Về nhận thức

Một phần của tài liệu Biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 26 - 27)

6. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

1.4.1. Về nhận thức

HS đầu cấp Tiểu học tri giác mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không chủ định. Nét đặc trƣng nhất của tri giác là tính chất ít phân hoá của nó. Các

em khó phân biệt chính xác sự giống nhau hay khác nhau giữa các sự vật. Về tri giác độ lớn, các em gặp khó khăn khi phải quan sát các vật có kích thƣớc lớn hoặc quá nhỏ… Về tri giác thời gian, các em khó hình dung “ngày xƣa”, “thế kỉ”. Hơn nữa, trẻ thƣờng phân biệt đƣợc những chi tiết ngẫu nhiên mà ngƣời lớn ít chú ý đến, nhƣng chƣa nhìn thấy đƣợc những chi tiết quan trọng và bản chất.

Ở lứa tuổi này, chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chƣa mạnh.

Về trí nhớ, do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở HS lứa tuổi này

tƣơng đối chiếm ƣu thế nên trí nhớ trực quan - hình tƣợng đƣợc phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic, ghi nhớ không chủ định vẫn giữ vai trò quan trọng.

Tưởng tượng của các em đã phát triển và phong phú hơn so với trẻ em chƣa

đến trƣờng. Tuy vậy, tƣởng tƣợng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh tƣởng tƣợng còn đơn giản, hay thay đổi, chƣa bền vững. Tƣởng tƣợng của HS lớp 1 và lớp 2 còn mang nặng tính trực quan, cụ thể. Tƣởng tƣợng của các em nhuốm màu xúc cảm, bị chi phối bởi các xúc cảm.

Tư duy của trẻ em mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể, mang tính hình thức bằng

cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tƣợng và hiện tƣợng cụ thể. Nhà tâm lý học nổi tiếng J.Piaget cho rằng tƣ duy của trẻ từ 7 đến 10 tuổi về cơ bản còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể, trên cơ sở đó có thể diễn ra quá trình hệ thống hoá các thuộc tính, tài liệu trong kinh nghiệm trực quan.

Một phần của tài liệu Biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)