7. Cấu trúc khóa luận
1.1.3.4. Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân
Việc cho trẻ được trải nghiệm một không gian tết cổ truyền ngay tại trường học là hoạt động thiết thực, giúp trẻ hiểu hơn, yêu hơn truyền thống cội nguồn dân tộc và có ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Đối với nhận thức về thẩm mĩ của trẻ:
Để giúp trẻ có cơ hội được khám phá, tìm hiểu nhiều hơn về ngày lễ truyền thống của dân tộc trang trí cây đào, cây mai, kết hoa, vẽ tranh, làm thiệp, làm những món quà nhỏ tặng người thân... hiểu được những nét đặc trưng trong truyền thống phong tục của ngày tết Việt: Ngày tết nhà nhà đều có cây đào, cây mai, bánh chưng, bánh tét, mâm ngũ quả. Ngày tết là ngày sum họp của mọi gia đình, để mọi người nhớ đến nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp, an lành với mọi nhà.
Trẻ nhận thức về thẩm mĩ là khi biết đặt ra câu hỏi từ việc làm thế nào để tri giác được cái đẹp của chủ thể thẩm mĩ, làm cách nào để tạo ra cái đẹp, làm sao để thỏa mãn cái tôi muốn được chinh phục cái đẹp đó trong mỗi cá nhân trẻ và việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân có ý nghĩa tích hợp mang hoạt động của trẻ lồng ghép vào ngày lễ, ngày hội.
Qua quá trình tiếp xúc với cuộc sống thực, trải nghiệm những hoạt động thực tiễn trẻ hiểu được một cách đúng đắn và đầy đủ hơn về cái đẹp, cái nghệ thuật, biết phân biệt được cái đẹp - cái xấu, cái đúng - cái sai, cái tốt - cái thiện với cái thô kệch, tồi tệ... Trong chủ đề Tết và mùa xuân giúp trẻ nhận ra những nét đẹp trong thiên nhiên (bầu trời ấm áp, cây cối nảy mầm, hoa lá nở rộ...), trẻ hiểu được nét đẹp trong văn hóa, phong tục của dân tộc, đón chờ một năm mới với nhiều mong ước và nhiều điều tốt đẹp cho nhau: chúc tết, sum họp gia đình, tổ chức các lễ hội truyền thống... Từ đó, giúp trẻ biết giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của một mùa xuân mới.
Phát triển cảm xúc thẩm mĩ của trẻ:
Khác hẳn với những chủ đề khác, trẻ tham gia hoạt động trong chủ đề Tết và mùa xuân cùng với tâm trạng mong chờ một năm mới đến, một mùa xuân tươi đẹp: thời tiết, không khí, thiên nhiên và các lễ hội... có trong ngày tết đem đến cho trẻ niềm hân hoan, phấn khởi, vui tươi, thậm chí còn là khơi gợi những xúc cảm mãnh liệt biểu hiện thông qua các trạng thái cảm xúc trên gương mặt trẻ, qua phản ứng hay qua những câu nói các cháu thể hiện sự thích thú hoặc không thích.
Khi trẻ được trực tiếp tham gia vào quá trình tri giác, các hoạt động nghệ thuật, môi trường tự nhiên... là khi đó cảm xúc thẩm mĩ của trẻ sẽ thúc đẩy tính cách mỗi con người khiến mỗi chúng ta đều chăm chỉ, tích cực hơn. Trẻ được thỏa mãn về mặt xúc cảm thẩm mĩ giúp tinh thần đạt mức độ hứng phấn cao, có những rung động và cử chỉ hết đỗi đáng yêu, ngây ngô, giúp trẻ biết bộc lộ nét tính cách ngay từ lúc còn là lứa tuổi nhà trẻ.
Giúp trẻ sáng tạo nghệ thuật:
Hoạt động với chủ đề Tết và mùa xuân, đặc biệt là được trải nghiệm với những hoạt động bổ ích, thiết thực chào mừng mùa xuân mới sẽ kích thích trẻ tham gia tích cực hơn, thôi thúc lòng mong muốn được tạo ra cái đẹp, cái mới xung quanh mình. Tham gia vào các hoạt động lễ hội trong mùa xuân là kích thích trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật từ đó tạo ra được các sản phẩm khác nhau có giá trị về thẩm mĩ (âm nhạc, tạo hình, thơ ca...)
Ví dụ: Tham gia hoạt động văn nghệ chào mừng Noel, mừng xuân mừng đảng, làm các sản phẩm trang trí nhà cửa, lớp học (cờ, hoa...), bưu thiếp tặng người thân,
Như vậy, trẻ đến với chủ đề và tham gia trải nghiệm một cách tự nhiên, đến với nghệ thuật một cách tự nguyện. Từ đó, khả năng sáng tạo của trẻ được phát triển, bồi dưỡng và xuất hiện dần ở trẻ thị hiếu thẩm mĩ - là cơ sở và điều kiện tuyệt vời cho sự phát triển lĩnh vực thẩm mĩ và đặc biệt là nhân cách của trẻ sau này.
