Bộ Gậm nhấm (Rodentia)

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 10 pot (Trang 34 - 35)

. Bộ Kanrugu (Marsupilia)

1. Thú ăn kiến; 2 Lười 3 ngón; 3 Tê tê; 4 Ta tu

3.7 Bộ Gậm nhấm (Rodentia)

Có nhiều loài, chiếm tới 1/3 tổng số loài. Mỗi nửa hàm có một đôi răng cửa lớn, dài, cong, chìa ra ngoài giúp cho con vật gậm thức ăn, không có chân răng. bán cầu não nhỏ và thiếu rãnh, thuỳ khứu lớn. Sinh sản nhanh, thành thục sớm, đẻ nhiều lứa và mỗi lứa nhiều con. Phân bố rộng, có vai trò gây hại cho nền sản xuất nông và lâm nghiệp, vai trò truyền bệnh... (hình 21.26).

Trên thế giới có khoảng 3.000 loài, 30 họ, 3 phân bộ. Ở Việt Nam có 82 loài, 7 họ.

- Phân bộ Hình sóc (Sciuromorpha): Là gậm nhấm nguyên thủy. Có các họ: + Họ Sóc cây (Sciuridae): Gồm những loài sống trên cây điển hình. Ở Việt Nam có loài sóc bụng đỏ (Calloscirus erythraceus), sóc đen (Ratuffa bicalor)...

+ Họ Sóc bay (Pteromyidae): Cơ thể có màng da nằm ở 2 bên thân, có thể lượn từ cành này sang cành khác hay từ cây này sang cây khác. Ở Việt Nam có loài sóc bay trâu (Petaurista petaurista)...

+ Họ Hải li (Castoridae): Chỉ có 1 giống (Castor) và 2 loài hải ly. Kích thước lớn, đuôi dẹp rộng, phủ vảy sừng. Phân bố ở châu Âu, Bắc Á và Băc Mỹ.

- Phân bộ Hình nhím (Hystricomorpha): Có lỗ trước ổ mắt rất rộng, cơ nhai không đi qua ổ mắt. Có các họ:

+ Họ Nhím (Hystricidae): Gồm các loài có kích thước lớn, bộ lông có gai và trâm nhón cứng để bảo vệ. Ở Việt Nam có các giống Nhím (Acanthion), Đon (Atherurus)...

+ Họ Chuột lang (Caviidae): Gồm các loài gậm nhấm mình tròn, cổ ngắn, bộ lông mềm và đuôi rất ngắn. có 25 loài, phân bố phổ biến ở Trung và Nam Mỹ. Đại diện có giống Cavia và loài C. porcellus đã được thuần hoá để lấy thịt.

Hình 21.26

- Phân bộ Hình chuột (Myomorpha): Lỗ trước ổ mắt tương đối rộng, cơ nhai đi qua ổ mắt. Có các họ:

+ Họ Dúi (Rhizomyidae): Gồm những loài có kích thước trung bình hay nhỏ, sống đào đất. Ở Việt Nam có loài dúi mốc (Rhizomys pruinosus).

+ Họ Chuột (Muridae): Có nhiều loài nhất trong bộ, kích thước trung bình hay nhỏ, phân bố rộng. Ở Việt Nam có 35 loài, sống ở khu dân cư. Các giống điển hình như chuột cống (Rattus), chuột nhắt (Mus), chuột đất hay dúi (Bandicota)...

+ Họ Chuột hải ly (Myocastoridae): Kích thước lớn, sống ở nước, có màng bơi ở chân. Đại diện có giống Chuột hải ly (Myocastor)...

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 10 pot (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)