Hình thành màng phôi ngoài; 6 Nội bì; 7 Rãnh nguyên thủy; 8 Trung bì

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 10 pot (Trang 27 - 29)

2 6 7 8 5 4 1 3

Sự phát triển của phôi thú có đặc điểm sau:

- Túi noãn hoàng của phôi thú chỉ chứa dịch và tiêu biến nhanh. Túi ối (amnios) và túi niệu (allatois) xuất hiện sớm và tiêu biến nhanh, thành ngoài của túi niệu gắn với màng nhung (serosa) thành màng đệm (chorion), có lớp lông nhung là mầm của nhau.

- Nhau là bộ phận đặc biệt của thú cao, giúp cho thai sống bám vào cơ thể mẹ cho đến khi lọt lòng. Nhau là bộ phận xốp, có nhiều mạch máu, gồm 2 phần là nhau con và nhau mẹ. Nhau con là các nếp gấp sâu của màng đệm, còn nhau mẹ là thành xốp của tử cung gắn vào nhau con. mạch máu của 2 phần trên tiếp nối với nhau nên dễ dàng thấm qua do đó sự trao đổi chất của phôi được gắn với cơ thể mẹ theo cách sau:

+ Máu động mạch của mẹ theo tĩnh mạch dây rốn (túi niệu) vào tĩnh mạch chủ sau của thai nhi, tới tâm nhĩ phải rồi qua tâm nhĩ trái, xuống tâm thất trái rồi đi khắp cơ thể thai nhi.

+ Máu tĩnh mạch theo tĩnh mạch chủ trước về tâm nhĩ phải, qua tâm thất phải, nhờ động mạch phổi và ống Bôtan vào chủ động mạch lưng rồi vào động mạch dây rốn đi tới nhau. Khi phôi đã phát triển đầy đủ, mạch dây rốn không hoạt động. Lỗ thông tâm nhĩ bít lại và ống Bôtan tiêu biến. Khi đẻ con, lớp cơ của tử cung bóp mạnh, nhau con sẽ rụng và theo thai nhi ra ngoài.

Có 4 kiểu nhau chính khác nhau về sự phân bố của màng nhung trên màng đệm (hình 21.19):

+ Nhau phân tán: Có màng nhung phân bố đều (Thú thiếu răng, cá voi, thú có móng guốc...).

+ Nhau đám : Có màng nhung tập trung thành đám (đa số thú nhai lại).

+ Nhau vòng hay vùng: Màng nhung tập trung thành vành đai rộng quây ngang thai (một số thú ăn thịt, voi, thú chân vịt...).

+ Nhau đĩa: Màng nhung tập trung thành đĩa tròn (thú ăn côn trùng, gậm nhấm, khỉ...). 5 4 3 21 6 7 8 1 2 (a) 9 10 11 11 12 14 13 10 15 Hình 21.18 Sự hình thành thần kinh ở thú

(a).Hình thành tấm thần kinh; (b) và (c).Hình thành rãnh thần kinh; (d). Rãnh thần kinh đóng lại để hình thành nên ống thần kinh; (e). Hình thành xong ống thần kinh và nếp gấp thần kinh: 1. Tấm thần kinh; 2. Nếp gấp thần kinh; 3. Ngoại bì; 4. Mầm dây sống; 5. Trung bì; 6. Nội bì; 7. Xoang vị; 8. Rãnh thần kinh; 9. Nếp gấp kín ống thần kinh; 10. Ống thần kinh; 11. Sống thần kinh; 12. Túi sômit; 13. Xoang; 14. Dây sống; 15.Noãn hoàng

Theo mức độ gắn bó của thai nhi và cơ thể mẹ, người ta chia nhau thành 2 loại chính:

+ Nhau rụng gọn: Sự liên hệ lỏng lẻo nên khi đẻ nhau tách gọn khỏi màng tử cung,

không hay ít xây xát nên máu không chảy hay chảy ít.

+ Nhau rụng không gọn: Do có mối liên hệ mật thiết, màng nhung gắn chặt với màng tử cung, khi đẻ gây chảy máu nhiều.

12.3 Chu kỳ sinh dục

- Chu kỳ sinh dục đực: Tinh hoàn hoạt động từ khi trưởng thành sinh dục cho đến khi già. Phần lớn thú đực hoạt động sinh dục quanh năm, tuy nhiên có một số loài có tinh hoàn hoạt động chỉ hoạt động vào tháng 5 hay tháng 6 (sóc...).

- Chu sinh dục cái: Buồng trứng hoạt động theo từng chu kỳ gọi là chu kỳ noãn. Có thể tóm tắt thành 4 giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn nghỉ sinh dục hay giai đoạn giữa các thời kỳ sinh dục.

+ Giai đoạn trước động dục (prooestrus): Bao noãn chín và màng tử cung có cấu tạo thay đổi để đón trứng.

+ Giai đoạn trước động dục hay động hớn (oestrus): Trứng rụng trước hay do giao phối.

+ Giai đoạn sau động dục (metaoestrus): Buồng trứng hình thành thể vàng, nêm mạc tử cung tăng dày để chuẩn bị đón trứng.

Nếu trứng không được thụ tinh các hiện tượng trên biến dần. Màng âm đạo và màng tử cung trở lại trạng thái nghỉ. Ở người và khỉ dưới tác dụng của hoocmon progesteron, màng tử cung chảy ra làm chảy một ít máu, gọi là hiện tượng kinh nguyệt. Ở trâu, bò... cũng có chảy máu nhưng rất ít.

Đại đa số thú hoang một năm chỉ có 1 chu kỳ noãn, gọi là nhóm thú đơn chu kỳ (monooestrien), một số loài khác (chó, gậm nhấm...) 1 năm có 2 hay 3 chu kỳ, gọi là nhóm đa chu kỳ (polyostrien). Ở người và khỉ tiếp diễn liên tục quanh năm.

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 10 pot (Trang 27 - 29)