1.2. Cơ sở thực tiễn vấn đề nghiên cứu: 1.2.1. Mục đích điều tra:
Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng nhằm làm rõ vấn đề phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non đặc biệt là đối tượng trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, khảo sát những hoạt động trải nghiệm tổ chức nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi của một số trường mầm non hiện nay. Qua đó khai thác triệt để phạm vi của lĩnh vực phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi, hướng tới nghiên cứu tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề Tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Kết quả điều tra thực trạng sẽ là cơ sở thực tiễn để từ đó chúng tôi đề xuất một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề Tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi và xây dựng kế hoạch thực nghiệm một số hoạt động trải nghiệm được đề xuất.
1.2.2. Địa bàn và thời gian điều tra: 1.2.2.1. Địa bàn điều tra: 1.2.2.1. Địa bàn điều tra:
Trường mầm non Kim Đức - xã Kim Đức - TP. Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Trường mầm non Thụy Vân - xã Thụy Vân - TP. Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Trường mầm non Hùng Lô - xã Hùng Lô - TP. Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. 1.2.2.2. Thời gian điều tra: Tháng 10/2020 - tháng 12/2020.
1.2.3. Đối tượng điều tra:
Đề tài tiến hành điều tra trên đối tượng là:
Trường mầm non Thụy Vân: 16 giáo viên và 30 trẻ 5 - 6 tuổi. Trường mầm non Kim Đức: 16 giáo viên và 30 trẻ 5 - 6 tuổi. Trường mầm non Hùng Lô: 16 giáo viên và 30 trẻ 5 - 6 tuổi. 1.2.4. Nội dung điều tra:
- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- Một số nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ trong chủ đề tết và mùa xuân.
1.2.5. Phương pháp điều tra: - Phương pháp quan sát: - Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát tình hình thực tiễn nhằm tìm hiểu các hoạt động trải nghiệm tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi trong chủ đề tết và mùa xuân.
- Phương pháp đàm thoại:
Trao đổi, trò chuyện với giáo viên và trẻ về các vấn đề thuộc phạm vi điều tra của đề tài.
- Sử dụng phiếu Anket đưa các câu hỏi chuyên môn nhằm đánh giá + Bước 1: Xây dựng câu hỏi khảo sát
+ Bước 2: Tiến hành khảo sát 3 trường mầm non trên địa bàn TP. Việt Trì - tỉnh Phú Thọ: trường mầm non Hùng Lô - xã Hùng Lô, trường mầm non Kim Đức - xã Kim Đức, trường mầm non Thụy Vân - xã Thụy Vân.
+ Bước 3: Thu thập bài khảo sát và xử lí số liệu điều tra theo hệ thống câu hỏi trên phiếu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 1.2.6. Kết quả điều tra:
1.2.6.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi:
Bảng 1.1. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Mức độ nhận thức của giáo viên
Số lượng điều tra
n %
Rất quan trọng 10 20
Quan trọng 21 44
Không quan trọng 17 36
Tổng 48 100
Từ bảng kết quả 1.1 cho ta thấy: Trên tổng số 48 giáo viên của cả 3 trường mầm non được tiến hành khảo sát thực tiễn trả lời qua phiếu câu hỏi Anket thì hầu hết nhận thức của các giáo viên về ấn đề tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi là chưa cao.
Cụ thể: Chỉ 20% và rất ít ý kiến các giáo viên đánh giá rằng việc nhận thức vấn đề tổ chức một số hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở mức độ quan trọng và rất quan trọng. Họ cho rằng việc phát triển lĩnh vực thẩm mĩ này là vấn đề khá khó và đòi hỏi nhiều sự sáng tạo, nếu phát triển được khía cạnh này thì sẽ rất hay, mới mẻ và hấp dẫn trẻ. Thậm chí có 17 ý kiến
đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở mức độ không quan trọng (khoảng 36%). Họ nói rằng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm không liên quan tới lĩnh vực phát triển thẩm mĩ, cũng không làm cho thẩm mĩ phát triển hơn.
Tuy nhiên, đây lại là điều kiện thuận lợi để tiến hành xây dựng và triển khai áp dụng tổ chức thực hiện một số các hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân dành cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Bảng 1.2. Mục đích của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm Mục đích Ý kiến giáo viên Số lượng %
Phát triển nhận thức 42/48 88
Giáo dục đạo đức 33/48 68
Phát triển thẩm mĩ 30/48 62
Đáp ứng nhu cầu của trẻ 22/48 46 Đảm bảo mục tiêu giáo dục 39/48 81
Qua bảng 1.2. có thể thấy rõ ràng các mục đích khác nhau của việc giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Nhìn chung số lượng giáo viên cho rằng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục và phát triển nhận thức cho trẻ đạt ngưỡng khá cao (khoảng 80% - 90%), mức độ phần trăm cho rằng việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non nhằm phát triển lĩnh vực đạo đức hay lĩnh vực thẩm mĩ lại không cao, tỷ lệ ở ngưỡng trung bình khá (dao động khoảng 60% - 70%). Phần lớn các giáo viên đều nhận thức đúng đắn về mục đích của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non, họ cho rằng hoạt động trải nghiệm là cần thiết giúp tạo cho trẻ có môi trường tốt nhất để có thể phát triển một cách toàn diện, cho trẻ được làm những điều mà trẻ muốn, từng bước hoàn thiện nét nhân cách ban đầu cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi.
