Bộ Linh trưởng (Primates)

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 10 pot (Trang 39 - 40)

. Bộ Kanrugu (Marsupilia)

3.16Bộ Linh trưởng (Primates)

1. Thú ăn kiến; 2 Lười 3 ngón; 3 Tê tê; 4 Ta tu

3.16Bộ Linh trưởng (Primates)

- Bao gồm các loài thú đi bằng bàn chân, thích nghi với đời sống leo trèo trên cây, thỉnh thoảng xuống đất. Hộp sọ khá lớn, não bộ hình thành vòm não mới và rất phát triển, ổ mắt hướng về phía trước nên chỉ có nhìn thẳng. Ngón chân cái đối diện với các ngón khác, thích hợp với việc cầm nắm vật dụng và leo trèo. Tử cung đơn hay 2 sừng, thường đẻ 1 con, con non yếu (hình 21.34).

- Có khoảng 351 loài, 65 giống, 15 họ, phân bố ở rừng nhiệt đới châu Phi, Châu á và châu Mỹ. Chia làm 3 phân bộ là:

+ Phân bộ Culi (Lemuroidea): Gồm những loài sống ở cây, ăn quả hay ăn tạp, ăn đêm. Mặt có lông, ngón cái bao giờ cũng có vuốt. Phân bố chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Đại diện có giống culi gầy (Loris) ở Ấn Độ, cu li chính thức (Lamur) ở Madagasca. Ở Việt Nam có họ Cu li (Loricidae) với 2 loài là cu li lớn (Nycticebus

coucang) và cu li nhỏ (N. pygmaeus).

+ Phân bộ Trố mắt (Tarsioidea): Gồm những loài linh trưởng ở cây, ăn sâu bọ và vào ban đêm. Mặt có lông, có 4 vú (ngực có 2 và bụng có 2). Ngón chân thứ 2 và thứ 3 luôn có vuốt. Chỉ có 1 giống (Tarsius), phân bố ở Philippin và Indonesia

+ Phân bộ Khỉ - Vượn (Simioidea): Gồm các loài ở cây điển hình, khi chuyển sang sống ở trên mặt đất thì đi bằng 4 chân hoặc 2 chân. Mặt trụi lông các ngón chân có móng, có 2 vú ở ngực, ổ mắt có vách xương ngăn với hố thái dương. Ăn tạp, kiếm ăn ngày. Có 2 nhóm là Khỉ rũi rộng và khỉ mũi hẹp.

Hình 21.34

Nhóm khỉ Mũi rộng (Platyrhini): gồm các loài khỉ có kích thước nhỏ hay trung bình, có vách ngăn mũi sâu làm lỗ mũi rộng ra hai bên. Đuôi dài, có thể cuộn được vào cành cây. phân bố ở Nam Mỹ. Có 2 họ là họ Khỉ sóc (Hapalidae), đại diện có giống Hapale và họ Khỉ nhện

(Cobidae), đại diện có giống Ateles.

Nhóm Khỉ mũi hẹp (Catarhini): Vách ngăn lỗ mũi hẹp làm cho lỗ mũi hướng về phía trước. Đuôi có hay thiếu, Não bộ phát triển, phân bố ở châu Phi và Nam châu Á. Có 4 họ:

+ Họ Khỉ - Voọc (Cercopithecidae): Não bộ phát triển yếu, có túi má, đuôi dài, có chai đít. Đa số sống ở rừng ăn quả. Trên thế giới có khoảng 20 giống. Ở Việt Nam đã ghi nhận được 18 loài và phân loài. Đại diện có loài khỉ cộc (Macaca

arctoides), voọc xám (Trachypithecus phayrei), chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus nemanaeus)...

+ Họ Vượn (Hylobatidae): Có kích thước trung bình, chi trước dài, không có túi má và đuôi, chai đít rất nhỏ, não bộ khá phát triển. Phân bố ở Đông Nam Á. Việt Nam có 5 loài. Đại diện có loài vượn đen Hải Nam (Nomascus concolor), vượn đen má hung (N. gabriellae)...

+ Họ Đười ươu (Pongidae): Có tổ chức cao, kích thước lớn. Chi trước dài, không có đuôi và chai đít. Có ruột thừa. Não bộ phát triển. Có 3 giống với 4 loài: Loài đười ươi (Pongo pygmaeus) ở đảo Borneo và Sumantra của Indonesia, 2 loài Hắc tinh tinh (Pan troglodytes, Pan puniscus) và loài khỉ đột Gorilla gorilla phân bố ở rừng nhiệt đới xích đạo châu Phi.

+ Họ Người (Homidae): Chỉ có 1 loài người (Homo sapiens). Về mặt phân loại học, mặc dù thuộc lớp Thú nhưng đã tiến hoá vượt hẳn các loài động vật khác vì có lao động và làm ra công cụ lao động, có tiếng nói và đời sống xã hội

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 10 pot (Trang 39 - 40)