Một số vấn đề chung về phát triển thẩm mĩ

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 26)

7. Cấu trúc khóa luận

1.1.3. Một số vấn đề chung về phát triển thẩm mĩ

1.1.3.1. Khái niệm “thẩm mĩ - phát triển thẩm mĩ”

Thẩm mĩ là hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Nói đến thẩm mĩ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp, cái đẹp là một trong những hiện tượng thẩm mĩ phong phú và cơ bản nhất của đời sống con người. Trong mĩ học, cái đẹp là phạm trù mĩ học cơ bản phản ánh quan hệ thẩm mĩ giữa con người và hiện thực dưới dạng hình tượng toàn vẹn, gây được khoái cảm thẩm mĩ tích cực đối với chủ thể xã hội. Trong cuộc sống và lịch sử phát triển của con người, cái đẹp là khát vọng, là khả năng vươn tới, khả năng làm chủ của con người.

Nội dung nghiên cứu của mĩ học Mác - Lênin cho rằng: Cái đẹp là một bộ phận của cái thẩm mĩ chứ không phải là cái thẩm mĩ. Thẩm mĩ là khái niệm khoa học rất rộng, bao gồm cả cái cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài trong cuộc sống, trong tâm hồn, trong nghệ thuật. Phải được giáo dục về cách nhìn và cách nghe mới có thể thấu hiểu được cái đẹp, cái đẹp sâu sắc không phải bất cứ ai cũng nhìn thấy được. Như vậy, cái đẹp không chỉ là phạm trù cơ bản của mĩ học mà còn là phạm trù trung tâm, là nét đặc biệt của cái đẹp trong toàn bộ sự phát triển của đời sống thẩm mĩ của con người.

Giáo dục thẩm mĩ (GDTM) theo quan điểm của chủ nghĩa Mác có hai nghĩa:

Theo nghĩa hẹp thì GDTM là giáo dục có tính trường quy về cái đẹp, giáo dục cho con người biết cảm thụ, đánh giá và sáng tạo ra cái đẹp.

Theo nghĩa rộng thì GDTM là sự giáo dục và tự giáo dục, phát huy mọi giá trị năng lực, bản chất người theo quy lật cái đẹp. GDTM tồn tại mọi nơi trong cuộc sống, GDTM tồn tại đồng nghĩa với sự hình thành thẩm mĩ.

Có nhiều định nghĩa GDTM khác nhau dưới nhiều góc độ song tất cả các khái niệm đều tập trung lại ở một số điểm nổi bật đó là:

- GDTM là quá trình chuyển hóa văn hóa thẩm mĩ nói chung của nhân loại thành văn hóa thẩm mĩ của cá nhân.

- GDTM là quá trình hình thành năng lực thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ và năng lực sáng tạo nghệ thuật.

- GDTM là quá trình tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành ở người học quan hệ thẩm mĩ đúng đắn với hiện thực nghệ thuật.

- Kết quả của quá trình giáo dục thẩm mĩ là sự phát triển của cá nhân về mặt thẩm mĩ bao gồm trình độ nhận thức thẩm mĩ, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ và có nhu cầu sáng tạo cái đẹp.

Tóm lại, chúng ta có thể hiểu GDTM là quá trình tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành ở mỗi cá nhân năng lực nhận thức, khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp trong tự nhiên, xã hội và rong nghệ thuật.

Giáo dục thẩm mỹ có mối liên hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động và thể chất. Những cảm xúc thẩm mỹ có ảnh hưởng lớn đến bộ mặt đạo đức của con người và làm cho tình cảm con người thêm cao thượng. 1.1.3.2. Nhiệm vụ phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi:

a. Phát triển ở trẻ khả năng nhận biết cái đẹp:

Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo nói chung, trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng thì những nội dung nhằm phát triển thẩm mĩ rất đa dạng, phong phú. Bởi việc lựa chọn các nội dung để phù hợp với lĩnh vực này là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ. Thẩm mĩ bắt đầu từ sự phát triển của khả năng tri giác cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, yêu cái đẹp, hiểu cái đẹp và muốn làm được điều đó cho trẻ thì trước tiên phải giúp trẻ có khả năng nhận biết được cái đẹp - cái nghệ thuật đã. Mà cái đẹp đó luôn luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Thiên nhiên xung quanh bản thân trẻ đã chứa đựng rất nhiều vẻ đẹp, rất nhiều những điều bất ngờ và thú vị. Trẻ càng nhìn, càng nghe nhiều màu sắc, nhiều âm thanh của thiên nhiên, của cuộc sống bao nhiêu thì cảm giác và tri giác

của trẻ càng trở nên nhạy bén, tinh tế bấy nhiêu và phạm vi xúc cảm biểu hiện sự phát triển tinh thần của trẻ càng trở nên rộng lớn.

