Kết quả sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 65)

7. Cấu trúc khóa luận

3.6.2. Kết quả sau thực nghiệm

3.6.2.1. Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sau TN:

Tiến hành khảo sát, tổng hợp số liệu sau khi tiến hành áp dụng tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở cả nhóm ĐC và TN sau TN thu được kết quả tại bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sau TN.

Mức độ Nhóm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng % ĐC 12 26 20 41 16 33 TN 18 36 16 33 15 31

Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sau TN được thể hiện ở bảng 3.3 bảng đánh giá quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sau TN ta thấy:

Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sau TN đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt. Trong cùng 1 khoảng thời gian TN của cả 2 nhóm là như nhau thì ta dễ dàng nhận thấy tỷ lệ phần trăm nhóm ĐC có sự tăng lên tuy nhiên tăng chậm và mức độ 1 vẫn khá thấp (tăng 6% từ 20% đến 26%), mức độ 2 và 3 có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao (giảm 3%). Ngược lại, có sự tác động từ việc TN các hoạt động trải nghiệm đề xuất tại chương 2 nên nhóm TN có sự thay đổi rõ rệt, mức độ 1 ở nhóm TN sau TN tăng mạnh (tăng 16% tăng từ 20% lên 26%) , mức độ 2, mức độ 3 giảm nhanh.

3.6.2.2. Quá trình tham gia vào hoạt động trải nghiệm của trẻ:

Bảng 3.4. Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ trong chủ đề tết và mùa xuân sau TN.

Mức độ Nhóm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng % ĐC 9 30 10 33 11 37 TN 15 50 8 27 7 23

Dựa vào bảng 3.4 kết quả điều tra mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm ta có biểu đồ 3.2 dưới đây:

Biểu đồ 3.2. Mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi

khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ trong chủ đề tết và mùa xuân sau TN.

Quá trình tham gia vào hoạt động trải nghiệm của trẻ 5 - 6 tuổi sau TN đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt. Trong cùng 1 khoảng thời gian TN của cả 2 nhóm là như nhau thì ta dễ dàng nhận thấy tỷ lệ phần trăm nhóm ĐC có sự tăng lên tuy

0 10 20 30 40 50 60 Tốt Khá Trung bình Lớp ĐC Lớp TN

nhiên tăng chậm và mức độ 1 vẫn khá thấp (tăng 7% từ 23% đến 30%), mức độ 2 và 3 có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao (giảm 3% - 5%).

Ngược lại, có sự tác động từ việc tổ chức TN các hoạt động trải nghiệm đề xuất tại chương 2 nên nhóm TN có sự thay đổi rõ rệt, mức độ 1 ở nhóm TN sau TN tăng mạnh (tăng 27% tăng từ 23% lên 50%). Mức độ 2, mức độ 3 đều giảm nhanh, mức độ 2 giảm 7% từ 34% xuống 27%, mức độ 3 giảm 20% từ 43% xuống 23%.

3.6.3. So sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm:

3.6.3.1. So sánh sự PTTM của trẻ qua tổ chức hoạt động trải nghiệm nhóm ĐC trước và sau khi TN:

So sánh kết quả sự PTTM của trẻ qua tổ chức hoạt động trải nghiệm nhóm ĐC trước và sau khi TN được thể hiện tại bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5. So sánh sự phát triển thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động trải nghiệm nhóm ĐC trước và sau TN.

Mức độ Nhóm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Trước TN ĐC 7 23 11 37 12 40 TN 7 23 10 33 13 43 Sau TN ĐC 9 30 10 33 11 37 TN 15 50 8 27 7 23

Biểu đồ 3.3. So sánh sự phát triển thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động trải nghiệm nhóm ĐC trước và sau TN.

So sánh bảng 3.5 và biểu đồ 3.3 kết quả sự PTTM của trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm nhóm ĐC trước và sau TN tôi có nhận xét như sau:

Ở nhóm ĐC trước TN, sự PTTM của trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm được đánh giá ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ phần trăm khá thấp (chỉ 23%), mức độ này thời gian sau TN có tăng nhưng tăng chậm (tăng 7%, từ 23% lên 30%). Cụ thể, qua quá trình quan sát và trao đổi cùng trẻ: Thời gian trước TN, trẻ ở cả 2 nhóm ĐC và TN thường chưa hứng thú với những hoạt động trải nghiệm, hầu hết mọi trẻ không muốn tham gia vào các hoạt động đó, thậm chí cả khi được giáo viên động viên tham gia trẻ cũng tham gia một cách miễn cưỡng, không tự nguyện và không muốn tạo ra sản phẩm thẩm mĩ trong suốt hoạt động. Sau thời gian TN, nhóm ĐC do chưa có sự tiếp xúc cùng các hoạt động trải nghiệm trong chủ đề Tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi nên các tỷ lệ sau quá trình khảo sát tuy có sự thay đổi nhưng không đáng kể và không đem lại hiệu quả, tình hình phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi sau TN không khác trước TN là bao nhiêu.

