1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng
1.3.1.1.Khái niệm
Chất lượng là sự phù hợp, thỏa mãn với nhu cầu nào đó. Chất lượng tín dụng được hiểu là khoản cấp tín dụng phù hợp và thỏa mãn các nhu cầu của các chủ thể liên quan đến khoản cấp tín dụng đó. Những chủ thể liên quan bao gồm người cấp tín dụng (Ngân hàng), người được cấp tín dụng (Khách hàng) và nền kinh tế - xã
hội (Nguyễn Thị Thu Đông, Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2012). Do đó, khi xem xét khái niệm Chất lượng tín dụng, ta cần đánh giá dựa trên quan điểm “sự thỏa mãn” của cả ba chủ thể trên, cụ thể:
+ Đối với Khách hàng: các khoản cấp tín dụng của ngân hàng phải đáp ứng
được nhu cầu của Khách hàng về quy mô, thời gian, chính sách lãi suất, phí, tính thuận lợi, chất lượng dịch vụ…
+ Đối với Ngân hàng: chất lượng tín dụng được đánh giá hai khía cạnh là (i) Các khoản cấp tín dụng được cấp cho khách hàng phải có quy mô, thời gian phù hợp với khẩu vị rủi ro và định hướng của ngân hàng, có mức lãi suất và phí tốt, và đồng thời (ii) Đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng, quản trị tốt rủi ro tín dụng.
+ Đối với nền kinh tế - xã hội: Tín dụng ngân hàng phải đảm bảo được vai trò trong việc luân chuyển vốn, giúp dòng tiền được điều chuyển từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn với mức giá cả hợp lý, phù hợp định hướng phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, đóng vai trò là trụ cột chính của thị trường tiền tệ, đặc biệt với những quốc gia có thị trường vốn chưa phát triển như Việt Nam.
Ta thấy, góc nhìn của mỗi chủ thể trên với chất lượng tín dụng là khác nhau, dẫn đến việc tiếp cận khái niệm “chất lượng tín dụng” cũng khác nhau, thậm chí có thể mâu thuẫn. Các ngân hàng luôn muốn kiểm soát khách hàng một cách chặt chẽ nhất với những chính sách lãi suất, phí cao, còn khách hàng lại luôn muốn có những dịch vụ ngân hàng tốt nhất, nhanh nhất và chi phí rẻ nhất; trong khi đó, nền kinh tế - xã hội lại muốn khuyến khích giảm lãi suất nhằm kích thích phát triển kinh tế trong thời kỳ khó khăn, hay giảm lãi suất để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp mới thành lập, đi ngược lại với lợi ích của các ngân hàng. Vì vậy, mỗi chủ thể cần phải có những sự nhượng bộ nhất định để có thể triển khai các sản phẩm tín dụng phù hợp và được đón nhận bởi thị trường. Như vậy, ta có thể hiểu khái niệm chất lượng tín dụng chính là “Sự cân bằng, tổng hòa lợi ích một cách phù hợp giữa các chủ thể tham gia vào quá trình cấp tín dụng giúp thỏa mãn nhu cầu của tất cả các chủ thể đó”.
Trong phạm vi bài nghiên cứu, dưới góc nhìn từ phía Ngân hàng, mục tiêu của tác giả là phân tích và đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietcombank Sở giao dịch. Vì vậy, chất lượng tín dụng trong bài viết sẽ được tác giả phân tích theo các khía cạnh chính (i) Chất lượng, hiệu quả của hoạt động tín dụng; (ii) Chất lượng của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng; (iii) Sự hài lòng của khách hàng và (iv) Mức độ phù hợp với chủ trương, chính sách của nhà nước cũng như quy định của ngân hàng. Các vấn đề liên quan đến lợi ích của chủ thể Khách hàng và chủ thể Nền kinh tế - xã hội sẽ được tác giả nêu ra để đảm bảo tính nhất quán và mạch lạc cho nội dung bài viết, tác giả không đi vào phân tích chi tiết các vấn đề này.
1.3.1.2.Phân biệt chất lượng tín dụng DNVVN với chất lượng tín dụng
doanh nghiệp lớn và chất lượng tín dụng cá nhân.
