Những yếu tố ảnh hƣởng đến biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học

Một phần của tài liệu Biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 53 - 61)

6. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học

động học tập của học sinh tiểu học

Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học của HS lớp 1, 2 có nhiều yếu tố ảnh hƣởng. Trong phạm vi, đề tài đề cập đến 4 yếu tố cơ bản, kết quả khảo sát chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.4: Những yếu tố ảnh hƣởng đến biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học

Stt Tiêu chí đánh giá Điểm đánh giá Mức độ ảnh hƣởng

1 Yếu tố thuộc về giáo viên

Ảnh hƣởng và rất ảnh

hƣởng

1.1 Sự hiểu biết về đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh

của giáo viên 3 Ảnh hƣởng

1.2 Cách thức ứng xử của giáo viên với học sinh 3 Ảnh hƣởng

1.3 Sự kiềm chế xúc cảm của giáo viên

4

Rất ảnh hƣởng

1.4 Phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo

viên 4

Rất ảnh hƣởng 1.5

Sự tin tƣởng, tôn trọng, nhiệt tình hƣớng dẫn, giải thích của giáo viên với học sinh trong quá trình học

tập 3 Ảnh hƣởng

1.6 Sự đồng cảm của giáo viên với học sinh

4

Rất ảnh hƣởng

2 Yếu tố thuộc về học sinh

Ảnh hƣởng và rất ảnh hƣởng

2.1 Sức khỏe 3 Ảnh hƣởng

2.2 Khả năng nhận thức của học sinh 4 Rất ảnh

hƣởng 2.3 Khí chất, tính cách của trẻ

3

Rất ảnh hƣởng

3 Yếu tố thuộc về gia đình Ảnh hƣởng

3.1 Sự quan tâm, chuẩn bị của gia đình đối với việc học

tập của trẻ. 3 Ảnh hƣởng

3.2 Cách ứng xử của bố mẹ với trẻ 3 Ảnh hƣởng

3.3 Phong cách giáo dục trẻ của gia đình

4

Rất ảnh hƣởng

3.4 Hoàn cảnh gia đình không thuận lợi 2 Ít ảnh hƣởng

4 Yếu tố môi trƣờng học tập Ít ảnh hƣởng

4.1 Mối quan hệ với bạn bè trong lớp, trong trƣờng. 2 Ít ảnh hƣởng

4.2 Nội dung chƣơng trình môn học 2 Ít ảnh hƣởng

4.3 Hình thức SGK, vở và đồ dùng học tập 2 Ít ảnh hƣởng

4.4 Hoạt động của nhà trƣờng

1

Không ảnh hƣởng

Kết quả đƣợc phân tích cụ thể nhƣ sau:

Yếu tố thuộc về GV: Kết quả đánh giá cho thấy, yếu tố GV đƣợc ghi nhận là “ảnh hƣởng và rất ảnh hƣởng” đến XCTC của HS lớp 1, 2. Trong đó, 3 yếu tố

đƣợc ghi nhận là ảnh hƣởng nhất là: Sự kiềm chế xúc cảm của giáo viên; Phương

pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên; Sự đồng cảm của giáo viên với

học sinh.

Với HS đầu cấp tiểu học, lớp 1, 2, GV là nhân tố quan trọng thỏa mãn về mặt cảm xúc của các em. Thầy cô là "thần tƣợng" của trẻ nên thiết lập đƣợc mối quan hệ tốt đẹp với GV là yếu tố quyết định sự bình yên hay không bình yên về mặt tình cảm của HSTH. Sự đồng ý tán thành hay khen ngợi của GV là đủ để đảm bảo cho HS thỏa mãn về cảm xúc. Nguyên nhân chính là vì GV chính là ngƣời đƣa ra những quy tắc

nhất định của hành vi và ngăn chặn mọi lệch lạc, vi phạm những quy tắc đó. Ngoài ra, GV là ngƣời thƣờng xuyên đánh giá mọi công việc của trẻ, nhất là học tập mà những đánh giá này lại là cơ sở quan trọng quyết định vị thế xã hội của HS trong tập thể lớp, cũng nhƣ vị trí của các em trong hệ thống các mối quan hệ với bạn cùng lớp.

