Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Ngoạ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 45 - 48)

thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch

Năm 2020 là một năm thử thách, khó khăn đối với hệ thống ngân hàng nói chung và Vietcombank Sở giao dịch nói riêng. Đại dịch COVID-19, thiên tai bão lũ tại các tỉnh miền Trung đã khiến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn chưa từng có. Tuy vậy, hợp tác hiệu quả với đối tác và khách hàng, Vietcombank Sở Giao dịch đảm bảo lợi nhuận kinh doanh, là đơn vị dẫn đầu trong việc chung tay hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, NHNN trong việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, giảm phí dịch vụ, giảm lãi suất cho vay. Vietcombank Sở giao dịch đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng để vượt qua đại dịch góp phần ổn định kinh tế.

Các ứng dụng công nghệ đã được vận dụng linh hoạt vào việc đa dạng hóa kênh cung ứng và danh mục sản phẩm dịch vụ, nâng cao an toàn bảo mật và liên tục gia tăng tiện ích, tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Vietcombank Sở giao dịch cung cấp sản phẩm tối ưu đến khách hàng, hợp tác với các công ty Fintech chuyên cung cấp các giải pháp thanh toán vượt trội để phục vụ khách hàng; cung cấp dịch vụ quản lý vốn tập trung với Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, và nhiều doanh nghiệp lớn.

Năm 2020 Vietcombank Sở giao dịch đã có nhiều hợp đồng tài trợ - hợp tác lớn như: Hợp đồng tín dụng tài trợ vốn lưu động 3.000 tỷ đồng với Tổng Công ty Điện lực, Dầu khí Việt Nam (PV Power), Hợp đồng tín dụng tài trợ vốn lưu động

2.000 tỷ đồng với Tổng Công ty Thăm dò và khai thác Dầu khí (PVEP) và nhiều Hợp đồng có giá trị khác.

Hoạt động huy động vốn

Tổng huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 87.093 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% so với năm 2019, đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng vốn; Nâng tổng số nguồn vốn huy động của Sở giao dịch lên 92.000 tỷ đồng, tăng trưởng 12,2% so với năm 2019. Trong đó tiền gửi khách hàng đạt 84.163 tỷ đồng, tăng trưởng 12,7% so với năm 2019,

chiếm 5% thị phần tiền gửi khách hàng toàn ngân hàng. Bên cạnh đó, Vietcombank Sở giao dịch cũng tận dụng tốt nguồn vốn từ thị trường 2 và từ Chính phủ, NHNN để hỗ trợ cân đối và đảm bảo thanh khoản

Cơ cấu huy động vốn tiếp tục chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi ổn định với chi phí thấp, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn: (i) Tiền gửi VND tiếp tục tăng khá 12,5% so với năm 2019, chiếm 94,8% tổng tiền gửi khách hàng; (ii) Huy động vốn không kỳ hạn tăng 10,3%, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn đạt 16%;

(iii) Huy động vốn bán lẻ tăng trưởng 9,5% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng gần 57,5% tổng huy động vốn.

Hoạt động tín dụng

Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 33.500 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng tổ chức, dân cư và trái phiếu doanh nghiệp đạt 31.503 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4%, chiếm 4,8% tín dụng toàn toàn ngân hàng.

- Theo đối tượng: Các phân khúc khách hàng mục tiêu đều đạt mức tăng trưởng tốt: Khối bán lẻ: Tiếp tục duy trì thị phần dẫn đầu thị trường với dư nợ tăng trưởng 18,1% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 33,7% tổng dư nợ tín dụng.

Khối bán buôn: Tăng trưởng 15,3% so với đầu năm, trong đó dư nợ SME tăng trưởng khá, đạt 18,6%, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung.

- Theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng trưởng tốt 17,2% so với đầu năm theo đúng định hướng; Dư nợ trung dài hạn được cân đối mở rộng cho phân khúc bán lẻ, khách hàng FDI, SME; Các dự án, chương trình trọng điểm có hiệu quả. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ là 35,7%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu kiểm soát.

- Theo loại tiền: Dư nợ tăng trưởng theo đúng định hướng, trong đó cho vay VND tăng 12,8% so với đầu năm; Cho vay ngoại tệ được kiểm soát, giảm 11.3% so với đầu năm, bám sát chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN, chuyển dần từ quan hệ vay mượn sang mua bán ngoại tệ, giảm bớt áp lực cân đối ngoại tệ.

Hoạt động dịch vụ, đặc biệt hoạt động kinh doanh đến mảng phát hành và thanh toán thẻ

Thu dịch vụ ròng (gồm thu phí dịch vụ bảo lãnh) đạt 618 tỷ đồng, tăng trưởng 12,2% so với năm 2019, tiếp tục duy trì là Chi nhánh có mức thu dịch vụ ròng cao nhất ngân hàng, trong đó: Thu dịch vụ ròng không gồm thu phí bảo lãnh đạt đạt 466 tỷ đồng, tăng trưởng 20%.

Cơ cấu thu dịch vụ năm 2019 chuyển dịch tích cực với mức tăng trưởng tốt từ các dòng dịch vụ bán lẻ, dịch vụ hiện đại (thu dịch vụ bán lẻ tăng tốt trên 30,4%, chiếm tỷ trọng 34% tổng thu dịch vụ ròng, cải thiện 5% so với năm 2019). Một số dòng dịch vụ đạt kết quả nổi bật như sau:

- Thu dịch vụ thẻ tăng trưởng tốt nhờ đẩy mạnh tiến trình số hóa hoạt động thẻ với 15 sản phẩm thẻ mới, 23 tính năng mới và nâng cấp chỉnh sửa 17 tính năng hiện có, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như cổng thanh toán e- commerce, với tổng số phát hành mới đạt trên 48.697 thẻ.

- Dịch vụ thanh toán phát triển nhanh, đi đầu trong việc cung ứng các giải pháp thanh toán đồng bộ cho các đối tượng khách hàng, Sở giao dịch là Chi nhánh có kết nối nhiều nhất với các công ty Fintech để triển khai các dịch vụ trung gian thanh toán như thanh toán trực tuyến, dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ chi hộ đi kèm với chú trọng nâng cao tính bảo mật, bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ. Tổng thu ròng dịch vụ thanh toán tăng trưởng 14% so với năm trước, đạt 272 tỷ đồng. Dịch vụ tài trợ thương mại tiếp tục tăng trưởng với việc tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ liên quan tới giải pháp robotics trong xử lý giao dịch. Kết quả tổng thu phí dịch vụ đạt 97,8 tỷ đồng.

- Chi nhánh cũng là đơn vị được chọn để triển khai kiểm thử toàn hàng đối với hệ thống Corebanking, và trở thành một trong hai đơn vị đầu tiên golive Corebanking tại Vietcombank. Việc golive Corebanking thành công tại Sở giao dịch là cơ sở lớn nhất để Ban lãnh đạo Vietcombank quyết định vận hành hệ thống Ngân hàng lõi, đánh dấu bước chuyển mình lịch sử của toàn hệ thống Vietcombank, quyết định tính đa dạng của sản phẩm, khả năng mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa kênh dịch vụ.

- Hoạt động thanh toán ngân hàng điện tử có bước phát triển mạnh mẽ với gần 700 nghìn lượt khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, số lượng giao dịch đạt gần 800 nghìn giao dịch (tăng 61% so với năm trước), chiếm 11% tổng số lượng giao dịch toàn thị trường qua kênh NAPAS.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch trong bối cảnh đại dịch Covid-19. (Trang 45 - 48)