Đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình tham gia hoạt động

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 48 - 58)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.4. Đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình tham gia hoạt động

Ở lứa tuổi mầm non, các bé thường rất hiếu động, tìm kiếm và khám phá thế giới xung quanh, chính vì thế mà các bé dễ dàng va chạm, tiếp xúc với những thứ nguy hiểm là rất lớn. Chúng ta cần phải giám sát chặt chẽ từ nhà trường và gia đình để tránh những tai nạn, rủi ro đáng tiếc. Môi trường hoạt động cần có lợi nhuận cho sức khỏe của trẻ, điều này được thể hiện ở 3 điều: an toàn về thể chất, an toàn về tâm lý và loại trừ các yếu tố tiềm ẩn, bảo đảm chắc chắn rằng chất lượng môi trường được xây dựng đã đáp ứng các yêu cầu an toàn cho trẻ, tạo cho trẻ cảm giác yên tâm, thường xuyên kiểm tra sự an toàn và có giải pháp đề phòng.

2.3. Đề xuất tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi:

2.3.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm:

Trên cơ sở tổng hợp từ thực tiễn các trường mầm non đã tổ chức 1 số hoạt động trải nghiệm (kết quả điều tra chương 1). Chúng tôi dự kiến xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trong chủ đề Tết và mùa xuân cho kì học đầu của năm học mới như sau:

Tuần Tên hoạt động trải nghiệm

Nội dung Chuẩn bị

1 - Trồng cây, trồng rau. - Chăm sóc vườn hoa

- Trẻ tham gia gieo hạt giống rau củ, rau mùi tàu.

- Tưới hoa, lau cây cảnh, vun đất cho gốc cây.

- Góc vườn trường, vườn hoa, góc cây ăn quả.

- Bình, hộp đựng cát, đất ở góc thiên nhiên của lớp.

2 Gói bánh chưng Trẻ có những kiến thức cơ bản về loại bánh mang vẻ đẹp cổ truyền, có ý nghĩa lịch sử hào hùng, giữ gìn bờ cõi đất nước linh thiêng của dân tộc.

- Lá rong, gạo, đỗ xanh, thịt lợn... nguyên liệu đủ cho nhóm trẻ hoạt động.

3 Đi chợ xuân - Trẻ được hòa mình vào không gian, không khí của ngày lễ.

- Trẻ tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt chợ quê ngày tết.

- Gian hàng tết trên sân trường hoặc trực tiếp đi đến những chợ, những quán xá cổ truyền, mang đúng tính chất phiên chợ có từ bao đời nay.

4 Lễ hội thời trang Trang trí, thiết kế, sáng tạo trang phục ngày tết.

- Nguyên liệu cho lễ hội thời trang chính là sản phẩm từ những vật liệu tái chế xung quanh trẻ có được từ HĐTN trước đây, đòi hỏi sự khéo léo, sáng tạo về khía cạnh thẩm mĩ của trẻ. 5 Ẩm thực ngày tết - Làm các loại bánh truyền thống (ví dụ: bánh tét, bánh dày...) - Làm mứt, dừa, kẹo - Các nguyên liệu chính để làm bánh, kẹo (gạo, đỗ xanh, đường, lá gói bánh...)

- Các dụng cụ nấu ăn nhà bếp.

Đối với các trường mầm non công lập, các hoạt động trải nghiệm có thể được tiến hành như trên, đối với các trường mầm non tư thục hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức nhiều hơn (1 tuần có từ 2 - 3 hoạt động) tại lớp học của trẻ.

Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cần được thông qua ý kiến đồng ý phụ huynh, tạo được nhiều sự phối hợp, ủng hộ từ phía gia đình trẻ, giúp cho hoạt động trải nghiệm của trẻ được vui hơn, cảm xúc thẩm mĩ của trẻ đồng thời được lan tỏa, các sản phẩm nghệ thuật phục vụ, sau quá trình thực nghiệm này được lưu giữ và được nhiều người hưởng ứng.