Như đã phân tích ở trên, chất lượng tín dụng nói chung được hiểu là sự cân bằng, tổng hoà lợi ích một các phù hợp giữa các chủ thể tham gia vào quá trình cấp tín dụng giúp thoả mãn nhu cầu của tất cả các chủ thể đó. Chất lượng tín dụng DNVVN cũng mang những đặc điểm cơ bản của chất lượng tín dụng nói chung. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng tín dụng DNVVN cũng như chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn và khách hàng cá nhân là rất khác nhau do yêu
cầu và mục đích tín dụng của các nhóm khách hàng là khác nhau. Do đó, để có thể đánh giá chính xác chất lượng tín dụng DNVVN cũng như đưa ra được các giải pháp nhằm tối ưu hoá lợi ích của các chủ thể liên quan, ta cần hiểu và phân biệt rõ chất lượng tín dụng của DNVVN với các đối tượng khách hàng khác.
Bảng 1.4: Phân biệt chất lượng tín dụng DNVVN
KH cá nhân DNVVN Doanh nghiệp lớn Giống nhau
Về phía khách
hàng
Khoản cấp tín dụng đều phải đáp ứng được nhu cầu của Khách hàng về quy mô, thời gian, chính sách lãi suất, phí, tính thuận lợi, chất lượng dịch vụ…
Về phía ngân hàng Khoản cấp tín dụng phải phù hợp với khẩu vị rủi ro và định hướng của ngân hàng, có mức lãi suất và phí tốt, đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn của khách hàng.
Về kinh tế - xã hội Đảm bảo vai trò luân chuyển vốn trong nền kinh tế
Khác nhau
Về phía khách
hàng
- Quy mô vốn Vừa đủ đáp ứng nhu cầu.
Càng lớn càng tốt, đôi khi vượt quá nhu cầu thực tế.
Phù hợp với cơ cấu vốn theo từng giai đoạn.
- Thời gian Ngay lập tức Nhanh Kịp thời
- Chính sách lãi suất, phí Phù hợp với khả năng chi trả Càng thấp càng tốt Thấp - Tính thuận lợi và chất lượng dịch vụ
Cao Cao Rất cao
Về phía ngân hàng - Khẩu vị rủi ro và định hướng Tập trung vào nhóm khách hàng có uy tín tốt, có Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng, Ưu tiên các ngành nghề có rủi ro thấp hoặc doanh nghiệp
KH cá nhân DNVVN Doanh nghiệp lớn thu nhập cao và ổn định, ưu tiên có tài sản bảo đảm. thẩm định kĩ nhu cầu cấp tín dụng thực tế. đầu ngành. - Chính sách lãi suất, phí Càng cao càng tốt Cao, phù hợp với quy mô. Phù hợp, đảm bảo cạnh tranh Về kinh tế - xã hội
- Luân chuyển vốn Đảm bảo tài chính cá nhân Đảm bảo đủ nguồn vốn hoạt động, phát triển, tránh sử dụng vốn sai mục đích. Đảm bảo đủ nguồn vốn hoạt động, phát triển, hạn chế thất thoát vốn.
1.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN
1.3.2.1.Các chỉ tiêu định lượng
+ Dư nợ cho vay của DNVVN: là dư nợ đối với các khách hàng đáp ứng các tiêu chí phân loại khách hàng DNVVN theo quy định của tổ chức tín dụng tại cuối kỳ báo cáo (thường là cuối các năm tài chính). Chỉ tiêu này thể hiện quy mô dư nợ cho vay DNVVN của tổ chức tín dụng.
+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN: chỉ tiêu này được xác định như sau:
Chỉ tiêu này phản ánh xu hướng và tốc độ phát triển của dư nợ vay của DNVVN tại tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.
