7. Cấu trúc khóa luận
3.6.1. Kết quả trước thực nghiệm
3.6.1.1. Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi trước TN:
Chúng tôi tiến hành đo đầu vào dựa trên các tiêu chí đánh giá ở mục 3.4.1, chủ yếu đánh giá sựu phát triển thẩm mĩ của trẻ qua các hoạt động trải nghiệm mà giáo viên mầm non đã tổ chức ở đầu năm học: Hoạt động “Giáng sinh của bé”, hoạt động “Bé đi siêu thị”
Tổng hợp các số liệu đã quan sát và thu thập được qua quá trình xử lý, kết quả trước TN thu được tạo bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi trước TN. Mức độ Nhóm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng % ĐC 10 20 21 44 17 36 TN 10 20 18 37 20 43
Qua bảng 3.1 cho thấy: Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi với số lượng và mức độ phần trăm là tương đương nhau. Ở mức độ 1 (mức độ tốt) số lượng và mức độ phần trăm đều ở mức thấp (20%), ở các mức độ khá và trung bình có tỷ lệ phần trăm khá cao đạt trên ngưỡng 35% - 45%. Đây là điều kiện thuận lợi và là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho việc so sánh kết quả tiến hành nghiên cứu, khảo sát trước TN và sau TN.
Kết quả trước TN của 2 lớp ĐC và TN ở bảng 3.1 cho thấy: Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở cả 2 nhóm ĐC và TN có sự tương đồng.
Cụ thể như sau: Ở cả 2 nhóm ĐC - TN, phần trăm giáo viên nhận thức rằng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ là rất quan trọng ở mức độ thấp (20%), các mức độ khá và trung bình chiếm phần trăm khá cao và giữa các mức độ này tỷ lệ chênh lệch không đáng kể (khoảng 35% - 45%).
Ví dụ: Khi tiến hành trò chuyện hỏi các giáo viên trực tiếp chủ nhiệm lớp ĐC 5 tuổi Al, lớp TN 5 tuổi A2 cụ thể là: cô Hồng, cô Loan, cô Thắm, cô Bùi Thu các cô đều thẳng thắn nhận xét rằng ngoài hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo ra, các cháu còn có các hoạt động khác trong ngày: như hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc... Chính vì vậy, để tổ chức được nhiều các hoạt động trải nghiệm cho trẻ là điều khá khó và chưa đáp ứng đủ yêu cầu thời gian của chính hoạt động trải nghiệm đó.
3.6.1.2. Quá trình tham gia vào hoạt động trải nghiệm của trẻ::
Quá trình tham gia vào hoạt động trải nghiệm của trẻ nhằm phát triển thẩm mĩ trước TN được thể hiện dưới bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2. Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ trong chủ đề tết và mùa xuân trước TN. Mức độ Nhóm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng % ĐC 7 23 11 37 12 40 TN 7 23 10 34 13 43
Dựa vào kết quả điều tra mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm tại bảng 3.2 ta có biểu đồ 3.1 như sau:
Biểu đồ 3.1. Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi
khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ trong chủ đề tết và mùa xuân trước TN.
Mức độ phần trăm trẻ 5 - 6 tuổi ở cả 2 nhóm lớp ĐC và TN khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ trước TN đều ở mức thấp (chỉ khoảng 23%). Mặc dù phần trăm các mức độ khá và trung bình là sấp sỉ nhau và không có sự chênh lệch đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ phần trăm của cả nhóm ĐC và nhóm TN ở mức khá cao (35% - 40%), đây thực sự là một tỷ lệ đáng lo ngại và đặt ra nhiều thách thức trong việc làm thế nào tổ chức được các hoạt động trải nghiệm thu hút trẻ hứng thú tham gia hơn nữa.
Cụ thể: Tỷ lệ trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm ở cả nhóm ĐC và nhóm TN trước TN là 20 trẻ (23%). Tỷ lệ trẻ không hứng thú nhóm ĐC và TN là 38% - 40%. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tốt Khá Trung bình Lớp ĐC Lớp TN