Ví dụ: Cháu Quốc Huy, cháu Trâm Anh, cháu Duy, cháu Khôi cùng tham gia vào hoạt động trải nghiệm “Ẩm thực ngày tết”, các cháu có tinh thần ham

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tốt Khá Trung bình Trước TN Sau TN

muốn tham gia vào hoạt động này tuy nhiên các cháu khá lúng túng không biết làm những viên kẹo sao cho đẹp, những sợi mứt dừa làm sao cho có nhiều màu sắc hay chưa biết trang trí đĩa bánh tét sao cho cân đối, hài hòa, trưng bày sao cho đẹp và có thẩm mĩ.

3.6.3.2. So sánh sự PTTM của trẻ qua tổ chức hoạt động trải nghiệm nhóm TN trước và sau khi TN:

So sánh kết quả sự PTTM của trẻ qua tổ chức hoạt động trải nghiệm nhóm TN trước và sau khi TN được thể hiện tại bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6. So sánh sự phát triển thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động trải nghiệm nhóm TN trước và sau TN.

Mức độ Nhóm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Trước TN ĐC 7 23 11 37 12 40 TN 7 23 10 33 13 43 Sau TN ĐC 9 30 10 33 11 37 TN 15 50 8 27 7 23 0 10 20 30 40 50 60 Tốt Khá Trung bình Trước TN Sau TN

Biểu đồ 3.4. So sánh sự phát triển thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động trải nghiệm nhóm TN trước và sau TN.

Tỷ lệ phần trăm sự phát triển thẩm mĩ của trẻ 5 - 6 tuổi trước và sau thử nghiệm của nhóm TN có sự chênh lệch rõ rệt. Mức độ phần trăm sự PTTM của trẻ qua hoạt động trải nghiệm sau TN của nhóm lớp TN đạt mức tốt có dấu hiệu tăng mạnh, tăng cao hơn trước TN 27% (từ 23% lên 50%). Mức độ phần trăm đạt mức khá trước và sau TN giảm 7% (từ 34% xuống 27%), mức độ trung bình sau TN giảm mạnh hơn so với trước TN, giảm 20% (từ 43% xuống 23%).

Cụ thể, qua quá trình quan sát và trao đổi cùng trẻ: Thời gian trước TN, trẻ ở cả 2 nhóm ĐC và TN thường chưa hứng thú với những hoạt động trải nghiệm, hầu hết mọi trẻ không muốn tham gia vào các hoạt động đó, thậm chí cả khi được giáo viên động viên tham gia, trẻ cũng tham gia một cách miễn cưỡng, không tự nguyện và không muốn tạo ra sản phẩm thẩm mĩ trong suốt hoạt động. Sau thời gian TN thì đã có nhiều tín hiệu chuyển biến tốt lên rất nhiều. Trẻ sau TN tham gia vào các hoạt động phát triển thẩm mĩ qua hoạt động trải nghiệm rất vui vẻ, hào hứng, thậm chí các cháu còn tự giác, có ý thức hơn rất nhiều.

Ví dụ: Cháu Linh, cháu Bình An, cháu Hoàng cùng tham gia vào hoạt động trải nghiệm “Gói bánh chưng” các cháu rất chú ý vào từng hướng dẫn của giáo viên và hào hứng thực hiện cùng nhau gói những chiếc bánh tặng cô, tặng bố mẹ. Nhóm các cháu Quỳnh Mai, Ngọc Lâm, Tuệ Lâm, Minh Hân lựa chọn tham gia vào hoạt động “Đi chợ xuân” các cháu đã biết lồng ghép trò chơi đóng vai thành những người chủ cửa hàng bán hàng trong phiên chợ vào cùng với hoạt động trải nghiệm và rất thích thú gọi các bạn khác cùng tham gia vào hoạt động đó.

3.6.3.3. So sánh sự phát triển thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động trải nghiệm của nhóm ĐC và TN sau TN:

So sánh kết quả sự PTTM của trẻ qua tổ chức hoạt động trải nghiệm của nhóm ĐC và TN sau TN được thể hiện tại bảng 3.7 dưới đây:

Bảng 3.6. So sánh sự phát triển thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động trải nghiệm nhóm ĐC và TN sau TN. Mức độ Nhóm Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Trước TN ĐC 7 23 11 37 12 40 TN 7 23 10 33 13 43 Sau TN ĐC 9 30 10 33 11 37 TN 15 50 8 27 7 23

Số liệu bảng 3.7 bảng so sánh sự phát triển thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhóm ĐC và TN sau TN được thể hiện tại biểu đồ 3.5 dưới đây:

Biểu đồ 3.5. So sánh sự phát triển thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động trải nghiệm của nhóm ĐC và TN sau TN.

0 10 20 30 40 50 60 Tốt Khá Trung bình Nhóm ĐC Nhóm TN

So sánh kết quả biểu đồ 3.5 so sánh sự phát triển thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động trải nghiệm của nhóm ĐC và TN sau TN ta có nhận xét sau:

Nhóm ĐC sau TN, phần trăm sự phát triển thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động trải nghiệm ở mức độ tốt là 30%, tăng nhẹ tuy nhiên tỷ lệ tăng không chênh lệch nhiều so với thời gian trước TN (23%), Mức độ phần trăm đạt mức khá sau TN giảm nhẹ, giảm 4% so với trước TN (giảm từ 37% lên 33%). Mức độ trung bình có giảm nhưng giảm không nhiều, trước TN là 40%, sau TN là 37% (giảm 3%).

