Đối với cá nhân, doanh nghiệp hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội

Một phần của tài liệu NGUYỄN THU THẢO-1906020283-QTKD26 (Trang 83 - 88)

5. Phương pháp nghiên cứu

4.1.1. Đối với cá nhân, doanh nghiệp hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội

4.1.1.1 Giải pháp tăng tính thông tin và giải trí trong quảng cáo trực tuyến

Hiện nay các trang mạng xã hội đang phát triển nhiều loại hình quảng cáo mới

và đặc biệt đẩy mạnh quảng cáo video. Việc sử dụng các video quảng cáo có thể tác

động thẳng đến giác quan và tâm lý của người xem thông qua hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng,… cùng với một nội dung truyền tải thông điệp ý nghĩa sẽ dễ chạm vào cảm xúc khách hàng, đặc biệt là với tâm lý ngại đọc những bài viết quảng cáo quá nhiều chữ như hiện nay của người dùng. Ngoài ra, với một quảng cáo video, thời gian tương tác đối với người dùng sẽ lâu hơn so với bài viết và hình ảnh, người dùng không bị giới hạn số lần xem, đồng thời khi truyền tải được nội dung hấp dẫn,

độc đáo, có ý nghĩa nó sẽ đạt được hiệu ứng lan truyền cao trong cộng đồng mạng và thế giới thực. Một video quảng cáo ấn tượng sẽ tạo hiệu ứng tốt giúp khách hàng ghi nhớ lâu hơn, thu hút và gây sự chú ý đối với sản phẩm được quảng cáo nhiều

hơn, kết nối cộng đồng với thương hiệu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể xây dựng các video quảng cáo sáng tạo, mang tính giải trí cao, thu hút và kích thích khách hàng mua sản phẩm. Nội dung quảng cáo nên

được lồng ghép đa dạng kịch bản khác nhau để tạo được ấn tượng và lưu lại lâu hơn

trong tâm trí khách hàng. Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam triển khai các chuỗi quảng cáo ngắn hài hước thành công. Ví dụ như chuỗi quảng cáo Volka Cá Sấu với slogan “Cảm xúc chỉ có thể tốt hơn!” hay chiến dịch quảng cáo “Kiểm soát mùi, tựtin trước gió” của Diana với sự xuất hiện của “thánh lầy” Trang H.,… đều tạo ra xu hướng lan truyền trên mạng. Tuy nhiên, để tạo nên những chuỗi quảng

cáo hài hước cũng không đơn giản. Người làm nội dung quảng cáo cần lưu ý những

điều sau:

Thứ nhất, chuỗi quảng cáo quảng cáo mang đến cho người xem một cái nhìn trực diện về nội dung, các đoạn quảng cáo ngắt quãng liên tục và không liên quan

đến nhau, nên khi đã nắm được thông tin cơ bản của sản phẩm, người xem có thể sẽ

tắt ngang quảng cáo giữa chừng thay vì xem đến cuối. Vì vậy, bên cạnh hình thức gốc của của chuỗi quảng cáo hài hước, nhà quảng cáo nên tạo ra một chuỗi tình huống, nhưng các tình huống liên quan đến nhau thay vì ngắt quãng để lôi kéo

người xem đến phút cuối cùng.

Thứ hai, nghĩ ra các yếu tố gây hài là một thử thách lớn. Làm không tới sẽ

biến hài thành “nhảm”, “nhạt”; làm quá đà hài hước sẽ trở thành “lố”, “vô duyên”. Chưa kể, diễn xuất của các diễn viên đôi lúc không thể hiện được cái “đắt giá” trong

kịch bản. Vậy nên, nhà quảng cáo cần phải hình dung cụ thể về việc đưa các yếu tố gây hài lên video, đặt mình vào vị trí người xem để tiết chế, thêm thắt sao cho phù hợp với thị hiếu. Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng nên cân nhắc diễn viên phù hợp dựa trên gương mặt và khảnăng diễn xuất.

