Phân tích nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu LƯU THÀNH TRUNG-1906030290-TCNH26A (Trang 71 - 76)

a) Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất, ngân hàng chưa chú trọng khai thác phân khúc khách hàng DNVVN, chưa đa dạng hóa sản phẩm tín dụng

Như các số liệu đã phân tích bên trên, quy mô tín dụng của nhóm khách hàng DNVVN tại Vietcombank Sở Giao Dịch luôn ở mức thấp so với các phân khúc khách hàng khác, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Sở Giao Dịch. Một mặt là do chưa có những động thái quyết liệt từ phía Ban giám đốc về việc tập trung phát triển nhóm khách hàng này, mặt khác, các sản phẩm tín dụng của Vietcombank chưa được thiết kế chuyên biệt hướng tới từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể, do đó, làm hạn chế khả năng thu hút nhóm khách hàng này sử dụng dịch vụ của Ngân hàng.

Thứ hai, chính sách lương thưởng, đãi ngộ chưa phù hợp cho người lao động

Chế độ đãi ngộ với cán bộ chưa rõ ràng và chưa tương xứng với những hiệu quả công việc nhưng chế tài xử lý đối với những sai phạm lại vô cùng khắt khe. Hiện tại, Tuy Vietcombank Sở Giao Dịch đã áp dụng hệ thống chấm điểm KPIs đến từng cán bộ để đánh giá hiệu quả công việc, nhưng khi triển khai thực tế, điểm KPIs này vẫn được điều chỉnh mang tính định tính và cào bằng. Ngoài ra, mức thu nhập của các cán bộ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thâm niên công tác khiến cho chính sách lương, đãi ngộ, thăng tiến vẫn chưa hướng tới những cán bộ có kết quả công việc tốt. Trong khi đó, chế tài xử lý đối với những cán bộ, phòng ban làm phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn còn nặng nề (hạ bậc xếp hạng xuống mức thấp nhất đồng nghĩa với việc cắt giảm chế độ lương thưởng, chuyển công tác sang bộ phận xử lý nợ xấu…). Quan niệm kết quả tập thể - trách nhiệm cá nhân đang là một trong những rào cản khá lớn tại Vietcombank đối với phát triển khách hàng, và tâm lý thà không làm còn hơn làm sai khiến chất lượng phục vụ của Vietcombank không được đánh giá cao, dập khuôn, máy móc, cản trở khả năng phát triển, đặc biệt với những khách hàng có đặc thù rủi ro cao như khách hàng DNVVN. Do chính sách với người lao động chưa phù hợp nên chưa tạo được động lực phấn đấu của cán bộ nhân viên, đặc biệt là các cán bộ khách hành DNVVN, do đó, chưa thúc đẩy sự tăng trưởng đột phá của phân khúc khách hàng DNVVN tại Vietcombank Sở Giao Dịch.

Thứ ba, trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế

Như đã đề cập ở trên, số lượng cán bộ khách hàng có kinh nghiệm tại Vietcombank Sở Giao Dịch hiện tại không nhiều do thường xuyên chịu sự điều động của Trụ sở chính sang làm các nhiệm vụ khác. Những thiếu sót về kinh nghiệm thẩm định tín dụng khiến chất lượng thẩm định khách hàng DNVVN bị suy giảm, gián tiếp dẫn đến những rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng này cho Vietcombank Sở Giao Dịch.

Thứ tư, chính sách TSBĐ chưa phù hợp

Rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các ngân hàng thương mại, đặc biệt đối với phân khúc DNVVN. Khác với doanh nghiệp lớn, các DNVVN thường không thể cung cấp các thông tin tài chính đáng tin cậy, hồ sơ chưa minh bạch, thiếu thông tin và thiếu khả năng kiểm soát, đa số các khoản vay ngân hàng đối với DNVVN tại Vietcombank đều phải được bảo đảm bằng tài sản với tỷ lệ cao. Do các DNVVN thường thiếu tài sản thể chấp theo quy định của ngân hàng nên việc quy mô tín dụng đối với nhóm khách hàng này còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, phương pháp nhận tài sản bảo đảm linh hoạt là quản lý tài sản hình thành từ vốn vay hầu như chỉ được áp dụng đối với các khoản vay trung, dài hạn phục vụ đầu tư dự án, đầu tư tài sản cố định, chưa xây dựng được quy định, quy trình chi tiết liên quan đến việc nhận thế chấp hàng hóa và khoản phải thu.

b) Từ phía chính sách Nhà nước và nền kinh tế Tác động tiêu cực của nền kinh tế

Từ năm 2019 đến nay, dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các DNVVN dường như đang phải chịu nhiều ảnh hưởng hơn do nhóm doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, là nhóm ngành không thiết yếu và phải hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động theo quy định của Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp đã không thể cầm cự trước những tác động tiêu cực này dẫn đến buộc phải rút khỏi thị trường hoặc phá sản.

Các quy định, cơ chế về xử lý tài sản còn khó khăn và tồn tại nhiều bất cập

đủ các hợp đồng thế chấp, công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật, nhưng thực tế, việc xử lý TSBĐ không hề dễ thực hiện. Khi khách hàng phát sinh nợ xấu và mất khả năng trả nợ, biện cuối cùng được xác định để thu hồi nợ là xử lý TSBĐ. Tuy nhiên, khách hàng thường không hợp tác với ngân hàng trong quá trình xử lý tài sản, luôn gây khó dễ trong quá trình bàn giao, xử lý tài sản. Thời gian thực hiện khởi kiện, sử dụng công cụ pháp lý để yêu cầu khách hàng thực hiện nghĩa vụ bàn giao TSBĐ thường kéo dài cùng rất nhiều thủ tục tố tụng phức tạp, tốn kém nhiều chi phí. Thời gian khởi kiện trung bình từ 3 - 4 năm gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng cả về thời gian, công sức và tiền bạc.

c) Từ phía khách hàng

Chính các DNVVN còn nhiều hạn chế trong tư duy, tầm nhìn kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, khách hàng đưa ra những phương án kinh doanh quá tham vọng, mang nặng về cảm tính, không được tính toán một cách kỹ lưỡng và không dự đoán đúng diễn biễn của thị trường trong tương lai, do đó, dẫn đến dòng tiền thu được không đảm bảo trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều dự án của khách hàng được triển khai trên quy mô nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không thể cạnh tranh hoặc không được thị trường đón nhận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã được các thông tin chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao Dịch, tiến hành đi sâu vào phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, ưu thế của Chi nhánh Sở Giao Dịch, đánh giá thực trạng hoạt động của Chi nhánh. Thông qua các số liệu thu thập được, sử dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích, tác giả đã tính toán các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng; qua đó đưa ra được những nhận xét chi tiết về chất lượng tín dụng DNVVN, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đối với chất lượng tín dụng DNVVN tại Vietcombank Sở Giao Dịch.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI

Một phần của tài liệu LƯU THÀNH TRUNG-1906030290-TCNH26A (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)