Đối tượng và thời gian thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 58)

7. Cấu trúc khóa luận

3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm

- Tiến hành thực nghiệm trên đối tượng trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Kim Đức.

30 trẻ 5 tuổi A1: Nhóm đối chứng 30 trẻ 5 tuổi A2: Nhóm thực nghiệm

- Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 12/2020 đến 28/02/2021. 3.3. Nội dung và điều kiện tiến hành thực nghiệm:

- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm với các nội dung đã đề xuất ở chương 2, đồng thời triển khai tổ chức 3 hoạt động trải nghiệm là:

+ Gói bánh chưng + Đi chợ xuân + Ẩm thực ngày tết.

 Điều kiện tiến hành thử nghiệm như sau:

- Giáo viên 2 nhóm lớp đều có trình độ chuyên môn đại học mầm non, có tuổi nghề và tay nghề tương đương nhau.

- Trẻ ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều cùng độ tuổi (5 - 6 tuổi), đều được dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới. Nhìn chung các phụ huynh đều rất quan tâm đến quá trình học tập và sinh hoạt của con em mình ở trường. - Các điều kiện về cơ sở vật chất, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng không có gì đặc biệt.

3.4. Các tiêu chí và cách đánh giá thực nghiệm: 3.4.1. Các tiêu chí đánh giá: 3.4.1. Các tiêu chí đánh giá:

Vấn đề tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi, tôi sử dụng các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá dựa theo các tiêu chí như sau:

 Tiêu chí 1. Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi:

- Mức độ 1. Tốt (3 điểm)

Giáo viên chuẩn bị chu đáo, đầy đủ các phương tiện, đồ dùng, môi trường hoạt động trải nghiệm nhằm hướng tới phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ, kích thích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động theo khả năng của trẻ.

- Mức độ 2. Khá (2 điểm)

Giáo viên chưa chú ý tới qui trình tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi. Chuẩn bị khá sơ sài.

- Mức độ 3. Trung bình (1 điểm)

Giáo viên cho rằng việc tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi là không quan trọng và vấn đề tổ chức các hoạt động trải nghiệm là không cần thiết, không giúp phát triển lĩnh vực thẩm mĩ.

 Tiêu chí 3. Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ.

 Tiêu chí 1.

- Mức độ 1. Tốt (3 điểm)

Trẻ hứng thú, ý thức tích cực tham gia vào hoạt động, sáng tạo được nhiều sản phẩm đẹp - mang tính giá trị thẩm mĩ cao.

- Mức độ 2. Khá (2 điểm)

Trẻ có hứng thú, khá tích cực tham gia vào hoạt động tuy nhiên ý thức tham gia và tạo ra sản phẩm còn chưa cao, tùy ý và đôi khi còn phải để giáo viên nhắc nhở.

- Mức độ 3. Trung bình (1 điểm)

Trẻ không vui, không tích cực, không muốn tham gia vào hoạt động. 3.4.2. Cách đánh giá thử nghiệm:

- Đối với từng tiêu chí tại mục 3.4.1, chúng tôi cho điểm tại thang đánh giá theo 3 mức độ như sau:

Tốt: 7 đến 9 điểm Khá: 4 đến 6 điểm

Trung bình: Dưới hoặc bằng 3 điểm 3.5. Tiến hành thực nghiệm:

Việc thực nghiệm được tiến hành triển khai khảo sát ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng để đánh giá hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trên trẻ. Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo 3 giai đoạn, chúng tôi ghi lại kết quả của mỗi nhóm theo mẫu và xử lý số liệu bằng phương pháp toán thống kê.

* Giai đoạn 1. Đo đầu vào trước thực nghiệm:

Chúng tôi tiến hành khảo sát đầu vào trước khi thực nghiệm để so sánh một cách chính xác nhất thực trạng vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi. Từ đó, đưa ra kết quả đối chiếu thống kê giữa 2 lớp đối chứng và thực nghiệm nhằm xác định hiệu quả việc áp dụng các hoạt động trải nghiệm đề xuất.

* Giai đoạn 2. Tổ chức triển khai thực nghiệm:

Đây là giai đoạn quan trọng giữ vai trò quyết định trong toàn bộ quá trình thực hiện tổ chức các hoạt động trải nghiệm đưa ra đề xuất. Tiến trình bao gồm 4 bước:

- Bước 1. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi. Xác định rõ mục tiêu giáo dục, mục đích - yêu cầu, cũng như các phương pháp sử dụng, xin ý kiến từ lãnh đạo trường để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm đó.

- Bước 2. Quan sát, xuống trường thực nghiệm trao đổi với giáo viên và trẻ. Đây là một bước cần thiết nhằm thu thập những thông tin chính xác nhất từ mọi hoạt động của trẻ trong ngày, từ việc tổ chức các hoạt động cho trẻ của giáo viên, cũng như những ý kiến từ phiếu hỏi. Cung cấp độ tin cậy phục vụ cho quá trình khảo sát thực nghiệm.