2.3.2. Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi trong chủ đề tết và mùa xuân:

2.3.2.1. Nhóm hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm “Gói bánh chưng” a. Mục đích, ý nghĩa:

Như chúng ta đều biết, bánh chưng là biểu tượng không thế thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Phong tục gói bánh chưng ngày Tết là một nét đẹp văn hóa, đã trường tồn với thời gian và đã ngấm vào tâm trí của tất cả những người con đất Việt, mỗi trẻ em Việt Nam khi lớn lên đều không thể không nhớ hình ảnh gói bánh chưng trong ngày tết. Mỗi khi tết đến xuân về, trong mâm cỗ người Việt ngày Tết cổ truyền dù ở đâu cũng không thể thiếu chiếc bánh chưng xanh, một món ăn đặc trưng dân tộc. Và tục gói bánh chưng vào ngày tết, đó là nét đẹp truyền thống không thể thiếu được, mọi người cùng nhau bên nồi bánh chưng thể hiện sự sum vầy đoàn tụ.Việc tổ chức cho trẻ được trải nghiệm một không gian Tết cổ truyền ngay tại trường học là hoạt động thiết thực, giúp trẻ hiểu hơn, yêu hơn và có ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc.

b. Chuẩn bị:

 Về phía nhà trường:

- Ban giám hiệu tổ chức thành lập ban giám khảo để dự giờ, làm mẫu và chấm điểm sản phẩm trong hoạt động trải nghiệm.

- Chuẩn bị trang trí sân khấu: bảng, biểu, hoa đào, nhạc Tết... - Lên chương trình cụ thể

* Về phía giáo viên và phụ huynh:

- Giáo viên phối hợp với phụ huynh ở lớp lên kế hoạch chi tiêu cụ thể để chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm của trẻ.

+ Chuẩn bị lá dong: rửa sạch, lau khô + Chuẩn bị gạo nếp: vo kĩ, đãi sạch.

+ Chuẩn bị nhân đậu, thịt: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm + Chuẩn bị củi, bếp, nồi.

* Về phía giáo viên:

- Chuẩn bị phần giới thiệu nội dung cho trẻ.

- Chuẩn bị một số câu hỏi gợi mở nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ: + Ai là người làm ra chiếc bánh chưng, bánh giày đầu tiên?

+ Để làm ra chiếc bánh chưng, bánh giày cần những nguyên liệu gì? + Chiếc bánh chưng, bánh giày tượng trưng cho gì? Ý nghĩa của chúng? * Về phía trẻ:

- Trẻ chuẩn bị trang phục, quần áo gọn gàng sạch sẽ. c. Cách tiến hành:

Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức cho hoạt động

Bước này bao gồm việc dự trù kinh phí, lựa chọn không gian, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sao cho phù hợp với địa điểm, thời gian và quan trọng là phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ 5 - 6 tuổi, bước đầu hướng dẫn cho trẻ những nền tảng kiến thức cơ bản thông qua rèn luyện kĩ năng sống hoặc tham gia vào hoạt động trải nghiệm.

Bước 2. Tiến hành quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ

Giáo viên hướng dẫn trẻ các thao tác thực hiện trong suốt hoạt động được triển khai tổ chức. Chú ý mục tiêu hoạt động lấy trẻ làm trung tâm vì vậy giáo viên cần cho trẻ được hưởng thành quả của chính trẻ.

Bước 3. Đánh giá

Đánh giá luôn là 1 bước quan trọng. Bởi sau quá trình tiến hành tổ chức bất kì một sự việc gì cùng cần phải nhận xét, đánh giá nhằm phát huy những điểm mạnh, những ưu thế, nhìn nhận những điểm hạn chế cần khắc phục, đem đến những hiệu quả tích cực cho các lần tổ chức hoạt động tiếp theo sau này.

2.3.2.2. Nhóm hoạt động 2. “Hoạt động trồng cây, chăm sóc cây - hoa” a. Mục đích, ý nghĩa:

- Hoạt động này giúp trẻ nhận thức đúng về vẻ đẹp của thiên nhiên qua việc quan sát sự sinh trưởng - phát triển, quá trình lớn lên của cây cối, hoa lá và biết chăm sóc cảnh vật xung quanh.

- Giúp trẻ có cảm xúc tích cực với thiên nhiên, hình thành ở trẻ những xúc cảm rung động ban đầu, qua đó tạo nguồn cảm hứng và bồi dưỡng giá trị cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ.

b. Tiến hành:

- Lên kế hoạch chuẩn bị địa điểm, thời gian và không gian phù hợp với hoạt động trải nghiệm cho trẻ, chuẩn bị dự trù các tình huống bất ngờ có thể xảy ra. - Giáo viên tiến hành cho trẻ xếp hàng ra sân, chia các nhóm trẻ vào từng hoạt động và mời trẻ phân chia công việc cho từng nhóm.

