Điều hoà thân nhiệt

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 10 pot (Trang 43 - 44)

V. Một số đặc điểm sinh thái học và sinh học

3. Điều hoà thân nhiệt

- Thú là nhóm động vật máu nóng (đẳng nhiệt), có mức độ trao đổi chất cao và khả năng điều hoà thân nhiệt lớn, nhiệt độ cơ thể tương đối ổn định. Chỉ ở một số ít loài nhiệt độ cơ thể dao động trong này, ở nhóm thú ngủ đông, thân nhiệt thay đổi theo mùa. Thú và chim là những động vật nội nhiệt (endothermic), nghĩa là thân nhiệt được duy trì nhờ sự trao đổi chất của cơ thể. Hầu hết các loài thú có thân nhiệt

36 - 38oC. Thân nhiệt được duy trì khá ổn định là do có sự cân bằng nhiệt được thực hiện bằng hai phương thức chính:

+ Một là sự điều hoà vật lý bao gồm các hiện tượng tán nhiệt như toả nhiệt, dẫn nhiệt, bốc hơi nước qua phổi và tiết mồ hôi qua da, giãn các mạch máu ngoại vi hoặc các hiện tượng chống lại sự tán nhiệt, như co các mạch máu ngoại vi hoặc nhờ sự cách nhiệt của bộ lông, lớp mỡ dưới da.

+ Hai là sự điều hoà hoá học, là quá trình tăng mức sản sinh ra nhiệt của cơ thể do tăng quá trình chuyển hoá hoặc do hoạt động của cơ như hoạt động tích cực hơn hoặc run.

- Sự phát triển và hoàn chỉnh cơ chế điều hoà thân nhiệt của thú là do hệ thần kinh của thú có tổ chức cao, đảm bảo cho con vật thành lập nhanh các phản xạ có điều kiện, phản ứng mau lẹ với những biến đổi của điều kiện môi trường và do sự hình thành trung tâm điều hoà nhiệt trên não bộ thú. Đẻ con và nuôi con bằng sữa, làm rút ngắn thời gian phát triển phôi thai và tăng cường sức sống của thú non, cũng giúp cho thú sống được trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt. Ngoài ra tập tính hoạt động sống của thú có ý nghĩa rất lớn trong điều hoà thân nhiệt của chúng. Vì vậy, thú phân bố rộng khắp trên trái đất, từ vùng xích đạo đến vùng cực, trong biển, hoang mạc cằn cổi, sa mạc nóng bỏng, trên núi cao.

- Thú có khả năng thích nghi với môi trường nóng. Điều kiện sống ở môi trường hoang mạc rất khắc nghiệt. Nhiệt độ ban ngày quá nóng, ban đêm mát hơn, thiếu nước, ít cây che phủ. Song nhiều loài thú vẫn sống được vì chúng có những thích nghi với môi trường nóng. Thú nhỏ hoang mạc là những động vật sống trong hang. Nhiệt độ trong hang thấp hơn bên ngoài, chống được sự mất nước của cơ thể qua bốc hơi. Thú nhỏ hoang mạc lấy nước qua thức ăn, uống nước nếu có điều kiện, quá trình ôxy hoá thức ăn sinh ra nước, nước tiểu đậm đặc, phân khô... Thú lớn không thể sống trong hang. Cơ chế chống mất nước và đun nóng cơ thể khi ở ngoài trời ở thú khá hoàn chỉnh. Bộ lông màu tái nhợt, bóng láng phản xạ được ánh sáng mặt trời. Bộ lông cách nhiệt toả được sức nóng của tia năng mặt trời ra ngoài. Khi nhiệt độ cơ thể bị đung nóng, thú tiết mồ hôi và thở gấp. Sự bốc hơi nước của mồ hôi và hơi thở sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể xuống mức cần thiết. Mặt khác, nước lại được giữ lại trong cơ thể: Thủ thải nước tiểu đậm đặc, phân khô, hay sự ôxy hoá lớp mỡ dưới da hoặc bướu tạo ra nước cần thiết cho cơ thể của thú. Chính vì vậy thú móng guốc lớn vùng sa mạc rất ít uống nước.

- Thú cũng có khả năng thích nghi với môi trường lạnh: Trong môi trường lạnh, các loài thú có hai cơ chế chủ yếu để giữ nhiệt cơ thể ổn định:

+ Giảm sự toả nhiệt của cơ thể và tăng cường sản sinh nhiệt.

+ Thú vùng lạnh có bộ lông dày vào mùa đông. Những phần thò ra ngoài như cẳng chân, đuôi, tai, mũi được sưởi ấm bằng dòng máu động mạch. Nhờ đó nhiệt độ ở những phần này của cơ thể không xuống đến điểm đóng băng.

Trong điều kiện lạnh, Thú sản sinh ra nhiệt hơn bằng sự hoạt động tích cực hơn hoặc run. Những thú nhỏ có bộ lông bảo vệ cơ thể chúng cách li với nhiệt độ thấp của môi trường ngoài. Chúng thường sống dưới tuyết. Nhiệt độ dưới tuyết ít khi thấp hơn -5oC. Có bộ lông dày, thú nhỏ giữ được thân nhiệt ổn định, tránh được lạnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 10 pot (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)