Cuối cùng, các tình huống để cài cắm sản phẩm dù hài hước nhưng phải thực tế. Nếu không, khách hàng cảm thấy thiếu liên kết với sản phẩm, gây ảnh hưởng

đến định mua. Tình huống đưa ra nên gần gũi, thực tế, bám sát nhu cầu khách hàng. Việc thấu hiểu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được cảm tình của khách hàng nhờ thể hiện đúng lợi ích mà khách hàng mong muốn ở sản phẩm.

4.1.1.2. Giải pháp tăng sự tin cậy trong quảng cáo trực tuyến

Cần tạo niềm tin của khách hàng đối với các sản phẩm quảng cáo trên mạng xã hội. Một trong những hạn chế lớn của sản phẩm bán trên mạng xã hội đó là

khách hàng không thể trực tiếp thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ nên việc đi đến quyết

định mua hàng hay không chủ yếu dựa vào niềm tin. Là một người kinh doanh online, dù ở lĩnh vực nào, ngưới bán hàng cũng cần phải nắm bắt tâm lý của khách hàng và tối ưu hóa sao cho họtin tưởng và có cảm tình với sản phẩm của bạn.

Để tạo niềm tin đối với khách hàng các nhà bán hàng có thể áp dụng các chính

sách như sau:

Chính sách dùng thử

Một khách hàng trong quarg cáo sản phẩm có cho phép dùng thử thì ngoài việc tò mò sẽ khiến những hoài nghi về chất lượng sản phẩm biến mất. Thay vì câu

hỏi “Không biết sử dụng chúng có tiện lợi và hữu ích không?”, khách hàng sẽ có suy nghĩ “Chắc sản phẩm phải rất tốt thì người bán mới sẵn sàng cho khách hàng dùng thửđể kiểm định chất lượng”.

Nhiều khi do tính cấp bách của việc mua sản phẩm, việc bạn cho khách hàng dùng thử sản phẩm sẽ khiến họ tin tưởng mà bỏ qua giai đoạn này. Hoặc nếu có dùng thử nhưng chắc chắn trong họ cũng đã có những ấn tượng tốt vào sản phẩm của người bán rồi.

Bước đầu thuyết phục đã thành công, việc còn lại là bảo toàn và gia tăng niềm tin của khách hàng bằng chính những dịch vụchăm sóc tốt nhất của người bán.

Trưng bày giải thưởng, chứng nhận chất lượng (nếu có)

Sản phẩm, dịch vụ của bạn đã có những thành công nhất định thông qua những chứng nhận hoặc giải thưởng. Vậy bạn hãy trưng bày chúng lên nới băng bán sản phẩm sao cho khách hàng dễ nhìn thấy nhất. Nó có thể từ các tổ chức, cơ quan

chức năng hoặc chính những người tiêu dùng bình chọn.

Đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp, một bằng xác nhận của cơ quan

có thẩm quyền có thể thay thế cho hàng ngàn lời giới thiệu suông dạng như “Sản phẩm của tôi tốt lắm”.

Cho phép đổi trả hàng trong thời gian dài hơn đối thủ cạnh tranh

Cho phép đổi trả hàng là một thông điệp giúp bạn khẳng định “Sản phẩm của tôi thực sự tốt”. Thời gian đổi trả càng lâu dài thì khách hàng càng có sự tin tưởng

đối với sản phẩm của người bán hơn. Một hình thức gần đây được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tăng tính cạnh tranh đó là cam kết hoàn trả tiền nếu sản phẩm

không đúng như mô tả hoặc xảy ra lỗi từ bên sản xuất. Tuy nhiên, người bán cũng

cần lưu ý rằng chính sách đổi trả hàng dễ dàng chứ không nên dễ dãi. Giaytot.com

đã có được doanh thu đáng kể khi cho phép khách hàng đổi hoặc trả lại sản phẩm

trong vòng 365 ngày nhưng với điều kiện sản phẩm vẫn còn mới nguyên, chưa được sử dụng và kèm theo hóa đơn mua hàng.

