Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 37)

7. Cấu trúc khóa luận

1.2.5. Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát:

Tiến hành quan sát tình hình thực tiễn nhằm tìm hiểu các hoạt động trải nghiệm tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi trong chủ đề tết và mùa xuân.

- Phương pháp đàm thoại:

Trao đổi, trò chuyện với giáo viên và trẻ về các vấn đề thuộc phạm vi điều tra của đề tài.

- Sử dụng phiếu Anket đưa các câu hỏi chuyên môn nhằm đánh giá + Bước 1: Xây dựng câu hỏi khảo sát

+ Bước 2: Tiến hành khảo sát 3 trường mầm non trên địa bàn TP. Việt Trì - tỉnh Phú Thọ: trường mầm non Hùng Lô - xã Hùng Lô, trường mầm non Kim Đức - xã Kim Đức, trường mầm non Thụy Vân - xã Thụy Vân.

+ Bước 3: Thu thập bài khảo sát và xử lí số liệu điều tra theo hệ thống câu hỏi trên phiếu.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 1.2.6. Kết quả điều tra:

1.2.6.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Mức độ nhận thức của giáo viên

Số lượng điều tra

n %

Rất quan trọng 10 20

Quan trọng 21 44

Không quan trọng 17 36

Tổng 48 100

Từ bảng kết quả 1.1 cho ta thấy: Trên tổng số 48 giáo viên của cả 3 trường mầm non được tiến hành khảo sát thực tiễn trả lời qua phiếu câu hỏi Anket thì hầu hết nhận thức của các giáo viên về ấn đề tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi là chưa cao.

Cụ thể: Chỉ 20% và rất ít ý kiến các giáo viên đánh giá rằng việc nhận thức vấn đề tổ chức một số hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở mức độ quan trọng và rất quan trọng. Họ cho rằng việc phát triển lĩnh vực thẩm mĩ này là vấn đề khá khó và đòi hỏi nhiều sự sáng tạo, nếu phát triển được khía cạnh này thì sẽ rất hay, mới mẻ và hấp dẫn trẻ. Thậm chí có 17 ý kiến

đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở mức độ không quan trọng (khoảng 36%). Họ nói rằng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm không liên quan tới lĩnh vực phát triển thẩm mĩ, cũng không làm cho thẩm mĩ phát triển hơn.

Tuy nhiên, đây lại là điều kiện thuận lợi để tiến hành xây dựng và triển khai áp dụng tổ chức thực hiện một số các hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân dành cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Bảng 1.2. Mục đích của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm Mục đích Ý kiến giáo viên Số lượng %

Phát triển nhận thức 42/48 88

Giáo dục đạo đức 33/48 68

Phát triển thẩm mĩ 30/48 62

Đáp ứng nhu cầu của trẻ 22/48 46 Đảm bảo mục tiêu giáo dục 39/48 81

Qua bảng 1.2. có thể thấy rõ ràng các mục đích khác nhau của việc giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Nhìn chung số lượng giáo viên cho rằng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục và phát triển nhận thức cho trẻ đạt ngưỡng khá cao (khoảng 80% - 90%), mức độ phần trăm cho rằng việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non nhằm phát triển lĩnh vực đạo đức hay lĩnh vực thẩm mĩ lại không cao, tỷ lệ ở ngưỡng trung bình khá (dao động khoảng 60% - 70%). Phần lớn các giáo viên đều nhận thức đúng đắn về mục đích của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non, họ cho rằng hoạt động trải nghiệm là cần thiết giúp tạo cho trẻ có môi trường tốt nhất để có thể phát triển một cách toàn diện, cho trẻ được làm những điều mà trẻ muốn, từng bước hoàn thiện nét nhân cách ban đầu cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi.

STT Suy nghĩ của giáo viên về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm

Tán thành Không tán thành 1 Nhằm bảo vệ, mong muốn cho trẻ được

trải nghiệm, được phát triển toàn diện. 40/48 83% 8 17% 2 Là nhiệm vụ bắt buộc của giáo viên. 12/48 25% 36 75% 3 Hoạt động trải nghiệm tổ chức tùy theo

khả năng của GV hoặc nhu cầu của trẻ. 15/48 31% 33 69% 4 Ngoài hoạt động vui chơi và hoạt động

học thì tổ chức hoạt động trải nghiệm là không cần thiết.