- Bước 3. Tiến hành thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ, áp dụng vào các trường thực nghiệm kết hợp sử dụng phiếu hỏi điều tra Anket nhằm đánh giá mức độ phản hồi sau thời gian tiến hành thực nghiệm.

- Bước 4. Tập hợp kết quả của quá trình thực nghiệm, tổng hợp báo cáo hoàn tất toàn bộ quá trình sau đó xử lý số liệu, so sánh hiệu quả trước và sau khi tiến hành tổ chức các hoạt động trải nghiệm đã đề xuất.

* Giai đoạn 3. Đo đầu ra sau thực nghiệm:

Tiến hành đo đầu ra sau quá trình tiến hành thực nghiệm. Mục đích của giai đoạn này giúp khảo sát tình hình tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sau khi áp dụng và so sánh với kết quả đo trước thực nghiệm.

3.6. Kết quả thực nghiệm:

3.6.1. Kết quả trước thực nghiệm:

3.6.1.1. Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi trước TN:

Chúng tôi tiến hành đo đầu vào dựa trên các tiêu chí đánh giá ở mục 3.4.1, chủ yếu đánh giá sựu phát triển thẩm mĩ của trẻ qua các hoạt động trải nghiệm mà giáo viên mầm non đã tổ chức ở đầu năm học: Hoạt động “Giáng sinh của bé”, hoạt động “Bé đi siêu thị”

Tổng hợp các số liệu đã quan sát và thu thập được qua quá trình xử lý, kết quả trước TN thu được tạo bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi trước TN. Mức độ Nhóm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng % ĐC 10 20 21 44 17 36 TN 10 20 18 37 20 43

Qua bảng 3.1 cho thấy: Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi với số lượng và mức độ phần trăm là tương đương nhau. Ở mức độ 1 (mức độ tốt) số lượng và mức độ phần trăm đều ở mức thấp (20%), ở các mức độ khá và trung bình có tỷ lệ phần trăm khá cao đạt trên ngưỡng 35% - 45%. Đây là điều kiện thuận lợi và là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho việc so sánh kết quả tiến hành nghiên cứu, khảo sát trước TN và sau TN.

Kết quả trước TN của 2 lớp ĐC và TN ở bảng 3.1 cho thấy: Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở cả 2 nhóm ĐC và TN có sự tương đồng.

Cụ thể như sau: Ở cả 2 nhóm ĐC - TN, phần trăm giáo viên nhận thức rằng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ là rất quan trọng ở mức độ thấp (20%), các mức độ khá và trung bình chiếm phần trăm khá cao và giữa các mức độ này tỷ lệ chênh lệch không đáng kể (khoảng 35% - 45%).

Ví dụ: Khi tiến hành trò chuyện hỏi các giáo viên trực tiếp chủ nhiệm lớp ĐC 5 tuổi Al, lớp TN 5 tuổi A2 cụ thể là: cô Hồng, cô Loan, cô Thắm, cô Bùi Thu các cô đều thẳng thắn nhận xét rằng ngoài hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo ra, các cháu còn có các hoạt động khác trong ngày: như hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc... Chính vì vậy, để tổ chức được nhiều các hoạt động trải nghiệm cho trẻ là điều khá khó và chưa đáp ứng đủ yêu cầu thời gian của chính hoạt động trải nghiệm đó.

3.6.1.2. Quá trình tham gia vào hoạt động trải nghiệm của trẻ::

Quá trình tham gia vào hoạt động trải nghiệm của trẻ nhằm phát triển thẩm mĩ trước TN được thể hiện dưới bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2. Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ trong chủ đề tết và mùa xuân trước TN. Mức độ Nhóm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng % ĐC 7 23 11 37 12 40 TN 7 23 10 34 13 43

Dựa vào kết quả điều tra mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm tại bảng 3.2 ta có biểu đồ 3.1 như sau:

Biểu đồ 3.1. Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi

khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ trong chủ đề tết và mùa xuân trước TN.

Mức độ phần trăm trẻ 5 - 6 tuổi ở cả 2 nhóm lớp ĐC và TN khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ trước TN đều ở mức thấp (chỉ khoảng 23%). Mặc dù phần trăm các mức độ khá và trung bình là sấp sỉ nhau và không có sự chênh lệch đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ phần trăm của cả nhóm ĐC và nhóm TN ở mức khá cao (35% - 40%), đây thực sự là một tỷ lệ đáng lo ngại và đặt ra nhiều thách thức trong việc làm thế nào tổ chức được các hoạt động trải nghiệm thu hút trẻ hứng thú tham gia hơn nữa.

