Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Lê Đăng Sỹ - 1906012024- KDTM K26 (Trang 53 - 55)

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới giai đoạn 2016 - 2020 đan xen nhiều cơ hội, thách thức với những biến động từ sự thay đổi của các chính sách tài chính tiền tệ, biến động địa chính trị và bảo hộ thương mại.

Tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng GDP chung toàn cầu. Thương mại và đầu tư trong giai đoạn này được định hình bởi sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng phát triển nhanh của kinh tế số.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, tình hình chính trị thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, thiếu ổn định; khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành trung tâm kinh tế mới của thế giới và đây cũng là nơi chịu ảnh hưởng cạnh tranh lớn giữa các cường quốc; chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã ảnh hưởng và tác động đến nhu cầu giao thương, vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực.

Kinh tế trong nước

Tình hình trong nước những năm qua có sự ổn định về chính trị, đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội, quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng. Việc Việt Nam tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu hay sự dịch chuyển dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam do hàng xuất khẩu Trung Quốc gặp bất lợi khi xuất khẩu sang Mỹ tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu gia tăng.

Tăng trưởng GDP duy trì tốc độ cao, đặc biệt trên 7% trong các năm 2018, 2019. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu và tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các khu vực, các nền kinh tế không thực sự khả quan.

Hạ tầng cơ sở sân bay Việt Nam nói chung, hệ thống nhà ga, kho và sân bãi phục vụ hàng hóa tại sân bay quốc tế Nội Bài nói riêng còn nhiều hạn chế. Trong những năm qua, tuy cơ sở hạ tầng có cải thiện song vẫn chưa đáp ứng và theo kịp với sự tăng trưởng của thị trường và yêu cầu phát triển của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.

Tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài đã chứng kiến sự thay đổi rất lớn trong lĩnh vực phục vụ hàng hóa với sự tham gia của các công ty phục vụ mới, đánh

dấu sự thay đổi hoạt động của NCTS từ “độc quyền” sang hình thức cạnh tranh và cạnh tranh gay gắt.

Điều này làm mất vị thế duy nhất của NCTS, khách hàng có sự chọn lựa và đặt ra nhiều yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng như giá cả, buộc các công ty phục vụ phải thay đổi chính sách và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Giai đoạn 2015 - 2016

Giai đoạn này là giai đoạn khó khăn đối với công ty khi sự cạnh tranh khốc liệt, chèo kéo khách hàng của các công ty đối thủ khiến một số khách hàng dịch chuyển. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo công ty đã kịp thời thay đổi và đưa ra nhiều chính sách mới, quyết liệt, phù hợp để giữ chân khách hàng, đảm bảo thị phần của công ty luôn ở mức cao nhất. Rất nhiều các giải pháp đồng bộ được thực hiện để cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin với khách hàng. Vì thế, NCTS đã thành công trong việc đàm phán, gia hạn hợp đồng phục vụ với các hãng hàng không lớn như Thai Airways (TG), Eva Air (BR), Singapore Airlines (SQ).

Giai đoạn 2017 đến 2019

Giai đoạn này là giai đoạn ổn định và phát triển của công ty. Thị trường tăng trưởng tốt, sản lượng phục vụ tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước. Mặc dù cạnh tranh gay gắt vẫn tiếp tục diễn ra; các khó khăn, hạn chế về mặt bằng khai thác vẫn tồn tại nhưng công ty đã nỗ lực và gặt hái nhiều thành tựu mới. Ngoài việc giữ vững khách hàng hiện tại, các hãng hàng không truyền thống, khai thác tàu freighter với sản lượng lớn, công ty tiếp tục ký hợp đồng với các hãng hàng không mới.

Giai đoạn năm 2020

Thị trường diễn biến bất ngờ, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra rất nhanh, phức tạp, khó lường và chưa dự báo được thời điểm kết thúc. Mặc dù, dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh nhưng với nỗ lực cao nhất và bằng rất nhiều giải pháp tích cực, Công ty luôn cố gắng để giữ các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh phù hợp so với kế hoạch đề ra.

Bảng 1: Đánh giá thị trường kinh doanh giai đoạn 2016-2020

TT Nội dung Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 UTH 2020 1 Sản lượng (tấn) 572.079 680.579 701.686 699.801 595.817 2 Tăng trưởng sản lượng 114 119 103,1 99,7 85,2

3 Đối thủ cạnh tranh 2 2 2 2 2

4 Thị phần NCTS (%) 61 56 57 55 51

Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch giai đoạn 2021-2025 của công ty NCTS

Một phần của tài liệu Lê Đăng Sỹ - 1906012024- KDTM K26 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)