Đánh giá hiệu quả
Chiến lược nguồn nhân lực còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt mức lương thưởng kém cạnh tranh khiến cho nguồn nhân lực trình độ cao khơng gắn bó lâu dài với cơng ty, dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám sang các công ty đối thủ cạnh tranh. Chế độ tiền lương phụ thuộc vào sản lượng cịn nhiều điểm bất hợp lý và khơng phù hợp trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát làm sản lượng sụt giảm.
2.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược kinh doanh của công ty công ty
2.8.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô
a. Chính trị
Tình hình chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, theo dự báo bên cạnh xu thế hịa bình, hợp tác, phát triển cịn xuất hiện nhiều thách thức, thay đổi, khó lường. Tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, xung đột sắc tộc, bạo loạn khủng bố… tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi; xung đột chính trị, xung đột thương mại tiềm ẩn những rủi ro khó lường cho kinh tế thế giới và khu vực. Quan hệ giữa các nước lớn tiếp tục điều chỉnh, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng, đi kèm theo đó là sự điều chỉnh chiến lược, chính sách ở nhiều quốc gia, tập hợp lực lượng ngày càng linh hoạt, phức tạp. Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là trung tâm phát triển năng động hàng đầu thế giới. Tình hình biển Đơng diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, đe doạ nghiêm trọng đến hồ bình, ổn định của khu vực và mơi trường đầu tư phát triển.
Tình hình chính trị trong nước cơ bản ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên; tính tự chủ được cải thiện; tích luỹ và nâng cao năng lực quản trị nhà nước, điều hành phát triển kinh tế - xã hội; uy tín, vị thể đất nước ngày càng được củng cố trên trường quốc tế.
b. Kinh tế
Kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng được dự báo mở ra nhiều cơ hội thuận lợi đan xen nhiều khó khăn thách thức.
Tăng trưởng kinh tế thế giới có khả năng chậm hơn giai đoạn trước; thương mại và đầu tư quốc tế có xu hướng giảm; nợ cơng tồn cầu tăng, rủi ro trên thị
trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó kiểm sốt, gây ra suy thối trầm trọng và khủng hoảng kinh tế tồn cầu, có khả năng tác động lâu dài đến nền kinh tế thế giới; làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị toàn cầu, cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của thế giới. Các tập đoàn đa quốc gia tái phân bổ cơ sở sản xuất kinh doanh, hình thành những liên minh kinh tế mới; các nước có thể tận dụng thời cơ để đẩy nhanh chương trình cải cách. Các liên kết kinh tế khu vực và song phương tiếp tục được thúc đẩy, tuy nhiên liên kết kinh tế tồn cầu vẫn gặp khó khăn. Xu hướng đa cực, nhiều trung tâm của kinh tế thế giới ngày càng rõ với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mơ hình nhiều quốc gia lựa chọn. Các hiệp định thương mại đi liền với việc gia tăng các hàng rào bảo hộ thương mại phi thuế quan.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là tiếp tục mở cửa hội nhập với thế giới: Việt Nam tiếp tục là thị trường và điểm đến đầu tư, kinh tế, du lịch đối với các nhà đầu tư và du khách nước ngồi, tạo đà cho ngành hàng khơng phát triển.
Việc tham gia ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU và Mỹ hay giữa các nước trong khối sẽ tăng lên đáng kể và giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam.
Việc các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, doanh nghiệp vốn FDI đầu tư mạnh vào các khu cơng nghiệp phía Bắc hay sự dịch chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc đến Việt Nam là nhân tố tác động tích cực tới sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu sân bay Nội Bài.
Bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam được dự báo có thể tiếp tục chịu tác động tiêu cực do kinh tế toàn cầu giảm tốc khi bảo hộ thương mại và xung đột thương mại gia tăng, kéo theo hoạt động xuất khẩu và đầu tư đứng trước nhiều rủi ro. Kinh tế suy thoái sau dịch bệnh Covid-19 kéo dài do chuỗi sản xuất hàng hóa tồn cầu bị đình trệ, nguồn cung nhiên liệu từ Trung Quốc gián đoạn, nhu cầu vốn để tái sản
xuất sau đại dịch tăng cao, niềm tin của nhà đầu tư giảm sút, rủi ro địa chính trị tại các nước, khu vực và rủi ro bất ổn tài chính tồn cầu vẫn cịn…
c. Xã hội
Việt Nam đang trải qua những thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu và xã hội. Tỷ lệ dân số già đi, dân số ở khu vực thành thị tăng lên. Đồng thời theo World Bank, tầng lớp trung lưu dự kiến tăng dần từ mức 13% dân số tại thời điểm hiện tại lên 26% vào năm 2026, nhu cầu đi lại và sử dụng dịch vụ chất lượng cao có xu hướng tăng, đặc biệt là các thiết bị sản phẩm công nghệ.
Việc thay đổi thói quen tiêu dùng từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của thương mại điện tử. Điều này giúp cho việc tăng trưởng sản lượng thương mại hàng hóa giữa các quốc gia.