+ Tỷ trọng dư nợ cho vay của DNVVN trên tổng dư nợ toàn đơn vị:
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tốc độ tăng trưởng dư nợ DNVVN (%)
Dư nợ cho vay năm (t) - Dư nợ cho vay năm (t-1) =
Dư nợ cho vay năm (t-1)
Tỷ trọng dư nợ vay DNVVN (%)
Dư nợ cho vay DNVVN =
Tổng dư nợ toàn đơn vị x 100
Tỷ lệ này được sử dụng để đánh giá quy mô của hoạt động cho vay DNVVN đối với tổng thể hoạt động cho vay của toàn đơn vị, từ đó đánh giá được tiềm năng phát triển, cơ cấu hoạt động, định hướng và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
Tùy thuộc vào định hướng và mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ, mỗi ngân hàng dựa trên khẩu vị rủi ro của mình sẽ lựa chọn những cơ cấu cấp tín dụng đối với từng loại hình doanh nghiệp theo quy mô một cách phù hợp.
+ Số dư bảo lãnh, L/C của DNVVN: Chỉ tiêu được xác định tương tự như chỉ tiêu về dư nợ cho vay của DNVVN, được sử dụng để đánh giá quy mô hoạt động phát hành bảo lãnh, L/C đối với DNVVN tại tổ chức tín dụng.
+ Tốc độ tăng trưởng số dư bảo lãnh, L/C của DNVVN: Chỉ tiêu được xác định tương tự như chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của DNVVN, được sử dụng để xác định xu hướng và tốc độ phát triển của hoạt động cấp bảo lãnh, L/C đối với DNVVN.
+ Tỷ trọng số dư bảo lãnh, L/C của DNVVN trên tổng số dư bảo lãnh toàn Đơn vị: Chỉ tiêu này được xác định tương tự như chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay của DNVVN trên tổng dư nợ. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá quy mô, cơ cấu hoạt động phát hành bảo lãnh, L/C cho DNVVN trong tổng thể hoạt động của toàn đơn vị.
+ Lợi nhuận từ hoạt động cấp tín dụng của DNVVN: Là tổng lợi nhuận ngân hàng thu được từ hoạt động cấp tín dụng cho DNVVN, thường được tính toán theo quý, theo năm.
Đây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng cho DNVVN.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của DNVVN: Nợ quá hạn, nợ xấu là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng ngân hàng không hoàn hảo khi doanh nghiệp vay vốn không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho NHTM đúng hạn và số tiền đó cũng không được ngân hàng thương mại gia hạn nợ. Chỉ tiêu này được các ngân hàng xác định vào một thời điểm nhất định thường là vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm.
Tỷ lệ nợ xấu (hoặc nợ quá hạn) (%)
Nợ xấu (hoặc nợ quá hạn) =
Nợ xấu theo quy định hiện hành của NHNN là các khoản nó có thời gian quá hạn từ 90 ngày trở lên (nợ nhóm 3 đến nhóm 5).
Nợ quá hạn bao gồm nợ nhóm 2 (nợ quá hạn thanh toán từ 10 đến 90 ngày ) và nợ xấu
Tỷ lệ này phản ánh chất lượng của hoạt động thẩm định và rủi ro mất vốn từ hoạt động cho vay, là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá chất lượng tín dụng đối với NHTM. Các NHTM đều cố gắng giữ tỷ lệ này ở mức thấp nhất do việc gia tăng nợ quá hạn/nợ xấu sẽ làm gia tăng các chi phí trích lập, đòi nợ, xử lý tài sản, làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng.
+ Tỷ lệ Tài sản bảo đảm (TSBĐ): Chỉ tiêu này được tính toán như sau:
Chỉ tiêu này phản ánh việc khả năng phòng ngừa rủi ro bằng nguồn thu thứ cấp từ TSBĐ của ngân hàng trên mỗi khoản vay. Tỷ lệ TSBĐ càng cao ngoài việc thể hiện tính cam kết cao của khách hàng trong việc trả nợ, còn cho thấy tiềm năng thu hồi nợ từ nguồn thứ cấp trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Các NHTM luôn cố gắng đàm phán với KH để có được tỷ lệ bảo đảm cao tối đa.
1.3.2.2.Các chỉ tiêu định tính:
+ Uy tín, thương hiệu của NHTM: Uy tín và thương hiệu của ngân hàng cấp tín dụng cũng là một trong những nhân tố đánh giá chất lượng tín dụng. Khi khách hàng được những ngân hàng có uy tín cao cấp tín dụng thì nhìn chung, các đối tác của khách hàng đó cũng có thể đánh giá rằng họ là những khách hàng uy tín. Ví dụ hiện tại, Vietcombank là ngân hàng có uy tín cao trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam nên thường được các tổ chức quốc tế áp dụng những chính sách phí, lãi suất ưu đãi hơn, thậm chí trực tiếp chỉ định các nhà xuất nhập khẩu phải sử dụng dịch vụ của Vietcombank.
