Ảnh hƣởng của xúc cảm tiêu cực đến hoạt động học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 29 - 31)

6. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

1.5. Ảnh hƣởng của xúc cảm tiêu cực đến hoạt động học tập của học sinh

Linnenbrink (2006) viết rằng xúc cảm "là yếu tố rất quan trọng để HS hiểu biết và trải nghiệm sự giáo dục của GV”. Vấn đề xúc cảm trong môi trƣờng học tập ngày càng đƣợc các nhà tâm lý giáo dục quan tâm nghiên cứu để tiếp tục chứng minh tầm quan trọng của nó. Trƣờng học là một nơi rất nhạy cảm cho cả HS và GV.

HS trải nghiệm xúc cảm tiêu cực gắn liền với sự thất bại và từ chối ở trƣờng học (Meyer và Turner năm 2006; Schutz et al 2006). Xúc cảm tiêu cực ảnh hƣởng đến hứng thú, khả năng tham gia, động cơ và thành tích học tập của HS, cũng nhƣ bầu không khí của lớp học và môi trƣờng trƣờng học nói chung. Những xúc cảm tiêu cực của HS có liên quan đáng kể vào thành tích học tập của họ (Pekrun etal, 2002; Titz, 2001). Các xúc cảm tiêu cực nhƣ tức giận, sợ hãi dự đoán thành tích học tập thấp ở HS. Mục tiêu về thành tích học tập ảnh hƣởng đến phản ứng xúc cảm của một đứa trẻ ở trƣờng, trong khi phản ứng xúc cảm ảnh hƣởng đến chiến lƣợc đối

phó mà một đứa trẻ có thể tạo ra và sử dụng (Uebuchi 2004). Xúc cảm tiêu cực mà HS trải nghiệm kích hoạt các chiến lƣợc giải quyết vấn đề cụ thể [37], [39].

Xúc cảm tiêu cực có ảnh hƣởng đến tƣ duy của HS. Ví dụ, HS học và thực hiện thành công các nhiệm vụ học tập thấp hơn khi họ cảm thấy không an toàn, bất hạnh phúc và lo lắng (Boekaerts năm 1993; Oatly & Nundy, năm 1996). Nếu HS cảm thấy buồn chán, các em có thể không hoàn thành bài làm, hoặc hoàn thành một cách chậm chạp và mắc nhiều lỗi hơn. Những xúc cảm nhƣ giận dữ, lo lắng và buồn dễ đánh lạc hƣớng sự nỗ lực của HS, làm các em sao nhãng việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Xúc cảm tiêu cực có ảnh hƣởng đến học tập của HS bằng nhiều cách bao gồm: 1/hạn chế khả năng cân bằng các vấn đề tình cảm với việc học ở trƣờng; 2/ tạo ra cảm giác lo lắng ở trƣờng;

3/ kích hoạt phản ứng biểu hiện xúc cảm tiêu cực với các sự kiện ở lớp học. Thứ nhất, khi có xúc cảm tiêu cực, HS sẽ sử dụng không tốt nguồn lực trí tuệ của mình (Ellis, Ottaway, Varner, Becker, & Moore, 1997a; Ellis, Ottaway, Varner, Becker, & Moore, 1997b, Hertel & Rude, năm 1991). Một số HS có thể gặp khó khăn trong học tập bởi vì tâm trí của em bị lộn xộn với những suy nghĩ và những kỷ niệm đã có trƣớc đó. Ví dụ, một HS có cảm giác buồn có thể phải suy nghĩ rất nhiều về một ký ức buồn mà ít để tâm vào suy nghĩ về những thứ khác. Nếu HS đang suy nghĩ để đối phó với những xúc cảm, các em có thể không có đủ nguồn lực có sẵn để tham gia học tập.

Thứ hai, xúc cảm can thiệp vào hoạt động học xảy ra khi HS đang lo lắng về việc học ở trƣờng của mình (Cole, 1991, Dobson & Dobson, 1981). Những HS chán nản hoặc lo lắng về việc học tập thƣờng cảm thấy không có năng lực học tập. Các em không tin tƣởng vào năng lực của bản thân và có thể sẽ mất nhiều thời gian để kiểm tra câu trả lời hoặc các câu hỏi về công việc của mình trƣớc khi nộp cho GV. HS thậm chí có thể bắt đầu lại từ đầu mỗi khi bị lỗi, điều này làm suy yếu toàn bộ nỗ lực của các em. Vì phải mất nhiều thời gian hơn vào nhiệm vụ, những HS này tạo cho bản thân và thầy cô giáo một nhận thức không chính xác về thời gian thực tế để giải quyết một vấn đề hoặc hiểu khái niệm của chúng. Cuối cùng, HS cảm thấy

buồn vì các sự kiện ở lớp học, nhƣ không làm đƣợc bài, lời nhận xét tiêu cực từ GV hoặc bị bạn trêu chọc và các em sẽ phản ứng lại, điều này làm cản trở việc học tập.

Những phản ứng xúc cảm tiêu cực này có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào thái độ đánh giá của HS (Graham,1997; Weiner, 1994). Ví dụ, nếu hai HS bị điểm kém ở bài kiểm tra toán, trẻ có thể đổ lỗi cho bản thân mình chƣa chăm chỉ và cam kết sẽ học nhiều hơn trong thời gian tới, trong khi một HS khác có thể đổ lỗi cho các GV ra bài tập không công bằng và kết luận rằng mình bị trù dập. Tức giận có thể dẫn đến những hành động hung tính (Graham, 1997). Cả hai HS này đều có trải nghiệm sự giận dữ từ việc nhận đƣợc điểm thấp. Tuy nhiên, một HS có niềm tin về khả năng cải thiện tình hình của mình. Xúc cảm tiêu cực làm cản trở học tập khi HS cảm thấy thất vọng đến mức bất lực hoặc không đủ năng lực, và thƣờng các em không thể thành công trong học tập [33].

Một phần của tài liệu Biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)