Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 72 - 75)

6. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện XCTC và kết quả tƣơng quan giữa các yếu tố thuộc về GV và PHHS với biểu hiện XCTC trong HĐHT của

HSTH (Kết quả nghiên cứu chƣơng 2) và các ý kiến thu đƣợc từ GV và từ cha mẹ HS thông qua phƣơng pháp phỏng vấn sâu và phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi (Phụ lục ).

- Tìm hiểu HS (thái độ xúc cảm, cử chỉ, hành vi, sở thích…), hoàn cảnh gia đình và lí do của những biểu hiện XCTC ở HS để có biện pháp kết hợp cùng gia đình hỗ trợ hiệu quả tạo điều kiện tốt cho các em hòa nhập cùng bạn bè trong lớp;

- Tạo môi trƣờng học tập thân thiện, bầu không khí học tập tích cực, thoải mái. - Quan tâm, động viên, nhắc nhở, tuyên dƣơng, khen ngợi, hƣớng dẫn, hỗ trợ HS trong học tập;

- Lựa chọn bài dạy, phƣơng pháp và hình thức dạy phù hợp với từng đối tƣợng, gây hứng thú, lôi cuốn HS chủ động tham gia các hoạt động;

- Thái độ luôn vui vẻ, biết kiềm chế cảm xúc tránh bức xúc, căng thẳng. - Lắng nghe, tôn trọng, tạo cơ hội để HS đƣợc nêu lên cảm xúc của mình. - Duy trì kỉ luật nghiêm, thƣởng phạt công bằng đối với HS.

- Phối hợp với gia đình để cùng có biện pháp giáo dục HS đƣợc tốt.

Có thể thấy, các biện pháp đƣợc GV đề xuất khá phong phú, đa dạng, gợi cho chúng tôi những suy nghĩ về sự phù hợp cũng nhƣ khả thi của các biện pháp đó. Tuy nhiên, có một điều dễ thấy rằng, hầu nhƣ các cách thức cụ thể mà phần lớn GV sử dụng dƣờng nhƣ đều chỉ nhằm vào chính công việc học tập của HS và điều này có thể lại làm tăng thêm sự căng thẳng ở HS. Trong khi đó còn có các nguyên nhân khác tác động mạnh đến HS, gây ra những biểu hiện XCTC một cách gián tiếp thì ít đƣợc GV quan tâm hơn. Có thể dẫn ra một số ý kiến cụ thể để thấy rõ hơn:

Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy, HS từ lớp 1 đến lớp 12 đều có những “vấn đề” của mình. Nhƣng HSTH, đặc biệt là HS những lớp đầu tiểu học, còn rất mong manh, vì thế, những hỗ trợ kịp thời, thƣờng xuyên, phù hợp, là vô cùng quan trọng để các em có thể vững chắc tiến tiếp trên con đƣờng học tập cũng nhƣ phát triển nhân cách của mình. Nếu GV tiểu học và các cán bộ quản lí nhà trƣờng hiểu đƣợc điều này sẽ củng cố, tăng cƣờng xúc cảm tích cực ở trẻ, là động lực thúc đẩy học tập một cách hiệu quả hơn.

khuyến khích xúc cảm tích cực và giúp giảm bớt tâm trạng căng thẳng (buồn, lo lắng, tức giận, sợ hãi….) ở HS cho thấy cha mẹ tập trung vào việc “an ủi, động viên, khuyến khích con” khi thấy con có những biểu hiện xúc cảm tích cực hoặc tiêu cực.

Một số PHHS thƣờng quan tâm nhƣ:“Những lúc cháu căng thẳng hay tức giận điều gì đó, tôi luôn luôn hỏi con làm sao mà như vậy, khi biết nguyên nhân, tôi sẽ giảng giải cho những điều nên và không nên, như thế cháu có thể hiểu được và

bớt căng thẳng, lo lắng…hơn (PHHS Lớp 1A2)

Tiếp theo là các biện pháp: “Quan tâm đến bạn bè”, “Tạo điều kiện tốt cho con học tập”, “Tạo môi trƣờng sống vui vẻ, thoải mái cho trẻ”. Ví dụ, “Tạo môi trường sống vui vẻ, thoải mái, đưa đi chơi, thăm bạn bè hoặc những nơi trẻ thích để

thay đổi không khí, cho con xem tivi, học đàn và hát” (PHHS Lớp2D).

Hoặc “Tôi thường xuyên tăng cường các thức ăn có đủ chất dinh dưỡng

trong cơ thể, để cháu có sức khoẻ mà cố gắng học tập tốt hơn (PHHS lớp 1A1)

Các ý kiến nêu trên của cha mẹ HSTH đã thực sự làm cho chúng ta thấy cần phải quan tâm hơn nữa đến việc thu hút gia đình vào quá trình giáo dục xúc cảm cho HS. Các ý kiến cho thấy, hầu hết cha mẹ HS chƣa có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với việc giúp đỡ con mình biết cách ứng xử và biểu lộ xúc cảm phù hợp với các tình huống khác nhau trong học tập và cuộc sống. Vì thế, vô tình họ đã làm tăng thêm gánh nặng tâm lý cho con em mình, làm cho trẻ bị khó khăn nhiều hơn nhƣ một vòng luẩn quẩn. Từ đây có thể thấy rõ sự phối hợp chƣa hiệu quả giữa nhà trƣờng (mà cụ thể là các GV chủ nhiệm lớp) với gia đình trong giáo dục, tăng cƣờng xúc cảm tích cực cho HS.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đƣa ra một số biện pháp tâm lý giáo dục nhằm giúp HS hạn chế XCTC và tăng cƣờng xúc cảm tích cực trong học tập qua phần 3.2 dƣới đây:

Một phần của tài liệu Biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu cấp tiểu học (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)