Trong quá trình tiếp xúc với thiên nhiên với cỏ cây, hoa, lá, các con vật... trẻ được tiếp xúc và cảm nhận cái đẹp ở xung quanh, từ đó khơi gợi ở trẻ nguồn cảm hứng vô tận cho việc sáng tạo ra cái đẹp.

Giáo viên cần tổ chức và tạo điều kiện cho trẻ được quan sát, nhận ra cái đẹp của thiên nhiên bằng cách gợi ý cho trẻ như khi quan sát vườn trường, cô có thể đặt các câu hỏi như: Vườn trường hôm nay có gì đẹp? Con thấy cây nào nào đẹp nhất? Vì sao? Các con hãy lắng nghe xem trong vườn có âm thanh gì không? Theo các con đấy là tiếng hót của con gì? Chỉ ra cho trẻ những thay đổi của màu sắc, âm thanh của cảnh vật xung quanh qua các mùa. Chẳng hạn: Mùa... trường mình có gì đẹp? Con thích mùa... ở điểm nào? Tại sao? Mùa nào con thích nhất? Có thể tổ chức cho trẻ quan sát một số lần cùng một hiện tượng từ đó trẻ mới nhận thấy vè đẹp sâu sắc. Nếu chỉ một lần thì trẻ chưa cảm thụ được hết, nhận thức vẫn còn mờ nhạt, trẻ dễ quên.

b. Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ cái đẹp:

* Tạo ra cái đẹp trong đời sống sinh hoạt hằng ngày:

Giáo dục vẻ đẹp trong mối quan hệ với những người thân xung quanh Trước hết cần chỉ cho trẻ thấy cái đẹp trong lỗi cư xử của mỗi người đối với người thân xung quanh. Đó là thái độ tôn trọng lễ phép với người lớn, nói năng nhẹ nhàng, yêu thương những người thân.

Trong quá trình giáo dục trẻ, giáo viên cũng nên khai thác những vẻ đẹp từ chính trẻ và các bạn trong lớp bằng các câu hỏi như: Lớp ta hôm nay bạn nào gọn gàng nhất? Tóc ai chải mượt và đẹp nhất? Con thích áo (váy) của bạn nào nhất? Vì sao? Con hãy nhìn vào gương xem cô chải lại tóc cho con thế này có đẹp hơn không?

 Tạo ra cái đẹp trong cách ứng xử, các hành vi văn hóa:

Phát triển thẩm mĩ không thể bỏ qua việc giáo dục, rèn luyện hành vi văn hóa cho trẻ. Chính những cử chỉ, hành vi đẹp đẽ là thể hiện thái độ đúng đắn với

mọi người và điều đó phải được tiến hành giáo dục một cách toàn diện, tỉ mỉ từ dáng đi, kiểu đứng, ăn uống đến việc giữ gìn vệ sinh.

Tạo ra cái đẹp cho trẻ không những là trẻ tạo cái đẹp trong cách ứng xử, các hành vi văn hóa mà nội dung thẩm mĩ muốn hướng tới ở đây còn là để trẻ có thể tạo ra cái đẹp với chính mối quan hệ của trẻ với đồ vật xung quanh.