+ Nhóm 1: Gieo một số loại hạt rau, củ

Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho việc gieo trồng các loại hạt, hướng dẫn trẻ cách thực hiện, chú ý bao quát trẻ, từ từ giải thích và làm mẫu cho trẻ trực tiếp quan sát và hoạt động theo.

+ Nhóm 2: Tưới hoa, vệ sinh chăm sóc cây cỏ

Đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ. Trẻ được làm quen, tiếp xúc với cùng với các công việc của các bác vệ sinh hằng ngày, giáo dục trẻ về giá trị thẩm mĩ mà hoạt động đem lại chính là tình yêu đối với thiên nhiên, lòng kính trọng, tôn vinh đối với mỗi ngành nghề

+ Nhóm 3: Trồng cây

Hoạt động này khá phức tạp và khá khó đối với trẻ mầm non. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi 5 - 6 có những đặc điểm tâm lí, phát triển đầy đủ phù hợp khi đưa hoạt động trải nghiệm này vào làm hoạt động nhằm phát triển thẩm mĩ.

2.3.2.3. Hoạt động “Đi chợ xuân” a. Mục đích, ý nghĩa:

Đi chợ Tết là phong tục gắn liền bao đời với người dân Việt Nam và khu chợ ngày tết cũng mang ý nghĩa quan trọng trong tiềm thức của mỗi người con đất Việt.

Chợ Tết là những phiên chợ ngày cuối năm, đông vui, tấp nập hơn và cũng hối hả hơn vì ai ai cũng bận rộn mua sắm, trang hoàng nhà cửa, hoàn thành những công việc cuối cùng trước khi đón năm mới sang. Đi chợ Tết còn để gặp gỡ, để tận hưởng không khí nô nức mỗi dịp tết đến xuân về, phiên chợ ngày xuân vốn là nét đẹp cổ xưa trường tồn mãi trải qua bao thế hệ, là một phần vô cùng quan trọng trong văn hóa của người việt.

Chính vì vậy, cho trẻ được trải nghiệm hoạt động đi chợ xuân là cách thức lưu giữ những truyền thống đẹp đẽ của dân tộc, là mang ý nghĩa giáo dục trẻ truyền tay tới những thế hệ tiếp theo nét đẹp đặc trưng, không gian văn hóa độc đáo, không bị mai một trước hàng loạt “siêu thị thông minh” tại các thành phố lớn hiện nay.

b. Cách tiến hành:

Hình ảnh quê hương đất nước được thể hiện từ những món ăn dân dã, những sản vật quê, những đồ dùng thiết yếu cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày được các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh công phu chuẩn bị. Tại hội chợ các em được trải nghiệm một phần nào không khí náo nhiệt của phiên chợ quê ngày Tết, các em thỏa sức tập đi chợ, tập làm người bán hàng. Dưới sự hướng dẫn các thầy cô và các bậc phụ huynh các em được học cách mời chào khách mua hàng, cách giới thiệu sản phẩm, cách tính tiền. Không chỉ vậy các em còn được học làm ra các sản phẩm như làm bánh, đan quạt. Được tham gia thi các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy bao bố, cướp cờ, ném lon. Các em được tham gia trao các phần quà nhỏ cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

2.3.2.4. Hoạt động “Lễ hội thời trang” a. Mục đích, ý nghĩa:

Là một trong những chương trình giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt từ tư duy, thể chất, thẩm mĩ... hoạt động lễ hội luôn là hoạt động đem đến cho các bé không khí vui tươi, sáng khoái, là hoạt động không chỉ chú trọng về hình thức mà cả nội dung cũng được nhà trường, gia đình, thầy cô quan tâm làm sao đem lại cho các cháu được trải nghiệm một lễ hội đáp ứng đầy đủ mục tiêu giáo dục.

