất trong quá khứ để làm cơ sở dự đoán nhận diên các rủi ro có thể phát sinh trong tương lai. Các thông tin tổn thất trong quá khứ thường đi kèm với những biến cố nhất định, các đánh giá về nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của tổn thất trong quá khứ, giúp nhà quản trị ngân hàng có thể dự đoán các rủi ro tương tự có thể xảy ra và chuẩn bị sẵn các phương án nhằm phòng ngừa rủi ro hay dự toán các chi phí tổn thất trong tương lai.

1.3.3.2. Đo lường các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng

Hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng của Ngân hàng thương mại hướng đến các nghiệp vụ tài trợ tài chính toàn diện trong chuỗi cung ứng như: cho vay, phát hành bảo lãnh, mở L/C, thấu chi, thẻ tín dụng, bao thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ (D/A, D/P), chiết khấu bộ chứng từ không hoàn hảo theo L/C (Letter of credit). .. Đối với đặc thù triển khai từng chuỗi cung ứng cụ thể, ngân hàng có thể kết hợp các gói ưu đãi về lãi suất, phí, tiện ích tài khoản,.... Thông qua các danh mục sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng tại hình 1.4 – Mô hình tài trợ chuỗi cung ứng, hoạt động đo lường rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng bao gồm các nội dung sau:

a. Đo lường rủi ro từ phía khách hàng

Dựa trên hình thức tài trợ của ngân hàng đối với khách hàng trong chuỗi cung ứng để sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đo lường rủi ro từ phía khách hàng. Đối với các hoạt động tài trợ theo hình thức cấp vốn, phải kể đến kỹ thuật đo lường rủi ro sau:

• Xếp hạng tín dụng: là việc đánh giá mức độ tín nhiệm và khả năng trả nợ của người đi vay (hiện tại và tương lai) thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nhằm hạn chế lựa chọn đối nghịch và rủi ro tín dụng, thúc đẩy và mở rộng quan hệ tín dụng như một tổng thể. (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Theo cách hiểu này, xếp hạng tín dụng là một công cụ và kỹ thuật đo lường rủi ro dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng theo quy chuẩn nhất định nhằm mục đích đánh giá mức độ tín nhiệm và khả năng trả nợ của khách hàng. Có hai cách để có được kết quả xếp hạng tín dụng là: sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của những tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập và sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của chính ngân hàng sẽ tài trợ vốn.

Ngân hàng nhà nước đã có quy định cụ thể: Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Ngân hàng Nhà Nước, 2018). Như vậy việc xếp hạng tín dụng nội bộ là nội dung bắt buộc trong hoạt động tài trợ vốn cho tất cả đối tượng khách hàng vay vốn: doanh nghiệp, cá nhân,… Tuy nhiên với các khách hàng đặc thù là các định chế tài chính, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán,…có thể xem xét sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng từ các tổ chức xếp hạng độc lập dựa trên các quy chuẩn khắt khe và uy tín của các tổ chức xếp hạng độc lập này.

Đối với mỗi ngân hàng thương mại sẽ xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng riêng phụ thuộc vào chiến lược quản trị rủi ro và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng bao gồm các tiêu chí về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, quy mô hoạt động của khách hàng, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, so sánh với một ngưỡng nhất định theo quy chuẩn.

Đối với các hoạt động tài trợ theo hình thức khác, tùy từng trường hợp cụ thể để ngân hàng có thể giản lược một số nội dung kỹ thuật đo lường rủi ro kể trên.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w