Trẻ nhỏ thường rất hứng thú với đồ vật, đồ chơi có màu sắc tươi sáng, phát ra âm thanh hoặc chuyển động được. Do vậy, người lớn cần làm cho trẻ chú ý đến các sự vật, hiện tượng và dạy trẻ biết nhìn ra, phát hiện được cái đẹ của thế giới đồ vật. Đồng thời dạy cho trẻ các qui tắc ứng xử đúng đắn, đẹp, có văn hóa với những đồ vật xung quanh. Việc giáo dục cái đẹp cho trẻ nhỏ cũng cần chú ý đến việc sắp xếp, trang trí phòng học, phòng chơi... Một môi trường sạch, đẹp, gọn gàng sẽ ảnh hưởng tốt đến xúc cảm, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của trẻ. Trẻ vừa học, vừa khám phá trong môi trường vừa cảm nhận cái hay, cái đẹp từ đó. Giáo viên cần thiết kế môi trường trong và ngoài lớp phù hợp với các mục đích giáo dục và mang tính thẩm mỹ cao. Tường ở lớp phải được sơn màu phù hợp với chức năng của từng phòng, với từng loại hình hoạt động của trẻ. Màu sơn tường phải tươi sáng và được trang trí bằng những hình ảnh vui nhộn, khơi gợi xúc cảm tích cực và trí tưởng tượng của trẻ. Các đồ dùng, đồ chơi phải được lựa chọn và sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt, mang tính mở để tạo cơ hội tối đa cho trẻ hoạt động ở các góc. Ở góc khoa học có thể chuẩn bị các nguyên vật liệu mở như các loại vải vụn, giấy vụn nhiều màu sắc, các loại hạt, lá cây, quả khô, vỏ của các động vật thân mềm, lông của một vài loại chim... Mỗi lớp cũng cần thiết kế một góc thiên nhiên, vừa tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp và khám phá các đối tượng là vật thật, vừa giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp từ màu sắc, hương vị và âm thanh của thiên nhiên. Giáo viên cần chọn các loại hoa, cây cảnh có màu sắc, hình dạng, cấu tạo, hương thơm đa dạng và các con vật bé nhỏ, có tiếng kêu hoặc cách vận động ngộ nghĩnh. Các đối tượng này cần phải được chính cô và trẻ chăm sóc cẩn thận để luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

c. Bước đầu cho trẻ làm quen - sáng tạo với nghệ thuật:

Nghệ thuật là một phương tiện toàn diện và vô tận để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật giúp trẻ nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, vẻ đẹp của cuộc sống, của nhân cách con người. Do vậy nhiệm vụ của người giáo viên mầm non là phải biết lựa chọn các tác phẩm nghệ thuật phù hợp với nhận thức, tâm lý của trẻ để hướng dẫn, giúp trẻ cảm thụ được tính thẩm mỹ ở mỗi tác phẩm. Cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật (văn học, âm nhạc, hội hoạ...) đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ làm quen với cái đẹp trong các tác phẩm nghệ thuật, trong nội dung và hình thức biểu hiện của nó. Tập cho trẻ một số kĩ năng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật như kể chuyện, đọc thơ, múa hát, vẽ.... Tạo cơ hội cho trẻ sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật.

1.1.3.3. Các hình thức phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi:

Các hoạt động nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi cũng như trẻ mầm non nói chung rất đa dạng. Hiện nay, không chỉ riêng tập trung vào hoạt động âm nhạc hay hoạt động tạo hình mới phát triển thẩm mĩ cho trẻ mà khía cạnh lĩnh vực phát triển thẩm mĩ đang được tích hợp một cách khoa học, lồng ghép đa dạng khéo léo vào các nội dung giáo dục khác được tổ chức trong ngày cho trẻ như: các tiết học - môn học khác, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều...)

 Thông qua các hoạt động học tập:

Nội dung giáo dục phát triển lĩnh vực thẩm mĩ cho trẻ mầm non được tổ chức tích hợp, lồng ghép cùng với nhiều các nội dung giáo dục khác, song chủ yếu tập trung vào hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình.

Giáo viên xác định rõ mục tiêu, nội dung chính của bài học, khai thác tối đa nội dung giáo dục phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Mỗi tiết học có qui trình tổ chức riêng, đảm bảo các phương pháp và các dạng tiết học thẩm mĩ phù hợp với từng lứa tuổi mầm non, hình thành và phát triển ở trẻ khả năng cảm nhân cái đẹp, trong thên nhiên, trong cuộc sống và trong các tác phẩm nghệ thuật.

Hoạt động âm nhạc, hoạt động tạo hình được tiến hành dưới các hình thức hoạt động học có chủ đích. Giúp trẻ bộc lộ và thể hiện cảm xúc vào các hoạt động nghệ thuật, phát hiện vẻ đẹp, hình thành và phát triển khả năng thể hiện cảm nhận về sự vật, hiện tượng, con người xung quanh trẻ, biết thể hiện sự sáng tạo khi tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, hoạt động tìm hiểu, khám phá cái đẹp.