Mọi thông tin về điều kiện đổi trả hàng cần thiết phải được công khai rõ ràng

Kéo dài thời gian bảo hành là cách tạo lòng tin nơi khách hàng hiệu quả

Một trong những chính sách giúp Samsung đã từng bán được nhiều các dòng sản phẩm TV công nghệ DNIe cao cấp 25 – 29 inch đó là tăng gấp rưỡi thời gian bảo hành so với đối thủ. Thay vì để thời gian 24 tháng, hãng đã đưa ra cho khách

hàng mức bảo hành 36 tháng kể từ ngày mua.

Đây được coi là một trong những động thái khẳng định cam kết của Samsung trong việc liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm để khách hàng yên tâm về sản phẩm trên mọi phương diện như: hình ảnh, độ bền, màu sắc, âm thanh và dịch vụ sau bán hàng.

Ngoài thời gian bảo hành theo quy định của hãng, một số website bán đồ công nghệ, điện tử đều không ngần ngại đưa thêm dịch vụ “tự bảo hành”. Nhiều khách hàng chia sẻ rằng “Mặc dù giá sản phẩm có cao hơn các cửa hàng khác nhưng chính

sách bảo hành ởđây làm cho mình yên tâm nên đã quyết định tin tưởng và đặt hàng”.

Là một người kinh doanh khôn ngoan, người bán hãy chứng tỏ cho khách hàng thấy rõ sự tự tin của bạn đối với sản phẩm mà bạn cung cấp như thế nào. Họ sẽ cảm nhận được sự cam kết chất lượng từ bạn và tin tưởng đưa ra quyết định mua hàng.

Đưa lên fanpage ý kiến phản hồi của khách hàng

Để giải đáp những băn khoăn ban đầu về chất lượng và mức độ uy tín của

người bán, hãy cho họ thấy được các ý kiến phản hồi từ những khách hàng đã từng sử dụng bằng cách cập nhật chúng trên website. Một lời bình luận từ khách hàng có sức nặng tương đương với mười lời quảng cáo mới. Nó có thể thay thếngười bán thuyết phục niềm tin của khách hàng bởi mỗi một ý kiến phản hồi được tính là một

điểm cộng cho uy tín, chất lượng sản phẩm của bạngười bán.

Một fanpage bán hàng chiếm lĩnh được niềm tin tưởng tuyệt đối của khách hàng sẽ là fanpage thành công. Người bán hãy tựmình đóng vai khách hàng và nghĩ

xem mình cần gì ở một fanpage hoặc đối với từng yếu tố như thế có đáng để mình

tin tưởng hay không. Từ đó sẽ có những điều chỉnh nhằm tối ưu hóa fanpage giúp bạn xây dựng hệ thống bán hàng hiệu quảhơn.

4.1.1.3. Giải pháp giảm sự phiền nhiễu trong quảng cáo trực tuyến

Hạn chế tối đa sự xuất hiện của quảng cáo rác (spam) và gia tăng sự chủđộng của người dùng đối với quảng cáo. Việc người tiêu dùng hiện nay cảm thấy bị làm phiền bởi các quảng cáo qua MXH là do sự xuất hiện của quảng cáo đang ngày một

thường xuyên hơn mỗi khi người dùng truy cập MXH. Quảng cáo đang ngày càng

cạnh tranh với những hình ảnh và trạng thái người sử dụng trên newsfeed, mọi

người bắt đầu quen thuộc với quảng cáo và tỷ lệ click giảm dần. Người bán hàng

cũng thường rơi vào tình trạng quảng cáo một cách sa đà mà quên đi việc thăm dò,

xây dựng quan hệtương tác với khách hàng dẫn đến tâm lý thờ ơ với các quảng cáo trên MXH và họ dễ dàng bỏ qua. Vì vậy, người bán nên tập trung đem lại những thông tin hữu dụng đểtăng cường uy tín và sựtin tưởng của khách hàng. Song song

đó, cần cho người dùng thấy được sự tự do, thoải mái trong việc tiếp xúc và nhận quảng cáo thông qua việc có thể chấp nhận hoặc bỏ qua quảng cáo một cách dễ dàng, không ép buộc người dùng phải tốn thời gian để xem những quảng cáo mình không muốn nhận. Việc phân loại quảng cáo của mình để nhắm vào đúng nhóm đối tượng mục tiêu dựa trên cơ sở dữ liệu có được là cần thiết, một mặt có thểgia tăng hiệu quả

của quảng cáo, mặt khác tránh được việc làm phiền những người dùng không thuộc

nhóm đối tượng này, họ không có nhu cầu và sẽxem đó là quảng cáo rác.

4.1.1.4. Giải pháp tăng tính tương tác –xã hội trong quảng cáo trực tuyến

Doanh nghiệp cần xây dựng và duy trì fanpage như là kênh tương tác giữa

người bán hàng và người dùng, là nơi người dùng có thể thắc mắc, trao đổi, chia sẻ

về sản phẩm.

Đồng thời, người bán hàng nên đa dạng hóa các bài viết trên fanpage bằng

cách đăng tải các loại hình có nội dung khác nhau như: hình ảnh, video, câu hỏi mở, dẫn về link các bài viết trong website.

Việc tăng tương tác giữa vòng tương tác giữa người bán hàng và người dùng bằng cách bấm thích (like) hay trả lời những bình luận (comment) của người dùng

cũng được khuyến khích. Vì điều đó giúp khách hàng sẽ cảm thấy gần gũi hơn với

người bán hàng. Thêm vào đó, hiển thị nhắc nhở trên thông báo của người dùng Facebook, làm họ quay lại và đọc tiếp tnhững thông tin được người bán hàng đăng tải.

Người bán hàng có thể áp dụng một hình thức quảng cáo mới đang được nhiều cửa hàng bán lẻ áp dụng thành công là phát sóng trực tiếp (livestream). Hình thức

này cho phép người bán hàng giao tiếp với khách hàng trực tiếp ngay thời điểm phát

sóng. Đặc biệt, khi người xem phát sóng nhận xét, bạn bè của họ sẽ được mời vào

để cùng tham gia chương trình phát sóng đó. Khi tương tác trực tiếp, người bán hàng có thể chăm sóc khách hàng tận tình, giải đáp thắc mắc và chia sẻ về sản phẩm. Từ đó, tạo dựng được niềm tin cho khách hàng, thúc đẩy họ có thái độ tích cực với sản phẩm.

Ngoài ra, cũng có nhiều hình thức quảng cáo để tăng tương tác như minigame,

kêu gọi chia sẻ, gắn thẻ bạn bè,… Các hình thức này khiến người dùng thích thú tham gia và chia sẻ cùng bạn bè, từđó thông tin về nhãn hàng và sản phẩm được lan tỏa rộng rãi.

Người bán hàng cần lưu ý rằng, tính tương tác không chỉ thể hiện ở tương tác

của người dùng và quảng mà còn là trải nghiệm của người dùng đối với các trang trực tuyến của nhãn hàng. Việc truy cập website từ Facebook, youtube, instagram

… nhanh hơn giúp cho hình thức quảng cáo “click to web” đạt được nhiều hiệu quả hơn. Vì vậy, việc tối ưu hóa website là hết sức cần thiết, vì tối ưu website làm tăng

trải nghiệm người dùng, từ đó người tiêu dùng cũng như đối tác dễ dàng tương tác

với website, dễ dàng tìm kiếm về thông tin, sản phẩm hơn trên các thiết bị di động, máy tính, máy tính bảng. Tốc độ website chậm sẽ bị đánh giá đem lại trải nghiệm

người dùng thấp. Một số cách tối ưu tốc độ website như tối ưu hình ảnh trên website, tận dụng bộ nhớđệm trình duyệt.

Một phần của tài liệu NGUYỄN THU THẢO-1906020283-QTKD26 (Trang 83 - 88)