Qua dự giờ và phỏng vấn nhanh HS, chúng tôi nhận thấy cách ứng xử với HS, cảm xúc, tâm trạng và phƣơng pháp dạy học của GV đóng vai trò quan trọng đối với xúc cảm và kết quả học tập của HSTH. Các GV có mức độ biểu hiện cảm xúc rất khác nhau, thể hiện rõ ở các bài học cùng chủ đề giống nhau, mỗi lớp tuỳ theo cách dẫn dắt giờ học của GV mà HS biểu lộ sự vui thích, tích cực khác nhau. Việc đổi mới cách dạy theo các phƣơng pháp phát huy tính tích cực, thƣờng xuyên kiểm tra, củng cố kiến thức của GV giúp các em tiếp thu bài học nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Hơn nữa, ngoài việc truyền thụ kiến thức, GV còn có thái độ vui vẻ, luôn động viên, khuyến khích, sẵn sàng chia sẻ khó khăn của HS. Đây là nguyên nhân quan trọng tạo nên xúc cảm tích cực ở HS.

Tuy nhiên, thực tế quan sát cũng cho thấy, một số GV có biểu hiện phản ứng tiêu cực (ánh mắt lạnh lùng, lời nói thô bạo, quát, mắng, phạt, hành vi mang tính áp đặt …), gây nên các phản ứng tiêu cực, không tốt về phía HS. GV thƣờng có xu hƣớng phàn nàn về hoàn cảnh gia đình và văn hóa- xã hội là nguyên nhân gây khó khăn học tập cho HS của họ. GV thƣờng quy những vấn đề về học tập do sự yếu kém hoặc suy yếu của HS hơn là do sự khiếm khuyết về phƣơng pháp dạy học, chƣơng trình hoặc mối quan hệ thầy trò. Họ cho rằng những HS này “chậm”, thiểu năng trí tuệ, mất trật tự và có thiếu động cơ học tập. Họ xác định nguyên nhân của những vấn đề trên thƣờng xuất phát từ “hoàn cảnh gia đình nghèo” hoặc “gia đình không quan tâm, hỗ trợ”. GV có định kiến, chƣa đồng cảm với những khó khăn gặp phải của HS, dễ dàng biểu hiện xúc cảm tiêu cực (tức giận, thờ ơ,…) đối với những HS này. “Sự khiển trách HS” của GV có thể tác động tiêu cực trên thực tế lớp học và điều này càng giữ những HS với khó khăn, thất bại “về mặt tâm lý” (nhƣ thiếu hụt động cơ hoặc tự ý thức thấp) và có biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong học tập và trong quan hệ với thầy/ cô và bạn bè…

em chƣa hoàn thành bài tập theo yêu cầu của cô giáo không phải vì nhận thức chậm, mà do vận động tinh chƣa tốt, nên gặp khó khăn trong một số hoạt động học tập, đặc biệt là HS lớp 1.

Ví nhƣ: Trong giờ học ghép vần, cô giáo yêu cầu HS cả lớp ghép chữ cái “C”, và “O” vào bảng ghép chữ thành chữ “CO”. HS ghép chữ vào bảng, GV đi

kiểm tra, dừng lại ở một HS (Q.M) tức giận, mặt nhăn lại, tay xếp nhanh các chữ

cái vào hộp và quát to: “Sao con làm chậm và để chữ cái lộn xộn nhƣ thế này!”.

