6. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
1.3.2. Hoạt động học của học sinh tiểu học
Hoạt động học tập là một dạng hoạt động đặc thù của con ngƣời. Nó chỉ có thể thực hiện ở một trình độ khi mà con ngƣời có đƣợc khả năng điều chỉnh những hành động của mình bởi một mục đích đã đƣợc ý thức. Chỉ có thông qua hoạt động học tập mới hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học cũng nhƣ cấu trúc tƣơng ứng của hoạt động tâm lý, sự phát triển toàn diện nhân cách của ngƣời học.
"Hoạt động học tập là khái niệm dùng để chỉ việc học diễn ra theo phương
thức nhà trường, nhằm lĩnh hội các hiểu biết mới, kỹ năng, kĩ xảo mới".
Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh tiểu học
Vào lớp 1, trẻ bắt đầu hình thành một bƣớc “chuyển” vĩ đại nhất trong cuộc đời. Đó là chuyển từ hoạt động vui chơi - hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động chủ đạo mới - hoạt động học với đối tƣợng mới lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời trẻ. Với tƣ cách là hoạt động chủ đạo, sự hình thành hoạt động học của học sinh lớp 1 là cơ sở cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Chính việc tuân thủ, thực hiện những yêu cầu của hoạt động học tập đòi hỏi ở trẻ những cấu tạo tâm lý mới chƣa từng có, đồng thời những cấu tạo tâm lý này lại đƣợc hình thành từ chính hoạt động học tập ở trẻ. Nhờ những cấu tạo tâm lý mới đƣợc hình thành trong quá trình học tập ở lớp 1 cũng nhƣ toàn bộ quá trình học tập sau này, hoạt động học tập của học sinh tiểu học có đặc điểm sau:
- Thứ nhất, hoạt động học tập có đối tƣợng (nội dung) là tri thức khoa học và các kỹ năng tƣơng ứng đƣợc phản ánh thông qua các môn học. Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ tiếp thu các tri thức kinh nghiệm thông qua các trò chơi, thông qua những mối quan hệ với cha, mẹ, bạn bè và cô giáo. Còn ở các lớp tiểu học, trẻ lĩnh hội các tri thức khoa học một cách có hệ thống qua các môn học. Để có thể tiến hành hoạt động với đối tƣợng mới này, trẻ buộc phải có những phẩm chất, năng lực và hành vi mới mà trƣớc đó trẻ chƣa có.
- Thứ hai, hoạt động học tập còn hƣớng vào việc lĩnh hội cách học. Khác với lứa tuổi mẫu giáo “học mà chơi, chơi mà học”, học sinh tiểu học phải tiến hành hoạt động học theo một phƣơng thức mới- phƣơng thức nhà trƣờng. Để thực hiện hoạt động học tập có hiệu quả và để có phƣơng tiện học tập suốt đời, một nhiệm vụ hết
sức quan trọng và nặng nề đối với học sinh lớp 1 và lớp 2 là phải hình thành chính hoạt động học mà bản chất là lĩnh hội đƣợc cách học, cách làm việc trí óc nhƣ là một phƣơng thức mới, một phƣơng thức sống mà đến đó trẻ chƣa thể có đƣợc.
- Đối với hoạt động học tập của học sinh tiểu học, xúc cảm tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng bởi vừa là điều kiện, vừa là nội dung, vừa là phƣơng tiện giáo dục. Xúc cảm có liên quan với hoạt động nhận thức, là động cơ, là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích sự tìm tòi, sự khám phá sáng tạo của trẻ trong quá trình nhận thức. Đối với cấp tiểu học, vì HS còn nhỏ ở trong giai đoạn thích nghi với HĐHT ở nhà trƣờng, trẻ cần sự hỗ trợ về mặt tinh thần của các đối tƣợng tham gia giáo dục, đặc biệt ở trƣờng, giáo viên là ngƣời rất cần thiết để hỗ trợ cho trẻ về xúc cảm thuận lợi và điều này tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ và hoạt động học tập. Trẻ có xúc cảm tích cực, thích đến trƣờng, đây là động lực khiến trẻ học tốt, nếu không đƣợc giáo viên hỗ trợ, trẻ dễ bị hẫng hụt và ảnh hƣởng đến tất cả các hoạt động của trẻ, trong đó HĐHT là hoạt động đầu tiên bị ảnh hƣởng.
Tóm lại, về bản chất, hoạt động học tập làm thay đổi chính bản thân chủ thể
của hoạt động học (HSTH). Hoạt động học tập chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống của trẻ. Những phẩm chất nhân cách mới, được hình thành so với tuổi mẫu giáo, tạo điều kiện và làm nền cho sự phát triển cao hơn ở lứa tuổi sau. Hoạt động học tập là hoạt động có tính tự giác cao, được điều khiển một cách có ý thức nhằm lĩnh hội nền văn minh nhân loại. Xúc cảm tình cảm giữ một vị trí quan trọng đối với
hoạt động học tập của học sinh tiểu học.