Sự chênh lệch sự phát triển thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động trải nghiệm trước và sau TN được thể hiện rõ nhất khi nhìn vào tỷ lệ phần trăm biểu đồ so sánh của nhóm TN. Thời gian trước TN, sự phát triển thẩm mĩ của trẻ qua hoạt động tạo hình ở phần trăm mức độ tốt là 23%, bắng với tỷ lệ phần trăm của nhóm ĐC trước TN, sau TN phần trăm đạt mức độ tốt tăng mạnh, tăng 27% (tăng từ 23% lên 50%) và cao hơn nhóm ĐC 20%. Phần trăm ở mức độ khá và mức độ trung bình đều giảm đáng kể. Trước TN, mức độ khá là 34%, sau TN giảm xuống còn 27% (giảm 7% và thấp hơn nhóm ĐC là 6%). Mức độ trung bình trước TN là 43%, sau TN giảm xuống còn 23% (giảm 20%, thấp hơn nhóm ĐC sau TN 14%).

3.7. Đánh giá chung:

Sau thời gian tiến hành đo trước TN và sau 2 tháng TN đề xuất tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề Tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi vào nhóm lớp TN. So sánh kết quả của 2 nhóm lớp ĐC, nhóm TN trước và sau quá trình TN thông qua số liệu ở các bảng và biểu đồ, chúng tôi có kết luận như sau:

Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở cả 2 nhóm lớp ĐC và TN có sự thay đổi rõ nét so với trước và sau khi thực nghiệm. Sau TN mức độ đạt phần trăm tốt các hoạt động trải nghiệm mang lại hiệu quả cao tăng mạnh, mức độ hứng thú của trẻ trong các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ tăng đáng kể, đem lại

cái nhìn khác hơn về vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non.

Như vậy, điều này chứng minh rằng: “Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi” chúng tôi đề xuất thực sự đáp ứng đúng nhu cầu giả thuyết khoa học hướng đến ban đầu, đó là nhu cầu cấp thiết nâng cao hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhằm phát huy tốt nhất các điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, góp phần vào mục tiêu giáo dục dạy học lấy trẻ làm trung tâm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Qua quá trình điều tra thực tiễn và tiến hành tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi, tôi nhận thấy rằng:

Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, trong các trường mầm non cần phải đặc biệt quan tâm đến xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, môi trường hoạt động, chuẩn bị chu đáo, đầy đủ để tiến hành hoạt động trải nghiệm hướng tới phát triển thẩm mĩ một cách thuận lợi nhất.

Tổng kết quá trình tiến hành thực hiện các biện pháp đưa vào áp dụng trong thực tế đã mang lại hiệu quả cao, các hoạt động trải nghiệm phù hợp với đối tượng là trẻ 5 - 6 tuổi, đưa vào áp dụng thực nghiệm cung cấp được đánh giá tốt về mọi mặt, thúc đẩy kết quả tốt nhất phát triển ở mầm non.

Kết quả sau quá trình thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính khả thi của giả thuyết khoa học đề ra, đáp ứng được nhiệm vụ và đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận:

Qua tìm hiểu nghiên cứu vấn đề: “Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi” chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ trẻ 5 - 6 tuổi hết sức quan trọng. Thực hiện tổ chức một số hoạt động trải nghiệm giúp giáo viên có được những hoạt động trải nghiệm sáng tạo hơn, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ hơn để chế độ sinh hoạt trong nhà trường của trẻ đạt được hiệu quả cao hơn.

Qua khảo sát thực hiện cho thấy: Hiệu quả việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm phát triển thẩm mĩ còn rất thấp. Nguyên nhân là giáo viên chưa thực sự hiểu rõ bản chất nhận thức của trẻ cũng như qui trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi. Việc này tổ chức hoạt động của trẻ hoàn toàn làm kinh nghiệm và thói quen của bản thân mà không dựa trên một cơ sở khoa học nào. Chính vì vậy, hiệu quả vấn đề tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi là chưa cao.

Các hoạt động trải nghiệm đó là: - Hoạt động 1. Gói bánh chưng - Hoạt động 2. Đi chợ ngày xuân

- Hoạt động 3. Thiết kế, trang trí trang phục ngày tết.

- Hoạt động 4. Tham gia lễ hội tổ chức vào ngày tết tại địa phương. Sau một thời gian tiến hành thực nghiệm, chúng tôi thấy hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm được tổ chức nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi là đáng tin cậy, khả thi, phù hợp triển khai áp dụng được ở trong tất cả các trường mầm non trên địa bàn thành phố Việt Trì nói riêng, cũng như tỉnh Phú Thọ nói chung.

2. Kiến nghị:

Để hiệu quả vấn đề tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong chủ đề tết và mùa xuân nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)