Học sinh Q.M nhanh chóng rút thẻ chữ cái “C” ra khỏi hộp, cài lên bảng và tiếp tục

rút thẻ chữ cái “O”, nhƣng không rút đƣợc vì thẻ chữ cài bị cài chặt. GV gõ thƣớc

yêu cầu HS giơ bảng chữ đã ghép. Q.M giơ bảng chữ lên, thẻ chữ “C” cài lỏng bị

rơi xuống khỏi bảng. Q.M loay hoay, tay phải luống cuống nhặt thẻ chữ “C” cài lại

vào bảng chữ và cố kéo để rút thẻ chữ “O”.Cô giáo đi nhanh đến chỗ ngồi của HS,

tay giật mạnh các thẻ chữ và quát to:Sao chậm thế, sao cài vào chặt để không rút

ra được!”. Q.M sợ hãi, mặt hơi tái, đầu cúi xuống, tay cầm bảng chữ run run (Hồ

sơ quan sát số 3, Phụ lục 3).

Cô giáo N.T.B (Lớp 1A6) và Cô N.T.T.H (Lớp 1A5) cũng có ý kiến về vấn

đề này: “Do tâm lý ức chế, giờ học căng thẳng quá dài, quá nặng về kiến thức. Do

GV chưa tạo được mối quan hệ nhịp nhàng giữa thầy và trò; Phương pháp tổ chức dạy học chưa phù hợp nên tạo cho các em cảm xúc tiêu cực mệt mỏi, căng thẳng,

không hứng thú học”.

Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu phần 2.2, 2.3 chúng tôi thấy, HS lớp 1, gặp nhiều khó khăn, chƣa thích nghi với môi trƣờng học tập mới. Ở mẫu giáo, trẻ vừa học, vừa chơi và hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Khi lên lớp 1 với hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo nên các em phải đến đúng giờ, phải ngồi yên hàng giờ trong lớp học, phải tiếp thu những tri thức trừu tƣợng, tham gia các hoạt động lặp đi lặp lại, phải tuân theo lời dạy của thầy cô, không còn đƣợc tự do nhƣ khi đi học mẫu giáo, đây là một "cửa ải" không dễ gì vƣợt qua. Hứng thú học tập của phần lớn HS lớp 1 chƣa xuất phát từ động cơ học tập, không bền vững, có thể nhanh chóng thay đổi nếu hoạt động học tập không hấp dẫn, khi không đáp ứng đƣợc yêu cầu học tập trẻ dễ chuyển sang trạng thái "chán nản".

Vì là HS lớp 1 nên các em cảm thấy còn rất lạ và bỡ ngỡ với mọi thứ xung quanh, lạ bạn, lạ Cô, lạ chỗ ngồi. Do tâm lý chưa ổn định và các em còn bé nên

chưa biết kìm nén cảm xúc” (Cô L.T.N - Lớp 1A3) chia sẻ.

Từ thực trạng trên cho thấy, giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, bám lớp để kịp thời phát hiện những biểu hiện khác thƣờng ở học sinh; gần gũi trò chuyện, tâm sự để thấu hiểu, vỗ về, giúp các em giải tỏa đƣợc những suy nghĩ, cảm xúc đang chất chứa; thành lập nhóm bạn trong lớp cùng tâm sự, chia sẻ, động viên nhau để các em cảm thấy đƣợc an ủi, có thêm động lực trong học tập.

Yếu tố thuộc về HS: Kết quả khảo sát cho thấy, “Khí chất, tính cách của

trẻ; Khả năng nhận thức của học sinh” là yếu tố có tác động đến XCTC của trẻ.

Ở lứa tuổi HSTH, điều dễ nhận thấy trong tính cách của các em là tính xung

động trong hành vi, tức là khuynh hƣớng hành động ngay lập tức dƣới tác động của các kích thích bên trong và bên ngoài mà không kịp suy nghĩ, cân nhắc. Điều này đƣợc quy định, trƣớc hết, do quá trình hƣng phấn còn mạnh hơn ức chế- cơ sở của sự tự kìm chế, nên trẻ dễ hành động. Sau nữa, tuổi của các em là tuổi sẵn sàng và hứng thú tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo mới. Đó cũng là điều kiện tạo nên sự nhạy cảm và dễ gây ấn tƣợng ở trẻ. Vì vậy, tất cả những gì tác động đến trẻ đều có thể khơi gợi ở các em một phản ứng nhanh chóng. Đặc điểm này khiến cho hành vi của các em dễ mang tính tự phát.