 Thông qua các hoạt động lễ hội:

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những phong tục tập quán, tín ngưỡng, ngày lễ riêng, mỗi đất nước đều có vô vàn ngày hội lớn nhỏ và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đất nước chúng ta với lịch sử gắn liền với hàng ngàn năm bị giặc ngoại xâm đô hộ và hàng vạn chiến thắng vẻ vang thoát ách thống trị, giành lại bờ cõi dân tộc. Những ngày lễ hội được lưu giữ qua hàng nghìn năm như vậy không hề mai một đi, vẫn còn nguyên vẹn đó như cái cách chúng ta duy trì, gìn giữ, phát triển nét văn hóa độc đáo của riêng dân tộc cũng chính là cách bảo tồn giá trị thẩm mĩ qua nhiều thế hệ.

Có rất nhều ngày lễ hội tồn tại xung quanh mỗi chúng ta, thậm chí trong một năm học thì hầu như tháng nào cũng có ngày lễ và ngày hội. Nhắc đến lễ hội là liên tưởng ngay đến những màu sắc sặc sỡ, những bộ trang phục đẹp mắt hay những trang trí đầy công phu, tỉ mỉ... đó chính là đặc điểm của nghệ thuật. Trong cái lễ và cái hội luôn có cái nghệ thuật hiện hữu, mà cái chất nghệ thuật xuất hiện thì chính là thẩm mĩ xuất hiện. Tham gia vào lễ hội trẻ trước hết là được thỏa sức chiêm ngưỡng cái đẹp làm thỏa mãn sự phát triển thị hiếu thẩm mĩ của trẻ giúp trẻ bộc lộ nét tích cách, cảm xúc và khả năng của trẻ.

Ngoài ra, còn tùy vào những thời điểm ngày lễ hội khác nhau và đặc điểm tích chất của các ngày lễ hội đó mà trẻ được phát huy khả năng sáng tạo để trẻ có thể bộc lộ chính sở trường, năng khiếu của mình về nghệ thuật. Qua đó, cũng một phần giúp giáo viên dễ dàng phát hiện khả năng của trẻ để có những kế hoạch hợp lí giúp trẻ phát triển thêm nữa khả năng của trẻ - cũng chính là đáp ứng mục tiêu phát triển thẩm mĩ ở bậc học mầm non.

 Thông qua hoạt động ngoài trời:

Đối với việc cho trẻ vui chơi, học tập, hoạt động ngoài trời thì tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ tích cực tiếp xúc với thiên nhiên được coi là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất, hiệu quả nhất để tạo nguồn hứng khởi và bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ. Bởi vẻ đẹp trong thiên nhiên là nguồn nguyên liệu vô tận, là một trong những phương tiện gần gũi, dễ kiếm, mang nhiều thú vị đến với trẻ tác động đến trực giác nhìn nhận vẻ đẹp riêng của các đối tượng, giúp trẻ nhận ra cái chân - thiện - mĩ, cái giá trị thẩm mĩ và đạo đức chân chính, để trở thành con người với những phẩm chất tốt đẹp.

 Thông qua hoạt động vui chơi - cuộc sống hàng ngày:

Qua những cử chỉ điệu bộ, lời nói ứng xử và cách giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày mà trẻ có cơ hội được bộc lộ quan điểm, sở thích, hành vi của mình: “Thích hay không thích”, “Cái này đẹp hơn hay cái nào đẹp”... vô vàn câu hỏi trẻ tò mò về thẩm mĩ và chỉ có thể trẻ được trực tiếp cảm nhận về đối tượng đó trẻ mới là người có câu trả lời. Vì định nghĩa cái đẹp về thẩm mĩ của mỗi cá nhân là mỗi khác nhau.

Tham gia hoạt động vui chơi với đồ chơi:

Hoạt động giao lưu xúc cảm với đồ vật là hoạt động chủ đạo của độ tuổi nhà trẻ, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo ở độ tuổi mẫu giáo của trẻ mầm non. Trong chính những hoạt động chơi mà học, học mà chơi trẻ có thể khám phá, tiếp nhận cái đẹp, cái nghệ thuật một cách chủ động và hoàn toàn thoải mái, dễ dàng mà không chịu sự ép buộc nào.

Trong khi chơi trẻ được trực tiếp tiếp xúc với những món đồ chơi, với thiên nhiên hoa lá, với cỏ cây chim thú muông loài, với cuộc sống xã hội diễn ra hằng

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)