Cụ thể: Tỷ lệ trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm ở cả nhóm ĐC và nhóm TN trước TN là 20 trẻ (23%). Tỷ lệ trẻ không hứng thú nhóm ĐC và TN là 38% - 40%. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tốt Khá Trung bình Lớp ĐC Lớp TN

3.6.2. Kết quả sau thực nghiệm:

3.6.2.1. Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sau TN:

Tiến hành khảo sát, tổng hợp số liệu sau khi tiến hành áp dụng tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở cả nhóm ĐC và TN sau TN thu được kết quả tại bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sau TN.

Mức độ Nhóm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng % ĐC 12 26 20 41 16 33 TN 18 36 16 33 15 31

Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sau TN được thể hiện ở bảng 3.3 bảng đánh giá quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sau TN ta thấy:

Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sau TN đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt. Trong cùng 1 khoảng thời gian TN của cả 2 nhóm là như nhau thì ta dễ dàng nhận thấy tỷ lệ phần trăm nhóm ĐC có sự tăng lên tuy nhiên tăng chậm và mức độ 1 vẫn khá thấp (tăng 6% từ 20% đến 26%), mức độ 2 và 3 có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao (giảm 3%). Ngược lại, có sự tác động từ việc TN các hoạt động trải nghiệm đề xuất tại chương 2 nên nhóm TN có sự thay đổi rõ rệt, mức độ 1 ở nhóm TN sau TN tăng mạnh (tăng 16% tăng từ 20% lên 26%) , mức độ 2, mức độ 3 giảm nhanh.

3.6.2.2. Quá trình tham gia vào hoạt động trải nghiệm của trẻ:

Bảng 3.4. Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ trong chủ đề tết và mùa xuân sau TN.

Mức độ Nhóm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng % ĐC 9 30 10 33 11 37 TN 15 50 8 27 7 23

Dựa vào bảng 3.4 kết quả điều tra mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm ta có biểu đồ 3.2 dưới đây:

Biểu đồ 3.2. Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi

khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ trong chủ đề tết và mùa xuân sau TN.

Quá trình tham gia vào hoạt động trải nghiệm của trẻ 5 - 6 tuổi sau TN đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt. Trong cùng 1 khoảng thời gian TN của cả 2 nhóm là như nhau thì ta dễ dàng nhận thấy tỷ lệ phần trăm nhóm ĐC có sự tăng lên tuy

0 10 20 30 40 50 60 Tốt Khá Trung bình Lớp ĐC Lớp TN

nhiên tăng chậm và mức độ 1 vẫn khá thấp (tăng 7% từ 23% đến 30%), mức độ 2 và 3 có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao (giảm 3% - 5%).

Ngược lại, có sự tác động từ việc tổ chức TN các hoạt động trải nghiệm đề xuất tại chương 2 nên nhóm TN có sự thay đổi rõ rệt, mức độ 1 ở nhóm TN sau TN tăng mạnh (tăng 27% tăng từ 23% lên 50%). Mức độ 2, mức độ 3 đều giảm nhanh, mức độ 2 giảm 7% từ 34% xuống 27%, mức độ 3 giảm 20% từ 43% xuống 23%.

3.6.3. So sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm:

3.6.3.1. So sánh sự PTTM của trẻ qua tổ chức hoạt động trải nghiệm nhóm ĐC trước và sau khi TN:

So sánh kết quả sự PTTM của trẻ qua tổ chức hoạt động trải nghiệm nhóm ĐC trước và sau khi TN được thể hiện tại bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5. So sánh sự phát triển thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động trải nghiệm nhóm ĐC trước và sau TN.

Mức độ Nhóm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Trước TN ĐC 7 23 11 37 12 40 TN 7 23 10 33 13 43 Sau TN ĐC 9 30 10 33 11 37 TN 15 50 8 27 7 23

Biểu đồ 3.3. So sánh sự phát triển thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động trải nghiệm nhóm ĐC trước và sau TN.

So sánh bảng 3.5 và biểu đồ 3.3 kết quả sự PTTM của trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm nhóm ĐC trước và sau TN tôi có nhận xét như sau:

Ở nhóm ĐC trước TN, sự PTTM của trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm được đánh giá ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ phần trăm khá thấp (chỉ 23%), mức độ này thời gian sau TN có tăng nhưng tăng chậm (tăng 7%, từ 23% lên 30%). Cụ thể, qua quá trình quan sát và trao đổi cùng trẻ: Thời gian trước TN, trẻ ở cả 2 nhóm ĐC và TN thường chưa hứng thú với những hoạt động trải nghiệm, hầu hết mọi trẻ không muốn tham gia vào các hoạt động đó, thậm chí cả khi được giáo viên động viên tham gia trẻ cũng tham gia một cách miễn cưỡng, không tự nguyện và không muốn tạo ra sản phẩm thẩm mĩ trong suốt hoạt động. Sau thời gian TN, nhóm ĐC do chưa có sự tiếp xúc cùng các hoạt động trải

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)