Khí chất, tính cách của trẻ của từng cá nhân HS có ảnh hƣởng đến biểu

hiện xúc cảm trong học tập. Qua dự giờ, chúng tôi quan sát thấy, những HS có khí

chất mạnh mẽ thƣờng nhạy cảm, khó kiểm soát hay tự điều chỉnh đƣợc xúc cảm

của bản thân, có biểu hiện thái quá về xúc cảm trong khi tranh luận học nhóm hoặc chơi trò chơi,…

Khả năng nhận thức của HS đƣợc thể hiện để có đƣợc sự nhận thức đúng đắn, với xúc cảm tích cực và sự say mê hành động trong quá trình học tập, trƣớc hết HS phải hiểu vấn đề đƣợc nghiên cứu một cách đúng đắn và sâu sắc. Chính trình độ học lực của các em HS giỏi và khá sẽ giúp trẻ có đƣợc những sự hiểu biết đó, vì vậy mà sự biểu hiện xúc cảm tích cực trong học tập ở các em đƣợc thể hiện rõ, mạnh hơn. Còn ở HS yếu, thì ngƣợc lại, vì kiến thức có nhiều “lỗ hổng” nên

việc hiểu bài chƣa đầy đủ, không sâu sắc, việc vận dụng tri thức còn hạn chế, lúng túng. Từ đó, các em chƣa thấy hết vai trò của học tập, ít có xúc cảm với nó, không tích cực hành động và có biểu hiện tiêu cực nhiều hơn. Trẻ có năng lực học tập kém thƣờng có xu hƣớng không tin rằng mình có thể làm bài tốt và trải nghiệm lo âu, căng thẳng cao hơn.

Ngoài ra, HS có kết quả học tập khá và giỏi thƣờng đƣợc cô giáo, phụ huynh và bạn bè khen ngợi, quan tâm, điều này càng làm cho các em cảm thấy hƣng phấn, thích thú, vui vẻ và có động lực học tập hơn nữa. Ngƣợc lại, những HS học trung bình hoặc kém thƣờng bị cô giáo và phụ huynh nhắc nhở, phê bình, thậm chí “mắng”, “đánh”. Các em thƣờng xuyên có biểu hiện lo lắng, sợ hãi khi không làm đƣợc bài, bị điểm kém, bị cô giáo và bố mẹ phạt. Quan sát lớp học cho thấy, một số HS học kém, “cá biệt”, cô giáo ít quan tâm, bạn bè trêu chọc, không chọn vào nhóm, dễ "bị bỏ rơi" ngay trong tiết học, các em thƣờng có biểu hiện thờ ơ, buồn chán (mặt thẫn thờ, ngồi thụ động, gục đầu lên bàn, mắt lim dim, viết nguệch ngoạc,…) trong giờ học.

Những HS đạt kết quả học tốt môn Tiếng Việt, có vốn từ biểu cảm phong phú thƣờng biểu hiện xúc cảm tích cực hơn. Ngƣợc lại, những HS có khó khăn về ngôn ngữ, có vốn từ biểu thị xúc cảm ít, không thể tự thể hiện đƣợc bản thân, những ngƣời khác khó có thể hiểu và giao tiếp đƣợc với trẻ. Những trẻ này, thƣờng trải nghiệm xúc cảm khó khăn hơn, thƣờng thể hiện sự chán nản, thất vọng, hay hiếu chiến và phản ứng mạnh mẽ nếu bị trêu chọc hoặc cảm thấy xấu hổ.