STT Suy nghĩ của giáo viên về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm
Tán thành Không tán thành 1 Nhằm bảo vệ, mong muốn cho trẻ được
trải nghiệm, được phát triển toàn diện. 40/48 83% 8 17% 2 Là nhiệm vụ bắt buộc của giáo viên. 12/48 25% 36 75% 3 Hoạt động trải nghiệm tổ chức tùy theo
khả năng của GV hoặc nhu cầu của trẻ. 15/48 31% 33 69% 4 Ngoài hoạt động vui chơi và hoạt động
học thì tổ chức hoạt động trải nghiệm là không cần thiết.
12/48 25% 36 75% 5 Là phong trào thi đua của các trường. 8/48 17% 40 83% 6 Nhằm mục đích truyền thông cho hình
ảnh nhà trường. 17/48 35% 31 65%
7 Nhu cầu của gia đình, của phụ huynh. 10/48 20% 38 80% Qua bảng thống kê 1.3 suy nghĩ của giáo viên về tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi, ta thấy rằng:
Có tổng số 40/48 (hơn 80%) ý kiến của các giáo viên tán thành ý kiến việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ nhằm mong muốn cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm, được phát triển toàn diện, nhằm hoàn thành mục tiêu bước đầu xây dựng nét nhân cách cho trẻ mầm non. Điều này cho thấy được suy nghĩ cũng như những cái nhìn nhận đánh giá đúng đắn của giáo viên trong vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi. Họ đều nhất trí rằng: Không thể tán thành suy nghĩ việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ là hoạt động không cần thiết hay không quan trọng bằng hoạt động học được, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu thỏa mãn trì tò mò, sự ham học hỏi của trẻ và đây không phải là một nghĩa vụ bắt buộc.
Tuy nhiên, còn tồn tại một vài ý kiến của các giáo viên khác xung quanh vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Có
khoảng 20 % - 25 % một số các hoạt động trải nghiệm những chỉ mang tính chất truyền thông, xây dựng hình ảnh nhà trường, tổ chức trải nghiệm theo phong trào và thậm chí có ý kiến cho là hoạt động không cần thiết. Đây vừa là vấn đề thách thức, vừa là thời cơ thuận lợi đem lại cái nhìn khác hơn, khách quan hơn giúp vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi được quan tâm nhiều hơn.
1.2.6.2. Một số nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi:
Một số nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sau quá trình điều tra thực tiễn được thống kê dưới bảng 1.4 sau:
Bảng 1.4. Một số nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi.
STT Các nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho
trẻ 5 - 6 tuổi.
Tỷ lệ tham gia
1 Tham quan di tích lịch sử 100%
2 Làng nghề truyền thống 100%
3 Tham gia các lễ hội 70%
4 Trò chuyện, gặp gỡ cùng người nổi tiếng 40%
5 Làm bánh trôi 80%
6 Đi siêu thị 70%
7 Trường tiểu học 100%
Nhận xét:
Các nội dung giáo viên đưa vào tổ chức thành các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề dành cho trẻ 5 - 6 tuổi cho thấy hầu hết các cô đã nhận thức đúng đắn về các chủ đề có thể khai thác thành nội dung để tổ chức thành các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Trong đó, nội dung được các
giáo viên đồng ý với tỷ lệ cao tuyệt đối ví dụ như là: làng nghề truyền thống, di tích lịch sử hay trường tiểu học (đạt 100%). Một số chủ đề khác cũng được đánh giá khá cao là: tham gia lễ hội, giao thông, nghề nghiệp (khoảng 70% - 80%). Số ít vài chủ đề có phần chưa đáp ứng đủ mục tiêu hoạt động trải nghiệm muốn hướng tới nên chỉ dừng lại ở mức tỷ lệ trung bình.
1.2.6.3. Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia vào một số hoạt động trải nghiệm:
Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm ở các trường mầm non tiến hành khảo sát, chúng tôi xây dựng 1 số tiêu chí đánh giá mức độ hứng thú của trẻ về các hoạt động trải nghiệm (bảng phụ lục 2, tr.65) được tổ chức và tổng hợp bảng 1.5 như sau:
Bảng 1.5. Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia vào một số hoạt động trải nghiệm Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi Trường mầm non Hùng Lô Trường mầm non Thụy Vân Trường mầm non Kim Đức Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Rất hứng thú 11 12 14 16 13 14
Hứng thú 23 25,5 28 31 20 22
Bình thường 35 39 28 31 30 33
Không hứng thú 21 24,5 20 22 27 30
Tổng số trẻ: 90 trẻ
Qua bảng thống kê tìm hiểu thực tiễn mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động trải nghiệm:
- Tỷ lệ phần trăm mức độ rất hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho trẻ của cả 3 trường mầm non tiến hành điều tra thực