12/48 25% 36 75% 5 Là phong trào thi đua của các trường. 8/48 17% 40 83% 6 Nhằm mục đích truyền thông cho hình

ảnh nhà trường. 17/48 35% 31 65%

7 Nhu cầu của gia đình, của phụ huynh. 10/48 20% 38 80% Qua bảng thống kê 1.3 suy nghĩ của giáo viên về tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi, ta thấy rằng:

Có tổng số 40/48 (hơn 80%) ý kiến của các giáo viên tán thành ý kiến việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ nhằm mong muốn cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm, được phát triển toàn diện, nhằm hoàn thành mục tiêu bước đầu xây dựng nét nhân cách cho trẻ mầm non. Điều này cho thấy được suy nghĩ cũng như những cái nhìn nhận đánh giá đúng đắn của giáo viên trong vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi. Họ đều nhất trí rằng: Không thể tán thành suy nghĩ việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ là hoạt động không cần thiết hay không quan trọng bằng hoạt động học được, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu thỏa mãn trì tò mò, sự ham học hỏi của trẻ và đây không phải là một nghĩa vụ bắt buộc.

Tuy nhiên, còn tồn tại một vài ý kiến của các giáo viên khác xung quanh vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Có

khoảng 20 % - 25 % một số các hoạt động trải nghiệm những chỉ mang tính chất truyền thông, xây dựng hình ảnh nhà trường, tổ chức trải nghiệm theo phong trào và thậm chí có ý kiến cho là hoạt động không cần thiết. Đây vừa là vấn đề thách thức, vừa là thời cơ thuận lợi đem lại cái nhìn khác hơn, khách quan hơn giúp vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi được quan tâm nhiều hơn.

1.2.6.2. Một số nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi:

Một số nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sau quá trình điều tra thực tiễn được thống kê dưới bảng 1.4 sau:

Bảng 1.4. Một số nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi.

STT Các nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho

trẻ 5 - 6 tuổi.

Tỷ lệ tham gia

1 Tham quan di tích lịch sử 100%

2 Làng nghề truyền thống 100%

3 Tham gia các lễ hội 70%

4 Trò chuyện, gặp gỡ cùng người nổi tiếng 40%

5 Làm bánh trôi 80%

6 Đi siêu thị 70%

7 Trường tiểu học 100%

Nhận xét:

Các nội dung giáo viên đưa vào tổ chức thành các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề dành cho trẻ 5 - 6 tuổi cho thấy hầu hết các cô đã nhận thức đúng đắn về các chủ đề có thể khai thác thành nội dung để tổ chức thành các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Trong đó, nội dung được các

giáo viên đồng ý với tỷ lệ cao tuyệt đối ví dụ như là: làng nghề truyền thống, di tích lịch sử hay trường tiểu học (đạt 100%). Một số chủ đề khác cũng được đánh giá khá cao là: tham gia lễ hội, giao thông, nghề nghiệp (khoảng 70% - 80%). Số ít vài chủ đề có phần chưa đáp ứng đủ mục tiêu hoạt động trải nghiệm muốn hướng tới nên chỉ dừng lại ở mức tỷ lệ trung bình.

1.2.6.3. Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia vào một số hoạt động trải nghiệm:

Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm ở các trường mầm non tiến hành khảo sát, chúng tôi xây dựng 1 số tiêu chí đánh giá mức độ hứng thú của trẻ về các hoạt động trải nghiệm (bảng phụ lục 2, tr.65) được tổ chức và tổng hợp bảng 1.5 như sau:

Bảng 1.5. Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia vào một số hoạt động trải nghiệm Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi Trường mầm non Hùng Lô Trường mầm non Thụy Vân Trường mầm non Kim Đức Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Rất hứng thú 11 12 14 16 13 14

Hứng thú 23 25,5 28 31 20 22

Bình thường 35 39 28 31 30 33

Không hứng thú 21 24,5 20 22 27 30

Tổng số trẻ: 90 trẻ

Qua bảng thống kê tìm hiểu thực tiễn mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động trải nghiệm:

- Tỷ lệ phần trăm mức độ rất hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho trẻ của cả 3 trường mầm non tiến hành điều tra thực tiễn chênh lệch nhau không đáng kể và đều ở mức thấp (chỉ khoảng 12% - 20%)

- Tỷ lệ mức độ trẻ không hứng thú khi được hỏi về việc tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ lại khá cao (khoảng 30%)

Điều này đặt ra thách thức khá lớn để làm sao có thể tổ chức được một số hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ mà khiến trẻ cực kì hứng thú. Bởi việc tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, từ thống kê kết quả điều tra thực tiễn cho thấy việc tiến hành đề xuất thực hiện tổ chức một số hoạt động trải nghiệm mới lạ hơn, không giống với trước đó trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi là điều nên làm và hoàn toàn hợp lí.

