Phát triển

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 10 pot (Trang 26 - 27)

12.1 Trứng

Trứng phát triển trong buồng trứng, được bao bới tế bào bao noãn làm thành bao Graf. Bao Graf lớn dần, đến khi trứng chín sẽ vỡ ra sẽ lọt trứng cùng với một số tế bào bao noãn vào trong khoang cơ thể, sau đó vào vòi Panlôp. Vết sẹo trong bao noãn trên buồng trứng sẽ hình thành nên tuyến nội tiết tạm thời, được gọi là thể vàng. Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng sẽ thoái hoá. Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng sẽ hoạt động như một tuyến nội tiết trong suốt thời gian phát triển của phôi. Khi trứng lọt vào ống dẫn trứng, gặp tinh trùng sẽ được thụ tinh ngay gần phễu Panlôp.

Hình 21.15 Cơ quan sinh dục của chuột (I. Đực; II. Cái) (theo Kartasev)

1. Thận; 2. Ống dẫn niệu; 3. Bóng đái;4. Tuyến trên thận; 5. Tinh hoàn; 6. Phó tinh hoàn; 7. Ống dẫn tinh; 8. Túi tinh; 8. Tuyến tiền liệt; 10. Tuyến Cupe; 11. Ngọc hành; 12. Buồng trứng; 13. Ống dẫn trứng; 14. Phễu Túi tinh; 8. Tuyến tiền liệt; 10. Tuyến Cupe; 11. Ngọc hành; 12. Buồng trứng; 13. Ống dẫn trứng; 14. Phễu

12.2 Sự phát triển phôi

Trứng ít noãn hoàng, phân cắt hoàn toàn và đều, hình thành một khối tế bào hình cầu. quá trình di chuyển vào tử cung, trứng phân cắt chậm. Tới tử cung, trứng gắn sâu vào vách tử cung, hút chất dịch của mẹ và phát triển thành một cầu rỗng có 1 lớp tế bào, được gọi được gọi là dưỡng phôi bì (trophoblast), ở một góc có 1 đám tế bào là "nhân phôi". Chú ý là ở giai đoạn này, phôi của thú chưa gọi là phôi nang hay phôi tang vì cầu tế bào này chỉ có nhân phôi sẽ phát triển thành phôi, còn các tế bào còn lại của cầu sẽ làm thức ăn cho phôi.

Nhân phôi phát triển thành đĩa phôi với giải nguyên thủy rõ ràng. Lúc này một số tế bào trong nhân phôi tách khỏi đĩa phôi, phát triển liên tục để lấp đầy xoang cầu. Ở chỗ lồi nhất của đĩa phôi, có 1 số tế bào tách khỏi đĩa phôi, dẹp lại phát triển nhanh tạo thành nội bì. Sự hình thành các ống thần kinh, dây sống và trung bì ở thú từ mặt lưng của phôi. Dây sống có nguồn gốc nội bì, hai bên dây sống có mầm của trung bì. Quá trình hình thành phôi vị của thú được trình bày ở hình 21.17.

Ở thú có ống thần kinh, dây sống và trung bì hình thành từ đầu mấu phía trước rãnh nguyên thuỷ (hình 21.18).

Hình 21.16 Cấu tạo tử cung của một số loài thú (theo Raven)

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 10 pot (Trang 26 - 27)