Lễ hội thời trang là chủ đề mang màu sắc hết sức đặc sắc, tươi trẻ, náo nhiệt, tổ chức hoạt động trải nghiệm lễ hội thời trang trong chủ đề Tết và mùa xuân thực sự là môi trường hoàn toàn phù hợp nhằm giúp phát triển thẩm mĩ về khía cạnh trang phục, kết hợp phụ kiện, kích thích sáng tạo cho trẻ mầm non. b. Cách tiến hành:

Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức cho hoạt động

Bước này bao gồm việc dự trù kinh phí, lựa chọn không gian, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sao cho phù hợp với địa điểm, thời gian và quan trọng là phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ 5 - 6 tuổi, bước đầu hướng dẫn cho trẻ những nền tảng kiến thức cơ bản thông qua rèn luyện kĩ năng sống hoặc tham gia vào hoạt động trải nghiệm.

Bước 2. Tiến hành quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ

Giáo viên tổ chức sân khấu cho trẻ trình diễn lễ hội thời trang. Có thể cho trẻ lựa chọ những trang phục có chuẩn bị sẵn hoặc tạo hứng thú cho trẻ với hoạt động bằng cho trẻ thỏa thích sáng tạo ra những trang phục mà trẻ muốn trình diễn.

Đây là hoạt động phù hợp giúp khơi gợi khả năng cảm nhận nghệ thuật và sáng tạo ra cái đẹp nơi trẻ.

Bước 3. Đánh giá

Đánh giá luôn là 1 bước quan trọng. Bởi sau quá trình tiến hành tổ chức bất kì một sự việc gì cùng cần phải nhận xét, đánh giá nhằm phát huy những điểm

mạnh, những ưu thế, nhìn nhận những điểm hạn chế cần khắc phục, đem đến những hiệu quả tích cực cho các lần tổ chức hoạt động tiếp theo sau này.

2.3.2.5. Hoạt động “Ẩm thực ngày tết” a. Mục đích, ý nghĩa:

Với mong muốn bồi đắp vốn hiểu biết về văn hóa Việt, văn hóa truyền thống cội nguồn dân tộc, giúp trẻ phát triển toàn diện. Thông qua hoạt động trải nghiệm ẩm thực ngày tết giúp trẻ hiểu và thêm tình yêu quý các món ăn có từ lâu đời của người Việt Nam, góp phần giáo dục trẻ những cảm xúc về nét đẹp văn hóa cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc lưu truyền qua bao thế hệ.

b. Cách tiến hành:

Ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú từ việc sử dụng rất nhiều những nguyên vật liệu khác nhau, đa dạng cách chế biến từ các vùng miền khác nhau. Tuy ẩm thực 63 tỉnh thành, mỗi miền mỗi chút khác biệt tuy nhiên nền ẩm thực Việt Nam đều xuất phát từ 1 đất nước thuần nông nghiệp, sử dụng lúa gạo là chủ yếu. Mặc dù trải qua nhiều biến tấu xong ẩm thực Tết Việt ngày nay vẫn giữ được nét cổ trong ẩm thực cung đình xưa.

Giáo viên có thể kết hợp cùng với hoạt động “Đi chợ xuân” hay hoạt động “Gói bánh chưng” để tạo thành những gian hàng có sản phẩm sử dụng trong ngày tết để trẻ hình dung rõ ràng hơn những món ăn có trong mâm cơm ngày tết Việt Nam. Trong hoạt động ẩm thực ngày tết rõ ràng chúng ta thấy rằng không thể thiếu đi những màu sắc tươi sáng, những trang trí bắt mắt, những món ăn có cách làm tỉ mỉ, công phu. Việc cho trẻ được tham gia vào hoạt động “Ẩm thực ngày tết” nhằm tạo sân chơi cho trẻ được tiếp xúc nhận biết về thẩm mĩ, cho trẻ có cơ hội được bày tỏ cảm xúc của mình về cái đẹp, không chỉ cho trẻ học được nhiều điều mới lạ mà còn được làm ra những cái đẹp, sáng tạo ra những cái nghệ thuật, khai thác tối đa tố chất thẩm mĩ bên trong mỗi trẻ đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi trước khi bước vào trường phổ thông.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và tiến hành quá trình khảo sát thực tiễn, chương 2 đề xuất tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi gồm:

2.1. Cơ sở đề xuất tổ chức hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi.

2.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ

5 - 6 tuổi.

2.3. Đề xuất tổ chức hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi.

2.3.1. Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm

2.3.2. Tổ chức một số HĐTN cho trẻ 5 - 6 tuổi trong chủ đề Tết và mùa xuân 2.3.2.1. Hoạt động “Gói bánh chưng”

2.3.2.2. Hoạt động trồng cây, chăm sóc cây - hoa.

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)