1.2.7. Đánh giá chung:

Qua việc tiến hành điều tra, nghiên cứu thực tiễn việc tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi tôi rút ra được kết luận sau:

- Tầm quan trọng và nhận thức đúng đắn của giáo viên trong việc tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi, giáo viên có kế hoạch xây dựng các hoạt động trải nghiệm mới mẻ, phù hợp.

- Nội dung được đưa triển khai tiến hành tổ chức thành các hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú dành cho trẻ mầm non đặc biệt là nhằm mục đích phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi. Tuy nhiên, mức độ hứng thú của trẻ đối với những hoạt động đó lại không được cao, các hoạt động lặp đi lặp lại khiến trẻ nhanh nhàm chán và không có tính mới mẻ, không thu hút được trẻ.

Dựa trên tình hình khảo sát và nghiên cứu thực tiễn, tôi cho rằng cần tiến hành đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Học tập trải nghiệm ở trẻ trong các trường mầm non là mối quan tâm hàng đầu của không những tại Việt Nam mà còn là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm là vô cùng cần thiết đối với trẻ ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu qui luật phát triển của nhân loại, sự hoàn thiện nhân cách cho trẻ nhỏ - những mầm non tương lai.

Không chỉ riêng trên thế giới mà những năm trở lại đây, nước ta cũng đã ghi nhận không ít những công trình nghiên cứu về nội dung việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là lứa tuổi 5 - 6 tuổi. Tuy số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề này khá nhiều nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu việc tổ chức một số hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ trong trường mầm non. Đặc biệt, là hầu như không có nghiên cứu nào tìm hiểu khía cạnh tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ trong chủ đề tết và mùa xuân dành cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ là cái đẹp, cái chất nghệ thuật phản ánh sự sáng tạo, độc đáo đóng vai trò trung tâm trong nét tính cách tâm hồn của mỗi trẻ. Trẻ trong độ 5 - 6 tuổi đạt đến ngưỡng tư duy, nhận thức, cảm thụ, biết biểu đạt cảm xúc, biết tri giác tạo ra cái thẩm mĩ ở mức độ hoàn hảo nhất. Chính vì vậy, việc lựa chọn tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi là hoàn toàn phù hợp.

CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG CHỦ ĐỀ TẾT VÀ MÙA XUÂN

NHẰM PHÁT TRIỂN THẨM MĨ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI

2.1. Cơ sở đề xuất tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi:

2.1.1. Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ 5 - 6 tuổi:

Đối tượng của giáo dục mầm non là trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Trẻ mầm non là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng cả về mặt tâm - sinh lý, xã hội.

* Sự phát triển nhận thức

Sự phát triển về hoạt động nhận cảm: Do các cơ quan phát triển và trở nên nhạy cảm đối với các cảm giác tiêu chuẩn (về màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh...) ngày càng trở nên chính xác, giúp trẻ định hướng không thời gian, thời gian tốt hơn, vốn biểu tượng về thế giới xung quanh ngày càng phong phú. Sự phát triển chính thức nhận thức là sự phát triển tư duy, tưởng tượng. Trẻ 5 - 6 tuổi tư duy trực tiếp hình tượng chiếm ưu thế, trí tưởng tượng của trẻ ngày càng phong phú, trẻ tích cực sử dụng các ký hiệu (vật thể thay thế) để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn.

Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 - 5 tuổi trước đó nhưng chất lượng mới hơn. Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa... Trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ. Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn, các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt cũng như độ mềm dẻo...

 Sự phát triển đời sống tình cảm

Đời sống tình cảm của trẻ 5 - 6 tuổi có những bước phát triển mạnh mẽ, sâu sắc và phong phú hơn lứa tuổi trước đó. Trẻ thèm khát tình yêu và rất sợ thái độ lạnh nhạt của những người xung quanh đối với mình, đồng thời trẻ bộc lộ tình cảm của mình đối với những người xung quanh cũng rất mạnh mẽ: yêu quý, nhường nhịn, quan tâm đến em bé, gắn bó, thân thiện với bạn bè,...

* Sự phát triển ngôn ngữ

Tính mạch lạc rõ ràng do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ, số lượng vốn từ của trẻ 5 - 6 tuổi đạt ngưỡng khoảng hơn 1300 từ nên câu nói của trẻ

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)