5. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Về chính sách pháp luật
Hoạt động quảng cáo thương mại trực tuyến hiện nay không chỉ chịu sựđiều chỉnh của Luật Thương mại 2005, Luật Quảng cáo 2012, Luật An ninh mạng 2018, mà còn chịu sựđiều chỉnh của những luật chuyên ngành có liên quan.
Luật Quảng cáo có quy định vềđiều kiện, tiêu chuẩn cũng như quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo. Ví dụ, người quảng cáo phải có trách nhiệm “Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo” (điểm b khoản 2 Điều 12 Luật quảng cáo). Hoặc đối với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải thực hiện các nghĩa vụ: Kiểm tra các tài liệu liên
quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo; Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện,… (Điều 13 Luật Quảng cáo). Bên cạnh đó, Luật Quảng cáo cũng quy định chi tiết quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể khác từĐiều 14 đến Điều 16 Luật Quảng cáo, gồm: người phát hành quảng cáo; người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo; người tiếp nhận quảng cáo.
Đối với quảng cáo thương mại trực tuyến, ngoài tuân thủcác điều kiện chung, còn phải tuân thủ thêm một số điều kiện khác như: Trang thông tin điện tử của tổ
chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày, chủ trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin vềtên, địa chỉ của người kinh doanh dịch vụ
quảng cáo Việt Nam được ủy quyền thực hiện dịch vụ quảng cáo. Đối với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ quảng cáo được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Tuy có khá nhiều những điều luật, quyết định sửa đổi bổ sung nhưng hệ thống pháp luật vẫn chưa đáp ứng được hết những phát sinh thực tế trong quá trình phát triển của xã hội nói chung và hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội nói riêng. Vì vậy:
Thứ nhất, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu và đưa ra các luật, chính sách phù hợp với sự phát triển của mạng xã hội và hình thức kinh doanh trực tuyến. Và
trước tiên là cần yêu cầu các cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh trên mạng xã hội
công khai địa chỉ, đăng ký kinh doanh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
những sản phẩm, hàng hóa mình cung cấp ra thịtrường.
Thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra các chếtài đủ sức răn đe đối với các hành vi quảng cáo phản cảm, quảng cáo nói quá sai sự thật về nguồn gốc và chất
lượng sản phẩm, hành vi dùng quảng cáo để công kích, cạnh tranh không lành mạnh. Thứ ba, mặc dù Luật An ninh mạng đã ra đời nhưng có những điều khoản cần
được chi tiết hóa hơn nữa. Ví dụ như các điều khoản liên quan đến hợp tác với các nền tảng xã hội xuyên biên giới. Như đối với Facebook, chúng ta đưa ra khoảng 100 yêu cầu thì họ đáp ứng được khoảng 70%, đối với Google thì tỷ lệ họ đáp ứng là khoảng 80%. Do đó vẫn còn khá nhiều kẽ hở trên các không gian mạng này cần cơ quan qưuanr lý vào cuộc quyết liệt hơn để đàm phán, đấu tranh quyết liệt với Facebook và Google, yêu cầu gỡ bỏ các quảng cáo vi phạm, các nội dung vi phạm pháp luật.
Thứ tư, đưa ra các văn bản cảnh báo các đại lý quảng cáo, doanh nghiệp có sản phẩm quảng cáo bị gắn trên video xấu độc trên Youtube; cảnh báo, nhắc nhở các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong nước phải thận trọng trong việc hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới (Google Adsense, Mgid, Ad Networks….) để bán quảng cáo.
Thứnăm, cần phối hợp với các cơ quan khác nhau như Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thuế - Bộ Tài Chính, Bộ Công an để có giải pháp kinh tế, kỹ thuật xử lý,
ngăn chặn các nội dung, quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật Việt Nam,
đặc biệt là kiểm soát các hành vi cố tình lợi dụng khe hở trên mạng xã hội để trốn thuế, lừa đảo.
Thứ sáu, cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm phát huy vai trò tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động quảng cáo; tăng trách
nhiệm của cơ quan truyền thông đại chúng trong việc đưa những sản phẩm quảng
cáo qua phương tiện truyền thông đại chúng và internet, mạng xã hội.