Việt Nam là địa điểm đáng tin cậy để tổ chức các Hội nghị mang tầm quốc tế, góp phần giúp Việt Nam nâng tầm công tác đối ngoại đa phương trong giai đoạn hội nhập quốc tế tồn cầu.
d. Cơng nghệ
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra nhanh chóng với những đột phá trong khoa học công nghệ, ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có cơ cấu lao động ngành hàng khơng, đặc biệt khi thương mại điện tử phát triển làm gia tăng mạnh mẽ nhu cầu trao đổi giao thương hàng hóa trên thế giới.
Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng sẽ thay đổi. Việt Nam đang có tỷ lệ người dùng Internet cao, thanh toán điện tử tại Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc khi thanh toán qua các kênh Internet và điện thoại di động đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng cả về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch.
Vì vậy, điều này đòi hỏi các công ty phục vụ phải luôn đổi mới và áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Mạng xã hội và các kênh truyền thông online phát triển mạnh, tốc độ lan truyền thông tin nhanh chóng, mang đến thuận lợi cũng như thách thức với ngành hàng khơng nói chung và cơng ty nói riêng.
Việc quảng bá thương hiệu, hình ảnh dễ dàng hơn tuy nhiên khủng hoảng truyền thơng có thể xảy ra, yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ.
Năm 2021, với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, biến động khó lường và chưa xác định thời điểm kết thúc ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế thế giới nói chung và ngành hàng khơng nói riêng trong giai đoạn 2021 - 2025.
f. Pháp lý
Hệ thống pháp luật của Việt Nam minh bạch, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng và thơng thống để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển trong đó có NCTS.
Tuy nhiên, vẫn cịn một số văn bản chồng chéo không phù hợp với điều kiện khai thác thực tế gây chậm trễ quá trình phục vụ khách hàng, điều hành sản xuất kinh doanh.
2.8.2. Đặc điểm môi trường ngành
Sự hạn chế về hạ tầng cơ sở hàng không sân bay Việt Nam nói chung, nhà ga hàng hóa nói riêng tiếp tục là trở ngại cho sự phát triển vận tải hàng hóa hàng khơng trong giai đoạn tới.
Sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực phục vụ hàng hóa tại sân bay Quốc tế Nội Bài, mặt bằng khai thác hàng hóa khơng ổn định, các khu vực khai thác phân tán tiếp tục là những thách thức của công ty.
Năm 2020, thị trường vận chuyển hàng hóa hàng khơng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Giai đoạn 2021 - 2025, dự báo sự phục hồi về hoạt động của các hãng hàng khơng nói chung cịn chậm do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh và suy thối kinh tế tồn cầu.
Bảng 3: Dự báo thị trường giai đoạn 2021-2025
STT Chỉ số 2021 2022 2023 2024 2025
1 Sản lượng tổng thị trường
(tấn) 628.200 657.400 681.400 710.000 744.000 2 Tăng trưởng sản lượng
tổng thị trường (%) 105,4% 104,7% 103,7% 104,2% 104,8% 3 Số lượng đối thủ cạnh
tranh trong ngành 2 2 2 2 2
4 Thị phần của công ty (%) 52% 53% 53% 54% 55%
Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch giai đoạn 2021-2025 của công ty NCTS
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả đã giới thiệu tổng quan cũng như lĩnh vực hoạt động chính và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hoá Nội Bài trong giai đoạn 2016-2020. Tiếp theo, tác giả tiến hành thực hiện phân tích xác định thực trạng chiến lược của công ty NCTS dựa trên các báo cáo và dữ liệu thu thập được từ các phịng ban của cơng ty.
Công ty NCTS trải qua giai đoạn 2016 - 2020 với nhiều biến động lớn, đặc biệt là cạnh tranh giành thị phần phục vụ hàng hóa tại sân bay Nội Bài.
Các lợi thế của NCTS như bề dày kinh nghiệm trong công tác phục vụ hàng hóa, phục vụ đội tàu bay mới như B787, A350… và phục vụ các chuyến bay freighter, charter đang dần bị thu hẹp, trong khi các đối thủ cạnh tranh với lợi thế về mặt bằng, được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hiện đại... trong giai đoạn đầu đã lôi kéo một số khách hàng truyền thống đồng thời cũng thu hút một số cán bộ nhân viên có kinh nghiệm của cơng ty. Với những chiến lược kinh doanh kịp thời và hiệu quả, NCTS đã giữ vững thị phần, phát triển ổn định và khẳng định vị trí số một tại thị trường phục vụ hàng hóa.
Mặt bằng là điểm hạn chế lớn nhất của NCTS trong việc khai thác và phục vụ hàng hóa trong thời gian qua. NCTS ln phải đối mặt với tình trạng bất ổn về vị trí khai thác, tập kết hàng hóa và trang thiết bị trong khu vực sân đỗ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh thị trường kinh doanh phục vụ hàng hoá khốc liệt như hiện nay và dịch bệnh diễn biến khó lường, cơng ty NCTS phải phân tích kỹ thị trường, các đối thủ cạnh tranh, nắm rõ thông tin khách hàng để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất để phát triển.
Với kết quả phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2016- 2020, kết hợp với định hướng, mục tiêu phát triển, mục tiêu chất lượng cụ thể của công ty NCTS, tác giả sẽ đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại cơng ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hố Nội Bài, nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HỐ NỘI
BÀI TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025