+ Tốc độ phục vụ, chất lượng dịch vụ: Thông thường, sản phẩm tín dụng có chất lượng cao phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về thời gian giải ngân,
Tỷ lệ TSBĐ (%)
Tổng giá trị TSBĐ của DNVVN =
xét duyệt hồ sơ vay vốn… và có nhiều dịch vụ, sản phẩm đi kèm cũng như hệ thống mạng lưới rộng, nhằm đem tới cho khách hàng sự thuận lợi tối đa trong giao dịch.
+ Mức độ hài lòng của khách hàng: Đối tượng sử dụng của các khoản cấp tín dụng chính là khách hàng. Khách hàng chính là những người đánh giá trực quan nhất đến chất lượng của các khoản cấp tín dụng thông qua việc đánh giá sự thỏa mãn của họ về thời gian, quy mô khoản cấp tín dụng, chính sách phí, lãi suất, thái độ phục vụ và tốc độ xử lý công việc.
+ Mức độ phù hợp với chủ trương, chính sách của nhà nước cũng như quy định của ngân hàng: Khoản cấp tín dụng tốt không chỉ đơn thuần là những khoản cấp tín dụng mang lại lợi ích cho ngân hàng và khách hàng, mà còn phải đáp ứng tốt các chủ trương, chính sách, định hướng phát triển của Nhà nước từng thời kỳ cũng như đáp ứng đầy đủ các quy định và định hướng tín dụng của ngân hàng.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
1.3.3.1.Từ phía ngân hàng:
+ Quy định, quy trình, chính sách: Các quy định, quy trình, chính sách của ngân hàng về lĩnh vực tín dụng là một hệ thống các văn bản nội bộ điều chỉnh các hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thẩm định tín dụng, cấp tín dụng, kiểm tra sau cho vay và công tác thu hồi nợ. Theo đó, quy định và quy trình gọn nhẹ, hiệu quả là điều mà các NHTM đều hướng tới, giúp tiết giảm thời gian, tốc độ tác nghiệp đồng thời vẫn đảm bảo quản trị tốt rủi ro tín dụng. Chính sách tín dụng đóng vai trò định hướng mục tiêu phát triển tín dụng của ngân hàng từng thời kỳ nhằm khai thác tối đa các điểm mạnh của ngân hàng, tận dụng cơ hội và giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng.
+ Kiểm soát nội bộ: theo mô hình ba tuyến phòng thủ, kiểm soát nội bộ là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa hiệu quả của các công cụ kiểm soát rủi ro, hạn chế tối đa rủi ro từ các hoạt động tín dụng của ngân hàng.
+ Con người: yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cán bộ ngân hàng là cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng, là người trực tiếp thực hiện các quy định, quy trình và chính sách của ngân hàng, thẩm định phương án vay và đưa ra
quyết định về việc cấp tín dụng. Để có thể nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần thu hút được đội ngũ nhân sự tốt, có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức và am hiểu sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
+ Chất lượng thẩm định tín dụng, kiểm tra sau cho vay: Chất lượng thẩm định và kiểm tra sau cho vay cũng là một nhân tố có tính ảnh hưởng cao đối với chất lượng tín dụng. Việc kiểm tra sau cho vay cũng giúp ngân hàng nắm rõ dòng tiền, kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, kịp thời phát hiện những nguy cơ phát sinh nợ quá hạn/nợ xấu để có biện pháp chủ động xử lý.
+ Công nghệ thông tin: Công nghệ hiện đại giúp cắt giảm thời gian tác nghiệp, giải phóng sức lao động, giúp hệ thống hóa, chuẩn hóa dữ liệu, cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời cho ban lãnh đạo nhằm đưa ra những định hướng và chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, yếu tố về công nghệ cũng góp phần tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ ngân hàng.
+ Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng là một yếu tố quan trọng trong việc thẩm định và cấp tín dụng. Việc xây dựng được một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp