NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn dịch vụ khám và chữa bệnh ở bệnh viên tư nhân tại QUẬN gò vấp, TP HCM (Trang 35)

3.6.1. Thiết kế nghiên cứu

Quy mô mẫu: Hair và ctg (2006) cho rằng để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát (Bollen, 1998; Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Cụ thể, trong mô hình nghiên cứu đề xuất ra 7 nhân tố bao gồm: 1 nhân tố phụ thuộc (3 biến quan sát) và 6 nhân tố độc lập (38 biến quan sát) có thể được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá. Ta tính được số mẫu tối thiểu cần thiết của nghiên cứu là:

41 x 5 = 205 mẫu.

Phương pháp phỏng vấn: Trả lời bảng câu hỏi. Thiết kế bảng câu hỏi (xem chi tiết tại phần phụ lục)

Các biến trong mô hình được đo lường bằng nhân tố Likert với 5 lựa chọn. Đặc điểm cá nhân của đáp viên như: Giới tính, nghề nghiệp được đo lường bằng nhân tố định danh, độ tuổi, thu nhập, …được đo lường bằng nhân tố thứ bậc.

27

3.6.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Dùng nghiên cứu mô tả để phân tích, mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu về nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính,…

Kiểm định và đánh giá nhân tố: Cần phân tích Cronbach’ S Alpha và phânt ích EFA để kiểm tra độ tin cậy, tính giá trị của nhân tố.

Phân tích hồi quy đa biến để xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến, tức là xem xét mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau.

Dùng phép thống kê ANOVA để xác định sự ảnh hưởng của các biến định tính đối với ý định lựa cọn dịch vụ khám và chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân ở quận Gò Vấp, TPHCM.

Với mục đích xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ khám và chữa bệnh của bệnh nhân tại bệnh viện tư nhân ở quận Gò Vấp, TP. HCM, chương này chúng em tiến hành nghiên cứu định lượng bằng phương pháp khảo sát, đồng thời muốn khẳng khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ khám và chữa bệnh của bệnh nhân tại bệnh viện tư nhân ở quận Gò Vấp, TP. HCM được chúng em đề xuất trong chương 2 và phát triển nhân tố những yếu tố này bao gồm 38 biến quan sát.

Bên cạnh đó, trong chương này chúng em đã trình bày quy trình thực hiện nghiên cứu, thiết kế bảng câu hỏi và các kỹ thuật được sử dụng để kiểm định nhân tố, kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu bao gồm: Thiết kế và thu thập thông tin mẫu nghiên cứu, đánh giá sơ bộ các nhân tố bằng hệ số Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA); và phân tích hồi quy, ...

28

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN TƯ

Hiện nay, có 212 bệnh viện tư nhân đang hoạt động tại 46/63 tỉnh, thành phố, chiếm 16% số lượng bệnh viện trong toàn quốc. So với khu vực và trên thế giới, hoạt động của cơ sở y tế tư nhân tại Việt Nam thấp, chỉ chiếm 5,4%. Bộ Y tế mặc dù có nhiều hình thức ưu đãi nhưng sự phát triển các cơ sở y tế tư nhân vẫn còn nhỏ so với nhu cầu của xã hội.

Ông Phạm Văn Học, Chủ tịch HĐQT Bệnh viện đa khoa Trung ương Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, trong khi, tỷ lệ cơ sở y tế tư nhân ở các nước châu Mỹ và châu Á chiếm 20 – 30% và tại Ấn Độ tỷ lệ này là 93% thì ở Việt Nam, con số này vẫn còn rất khiêm tốn. Từ năm 2004 đến nay, mặc dù số lượng cơ sở y tế tư nhân tăng gấp 5,2 lần nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Ông Vũ Xuân Bằng, Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHXH Việt Nam) chia sẻ, trong thời gian vừa qua, hệ thống tư nhân đã có sự phát triển tương đối khá. Tuy nhiên, các cơ sở y tế tư nhân còn gặp không ít khó khăn về vốn, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị… Hiện nay, có gần 500 cơ sở y tế ngoài công lập (bệnh viện tư nhân và phòng khám tư) hoạt động rất tốt, nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại nhiều khó khăn, nhất là trong việc thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Qua quá trình đi kiểm tra thực tế, đa số những cơ sở ngoài công lập còn thiếu sót là do chưa nắm chắc về chính sách, về Luật Khám chữa bệnh.

Hiệp hội Bệnh viện tư nhân đề xuất cần hoàn thiện hệ thống pháp luật khám, chữa bệnh nói chung và nâng cao hiệu quả của pháp luật đối với các hoạt động dịch vụ khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế tư nhân nói riêng để bảo đảm tính công bằng và cạnh tranh lành mạnh giữa y tế công lập và y tế tư nhân.

29

4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.2.1. Mô tả cấu trúc 4.2.1. Mô tả cấu trúc

Mô tả cấu trúc trong SPSS là phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu để biến đổi dữ liệu thành thông tin và chỉ sử dụng cho các nhân tố định danh và nhân tố thứ bậc.

4.2.1.1. Giới tính

Kết quả mô tả cấu trúc giới tính được thể hiện như biểu đồ sau:

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính

Qua biểu đồ ta thấy bệnh nhân có giới tính là nam chiếm tỉ lệ cao hơn tỉ lệ bệnh nhân có giới tính là nữ chiếm 58.8%, bệnh nhân là nữa giới chiếm 41.2%. Ở cả hai giới tính ta thấy không có sự chênh lệch lớn, chỉ cách nhau khoảng 7.6 %.

58.8% 41.2%

Giới tính

Nam Nữ

30

4.2.1.2 Độ tuổi

Kết quả mô tả cấu trúc độ tuổi được thể hiện cụ thể như sau:

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm độ tuổi

Từ biểu đồ trên ta thấy bệnh nhân có độ tuổi trên 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 42.9%. Trong khi đó độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất với 1.6%. Bên cạnh đó thì độ tuổi từ 25-35 cũng chiếm tỉ lệ khá cao với 41.2% chỉ cách với độ tuổi trên 35 1.7%.

4.2.1.3. Nghề nghiệp

Kết quả mô tả cấu trúc nghề nghiệp được thể hiện cụ thể như sau:

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm nghề nghiệp

1.6% 14.3% 41.2% 42.9% Độ tuổi Dưới 18 tuổi Từ 18-25 tuổi Từ 25-35 tuổi Trên 35 tuổi 7.8% 6.9% 4.1% 44.9% 36.3% Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên Công nhân Nội trợ

Cán bộ công nhân viên Khác

31 Từ biểu đồ trên ta thấy nghề ngiệp của bệnh nhân là cán bộ công nhân viên chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 44.9%, thấp nhất là nội trợ với 4.1%. Bệnh nhân có nghề nghiệp là học sinh, sinh viên chiếm 7.8%. Bệnh nhân có nghề nghiệp là công nhân chiếm 6.9%. Khác chiếm 9.4%.

4.2.1.4. Thu nhập

Kết quả mô tả cấu trúc độ tuổi được thể hiện cụ thể như sau:

Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm thu nhập

Từ biểu đồ trên ta thấy thu nhập của bệnh nhân đa số nằm trong khoảng trên 10-15 triệu và trên 15-20 triệu theo thứ tự là 30.6% và 32.2%. Thu nhập trên 20 triệu chiếm tỉ lệ cũng khá cao với 18.4%. Chiếm tỉ lệ thấp nhất là 8.6% của mức thu nhập trên 5-10 triệu.

10.2% 8.6% 30.6% 32.2% 18.4% Thu nhập Dưới 5 triệu Trên 5-10 triệu Trên 10-15 triệu Trên 15-20 triệu Trên 20 triệu

32

4.2.1.5. Bệnh viện tư thường đến.

Kết quả mô tả cấu trúc bệnh viện tư thường đến được thể hiện cụ thể như sau:

Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện cơ cấu các bệnh viện tư thường được bệnh nhân lựa chọn

Dựa vào biểu đồ ta thấy bệnh viện tư thường đến của bệnh nhân đa số là bệnh viện quốc tế Vũ Anh là 38% và bệnh viện đa khoa Hồng Đức 3 là 30,6%. Còn những bệnh viện tư khác ở quận Gò Vấp chiếm tỷ lệ % thấp nhất với 12,2%.

4.2.2. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA CHO TỪNG NHÓM NHÂN TỐ NHÂN TỐ

Cronbach alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong nhân tố thông qua hệ số Cronbach alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005,) cùng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach alpha có giá trị từ 0.8 trở lên gần 1,0 là nhân tố tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Tuy nhiên, theo Nunally và Burnstein 1994) đề nghị hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Hệ số Cronbach alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại. Do đó, ngoài hệ số Cronbach alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng <0,3 sẽ bị loại.

19.2%

30.6% 38.0%

12.2%

Bênh viện tư thường đến

Bênh viện đa khoa Vạn Phúc Bênh viện đa khoa Hồng Đức 3 Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vũ Anh Khác

33

4.2.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập:

Kết quả kiểm định Cronbach’ Alpha cho các biến độc lập bao gồm cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, giá và cảm nhận về giá, ảnh hưởng xã hội, nhận thức của bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1: Kết quả kiểm định Cronbach’s, Alpha cho biến độc lập

Nhân tố Biến quan sát Cronbach's Alpha Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Cơ sở vật chất CSVC1 .798 .619 .750 CSVC2 .543 .772 CSVC3 .582 .759 CSVC7 .589 .756 CSVC8 .578 .761 Chất lượng dịch vụ CLDV1 .758 .544 .707 CLDV3 .558 .700 CLDV4 .552 .703 CLDV5 .567 .695 Giá và cảm nhận về giá GVCN2 .759 .593 .693 GVCN3 .473 .743 GVCN4 .533 .716 GVCN5 .535 .714 GVCN6 .526 .716 Ảnh hưởng xã hội AHXH2 .712 .451 .677 AHXH3 .533 .629 AHXH4 .523 .634 AHXH5 .488 .655 Nhận thức của bệnh nhân NTNB1 .781 .656 .690 NTNB2 .635 .703 NTNB3 .547 .748

34 NTNB5 .512 .765 Đội ngũ y bác ĐNYBS1 .776 .526 .749 ĐNYBS5 .586 .719 ĐNYBS6 .574 .726 ĐNYBS7 .642 .688

Theo như bảng 4.1 về kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập ta thấy. đối với nhân tố:

Cơ sở vật chất

Khi tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha cho nhân tố, với kết quả hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhóm là 0.672> 0.6. Riêng biến CSVC4, CSVC5CSVC6, CSVC9 có hệ số tương quan biến tổng đều < 0.3 nên loại lần lượt biến quan sát này và tiến hành kiểm định lại.

Kết quả tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha cho nhân tố lần cuối cho kết quả hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhóm là 0.798> 0.6 và tất cả các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, do đó nhân tố đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.

Chất lượng dịch vụ

Kết quả kiểm định nhân tố “chất lượng dịch vụ” có hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhóm là 0.690 > 0.6. Riêng biến CLDV2 có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 nên loại biến này và tiến hành kiểm định lại.

Tiến hành kiểm định lại nhân tố và cho kết quả hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhóm là 0.758 > 0.6 và tất cả các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều >0.3, ta có thể rút ra kết luận nhân tố đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.

Giá và cảm nhận về giá

Tiến hành kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhóm là 0.716 > 0.6và tất cả các hệ số tương quan biến tổng các biến quan sát đều >0.3. Riêng biến GVCN1 có hệ số tương quan biến tổng là 0.176 <0.3 nên loại biến này và tiến hành kiểm định lại.

35 Kết quả kiểm định lại nhân tố, cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhóm là 0.759 > 0.6, và tất cả các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều >0.3 cho nên nhân tố đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.

Ảnh hưởng xã hội

Tiến hành kiểm định nhân tố “ảnh hưởng xã hội” cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhóm là 0.686> 0.6 và tất cả các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều >0.3. Riêng biến AHXH1 có hệ số tương quan biến tổng là 0.249 <0.3 nên loại biến này và tiến hành kiểm định lại.

Sau khi tiến hành kiểm định lại cho nhân tố và cho kết quả hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhóm là 0.712 > 0.6 và tất cả các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều >0.3, ta có thể rút ra kết luận nhân tố đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.

Nhận thức của bệnh nhân

Tiến hành kiểm định nhân tố “nhận thức của bệnh nhân” cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhóm là 0.712 > 0.6 và tất cả các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều >0.3. Riêng biến NTNB4 có hệ số tương quan biến tổng là 0.159 < 0.3 nên loại biến này và tiến hành kiểm định lại.

Kết quả kiểm định lại nhân tố, cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhóm là 0.781 > 0.6, và tất cả các hệ số tương quan biến tổng đều > 0.3 cho nên nhân tố đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.

Đội ngũ y bác sĩ

Tiến hành kiểm định nhân tố, cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhóm là 0.648 > 0.6 và tất cả các hệ số tương quan biến tổng đều >0.3. Riêng biến ĐNYBS2, ĐNYBS3, ĐNYBS4, ĐNYBS8 có hệ số tương quan biến tổng đều <0.3 nên loại lần lượt các biến quan sát này và tiến hành kiểm định lại.

Kết quả kiểm định lần cuối, cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhóm là 0.776 > 0.6, và tất cả các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 cho nên nhân tố đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.

36

4.2.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc:

Kiểm định Cronbach’ Alpha cho biến phụ thuộc ý định chọn dịch vụ khám và chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân ở quận Gò Vấp được tóm tắt lại kết quả thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc

Nhân tố Biến quan sát Cronbach's Alpha Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Ý định YD1 .745 .556 .681 YD2 .616 .611 YD3 .554 .680

Tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha cho nhân tố “ý định” cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0.745 > 0.6, các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3, nên nhân tố đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.

4.2.2.3. Bảng tổng hợp các biến sau khi phân tích Cronbach’s Alpha

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha cho các nhân tố

STT Nhân tố Biến quan sát đủ độ tin cậy Biến quan sát không đủ độ tin cậy Nhân tố độc lập 1 CSVC CSVC1, CSVC2, CSVC3, CSVC7, CSVC8 CSVC4, CSVC5, CSVC6, CSVC9 2 CLDV CLDV1, CLDV3, CLDV4, CLDV5 CLDV2 3 GVCN GVCN2, GVCN3, GVCN4, GVCN5, GVCN6 GVCN1 4 AHXH

AHXH2, AHXH3, AHXH4,

AHXH5 AHXH1

5 NTBN

NTBN1, NTBN2, NTBN3,

37

6 ĐNYBS ĐNYBS1, ĐNYBS5,

ĐNYBS6, ĐNYBS7

ĐNYBS2, ĐNYBS3, ĐNYBS4, ĐNYBS8

Nhân tố phụ thuộc

7 YD YD1, YD2, YD3

4.2.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là tên chung của một nhóm thủ tục được sử dụng phổ biến để đánh giá nhân tố hay rút gọn một tập biến. Trong nghiên cứu này, phân tích nhân tố được ứng dụng để tóm tắt tập các biến quan sát vào một nhân tố nhất định đo lường các khía cạnh khác nhau của các khái niệm nghiên cứu. Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm:

- Tiêu chuẩn Barlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết H0 (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn dịch vụ khám và chữa bệnh ở bệnh viên tư nhân tại QUẬN gò vấp, TP HCM (Trang 35)