Đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Lê Đăng Sỹ - 1906012024- KDTM K26 (Trang 42 - 44)

1.4. Lựa chọn, triển khai thực hiện và đánh giá chiến lược kinh doanh của

1.4.3. Đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Khi chiến lược được hoạch định và thực hiện, mơi trường bên ngồi và nội bộ doanh nghiệp vẫn không ngừng thay đổi. Do đó, các yếu tố bên trong và bên ngồi doanh nghiệp ln vận động tạo ra các cơ hội và thách thức mới đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng đánh giá chiến lược để có điều chỉnh phù hợp.

a. Mục đích

Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược có mục đích chung là: xác định các sai lệch về mục tiêu, biện pháp, về cách thức và kết quả triển khai các nội dung chiến lược của doanh nghiệp so với dự kiến ban đầu để xác lập tình trạng hiện tại, xác định các nguyên nhân và dự kiến các biện pháp để điều chỉnh chiến lược. Kiểm tra, đánh giá chiến lược nhằm xác lập:

- Sự sai lệch (về mục tiêu, cách thức, giải pháp…) - Chiều hướng và mức độ của các sai lệch;

- Dự kiến các biện pháp để điều chỉnh hoạt động hoặc điều chỉnh chiến lược. b. Các tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá

Trong quản lý, các tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá vừa là căn cứ để tổ chức công tác kiểm tra, vừa là cơ sở để đánh giá kết quả kiểm tra.

Tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá không phải là cố định, bất biến, chúng được xây dựng theo các nội dung kiểm tra, bám sát đối tượng kiểm tra, các giai đoạn quản lý chiến lược và các loại chiến lược, chương trình , kế hoạch. Có hai loại tiêu chuẩn cần được xác định trong kiểm tra và đánh giá chiến lược là: Tiêu chuẩn định tính; Tiêu chuẩn định lượng.

Các tiêu chuẩn định tính

Khi xây dựng các tiêu chuẩn định tính phục vụ cơng tác kiểm tra và đánh giá chiến lược cần phải đảm bảo các tính chất sau đây:

Tính nhất qn: các tiêu chuẩn định tính phải góp phần kiểm tra và đánh giá mức độ nhất quán giữa chiến lược với kế hoạch và chương trình thực hiện, giữa các mục tiêu dài hạn, ngắn hạn và tác nghiệp, giữa chiến lược, sách lược và giải pháp thực hiện giữa các hồn cảnh mơi trường với các mục tiêu và giải pháp thích hợp…

Tính phù hợp: các tiêu chuẩn định tính phải góp phần kiểm tra và đánh giá sự phù hợp giữa chiến lược, chương trình, kế hoạch với môi trường và điều kiện kinh doanh, giữa các mục tiêu thiết lập với các khả năng và nguồn lực, giữa ý chí, mong muốn và hiện thực kinh doanh…

Tính khả thi: các tiêu chuẩn định tính phải góp phần kiểm tra và đánh giá mức độ sát thực của các mục tiêu, chính sách và giải pháp chiến lược, mức độ phù hợp của các mục tiêu, chính sách và giải pháp điều chỉnh với các kết quả đo lường về xu hướng và mức độ thay đổi của các yếu tố mơi trường kinh doanh… Tính khả thi là một tính chất khơng chắc chắn, vì mơi trường và điều kiện kinh doanh thường xuyên biến động cho nên tác động của các yếu tố môi trường đến thực tế kinh doanh và nguồn lực của doanh nghiệp cũng rất biến động. Mặt khác, tính khả thi càng trở nên mong manh khi độ dài của quá trình chiến lược càng gia tăng.

Các tiêu chuẩn định lượng trong kiểm tra và đánh giá trước hết là tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá có thể lượng hố được, có thể đo lường, so sánh phân tích và đối chiếu được. Các tiêu chuẩn định lượng là các tiêu chuẩn quan trọng và chủ yếu sử dụng trong công tác kiểm tra và đánh giá chiến lược. Các tiêu chuẩn định lượng rất đa dạng và thường xác định cụ thể đối với từng loại: chiến lược, phương trình và kế hoạch tác nghiệp và phải gắn với từng lĩnh vực và từng giai đoạn khác nhau.

Các loại tiêu chuẩn định lượng được sử dụng trong đánh giá điều chỉnh chiến lược thường bao gồm: các tiêu chuẩn liên quan đến huy động và sử dụng các nguồn lực (vốn, chi phí…), các tiêu chuẩn tài chính doanh nghiệp, các tiêu chuẩn về chính trị, phương án, các tiêu chuẩn hiệu quả…

Các tiêu chuẩn khác

Chiến lược thực hiện trong khoảng thời gian dài với các yếu tố môi trường đầy biến động. Ngồi các yếu tố mơi trường kinh tế cịn các yếu tố về chính trị, luật pháp, văn hố-xã hội… Vì vậy, đánh giá chiến lược còn phải dựa vào các tiêu chuẩn khác như xu hướng chính trị và áp lực của các đảng phái làm sai lệch các kết quả thực hiện so với dự kiến, sự thay đổi trong văn hố xí nghiệp (sự nhất trí, tính sáng tạo, tinh thần hợp tác…) địi hỏi có các đánh giá và điều chỉnh chiến lược hợp lý, ảnh hưởng của mở cửa và hội nhập đến các yếu tố môi trường trong nước (điều kiện sản xuất trong nước, chính sách thuế khố, quan hệ cung-cầu…).

Một phần của tài liệu Lê Đăng Sỹ - 1906012024- KDTM K26 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)