Trong đó yếu tố thuộc về gia đình bị ảnh hƣởng nhiều nhất do “Sự quan tâm, chuẩn bị của gia đình đối với việc học tập của trẻ; Cách ứng xử của bố mẹ với

trẻ và do phong cách giáo dục trẻ của gia đình”. Yếu tố thuộc về gia đình đƣợc ghi

nhận ở điểm gia đình “chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1”. Với trẻ đầu cấp tiểu học, khi đến trƣờng phải thiết lập các mối quan hệ mới với thầy cô và với các bạn. Đối với những trẻ đƣợc gia đình và lớp mẫu giáo chuẩn bị tốt thì trẻ sẽ thích nghi dần dần rồi gắn bó với lớp học, với thầy cô, bạn bè. Nhƣng, nếu không đƣợc gia đình chuẩn bị tốt, không đi học mẫu giáo trƣớc khi vào lớp 1, các em viết chậm hơn, đọc chậm hơn cũng nhƣ làm toán chậm hơn các so với những bạn đã đƣợc học qua lớp

mẫu giáo và đƣợc bố mẹ dạy trƣớc, điều này cũng gây tâm lý căng thẳng, lo lắng. Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ khi bƣớc vào tiền tiểu học, với HS đƣợc bố mẹ chuẩn bị cho tâm thế nghĩa là các em đã đƣợc trang bị một số kiến thức và kỹ năng nhất định để không bỡ ngỡ khi đến trƣờng. Tuy nhiên, quan sát lớp học, chúng tôi thấy, do đã đƣợc học, làm bài trƣớc ở nhà, vì vậy, một số em ít có hứng thú với các hoạt động học tập trên lớp và có những biểu hiện thờ ơ, chán nản. Khi cô giáo yêu cầu làm bài tập, các em thƣờng ngồi chơi, nói chuyện, quay ngang quay ngửa, gục đầu lên bàn...hoặc trêu chọc các bạn ngồi bên cạnh.

Yếu tố gia đình cũng đƣợc thể hiện rõ ở điểm là: Ở những gia đình đƣợc ông, bà, bố, mẹ cƣng chiều, thƣờng xuyên đƣợc đáp ứng mọi nhu cầu, dần dần nhu cầu đòi hỏi sự quan tâm của mọi ngƣời đến bản thân trẻ càng lớn, trẻ khó hợp tác và ích kỷ hơn. Trẻ ở độ tuổi này đang dần dần phát triển nhân cách, hình thành “cái tôi” mạnh mẽ, tạo nên nét tính cách riêng. Ở trƣờng, khi trẻ không đƣợc đáp ứng những nhu cầu của bản thân, bị cô giáo và các bạn phê bình, bị điểm kém,...trẻ dễ dàng có XCTC nhƣ hờn dỗi, tự ái, tức giận, và có biểu hiện “dậm chân, tay vung vẩy, tự ái, hờn dỗi”, “mặt đỏ, tía tai, mắt mở to, nhìn chằm chằm”, “đánh, đấm, đá, cắn…bạn”, “viết nguệch ngoạc lên vở bạn, giật sách, vở, tranh chỗ ngồi…”, “Ném, xé, làm hỏng sách, vở, đồ dùng học tập,…”.

Trái lại, với gia đình kinh tế khó khăn, ít có điều kiện đi chơi, tham quan, giao lƣu tiếp xúc với nhiều ngƣời ở những môi trƣờng xã hội mới lạ. Các em ít nhạy cảm với sự vật, hiện tƣợng xung quanh so với HS ở nội thành. Theo ý kiến của GV, PHHS ở khu vực nông thôn ít khi quan tâm đến việc học của con, phó mặc việc học tập của con cái cho nhà trƣờng và chỉ biết ”nhờ cậy” tất cả vào GV. Các em không đƣợc quan tâm chăm sóc giáo dục thƣờng xuyên về vật chất lẫn tinh thần, chƣa đƣợc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học từ phía gia đình nên thƣờng tỏ ra thụ động,

Một phần của tài liệu Biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)