6. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
2.4. Nghiên cứu điển hình về biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập
học tập của học sinh tiểu học
2.4.1. Trường hợp thứ nhất
Họ và tên HS: N.V.T Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 27- 04 – 2014 Tuổi: 6 tuổi
Học lớp: 1A2 Nghề của Bố: Tự do
Nghề của mẹ: tự do Kinh tế gia đình: Nghèo, khó khăn
N.V.T là con một và là con nuôi của một gia đình có bố mẹ và ông bà. Sống trong gia đình có khó khăn về kinh tế, sau nhiều năm bố mẹ không sinh đƣợc con, mới xin T về nuôi.
- Biểu hiện XCTC về nét mặt, ngôn ngữ trong HĐHT ở giờ học trên lớp của HS
T là một HS bình thƣờng, không có gì nổi trội trong lớp, nhƣng rất nghịch ngợm, lầm lì, chân tay, quần áo thƣờng xuyên bị bẩn, dính mực.
Tthƣờng xuyên có những biểu hiện xúc cảm tiêu cực (thờ ơ, buồn chán, tức
giận) trong giờ học ở lớp. Trong giờ học, T không quan tâm, thờ ơ với hoạt động
học tập, không tập trung chú ý vào bài học, nghe cô giáo hƣớng dẫn, thƣờng “ngồi
không yên, luôn vận động chân tay, nghịch, trêu, lấy đồ dùng của bạn, có lúc thì
gục đầu, nằm dài ra bàn, nghịch bút,...”.
Trong lớp, T thƣờng thụ động, không giơ tay phát biểu ý kiến, nhƣng hay nói leo, khó hợp tác với các bạn trong khi học nhóm. Khi đƣợc cô giáo gọi phát biểu ý
kiến, không trả lời đƣợc những câu hỏi của cô hoặc nếu có trả lời, em cũng chỉ “nói
lắp bắp” hoặc “nói những nội dung những câu không đúng ngữ cảnh”.
Khi bị cô giáo phê bình, T dễ tức giận và thƣờng quay sang “đánh bạn bên
cạnh” hoặc là có hành động quá khích nhƣ là “vứt đồ dùng học tập của bạn xuống
đất”, thỉnh thoảng có biểu hiện phản ứng với GV “nhìn chằm chằm, chân tay vung
vẩy, giơ tay hăm dọa về phía GV, cãi lại, không vâng lời…”.
Kết quả học tập của T ở mức trung bình, kỹ năng đọc chƣa tốt, có một số từ
ngữ trẻ đọc chƣa chuẩn do bị ngọng, phát âm khó, số điểm trẻ đạt ở môn học này thƣờng là điểm 7 và 8. Kỹ năng viết chƣa tốt, chữ viết xấu, không đúng dòng li, tốc
độ viết chậm. Số điểm T đạt ở môn học này thƣờng là điểm 6 và 7.Về kỹ năng làm
toán,có thể làm thành thạo các phép tính cộng, trừ trong phạm vi đã học, nhƣng gặp
khó khăn trong các dạng toán khó nhƣ điền số vào ô trống, giải toán có lời văn, tìm số liền trƣớc, liền sau của một số. Số điểm trẻ thƣờng đạt ở môn học này là 7 và 8 điểm.
- Những yếu tố tác động đến biểu hiện XCTC trong HĐHT của trẻ
Về đặc điểm tâm lý - nhân cách của trẻ: Trẻ chậm hiểu, khó tập trung chú ý,
dễ cáu kỉnh và dễ nổi nóng, tức giận, khó kiềm chế xúc cảm của mình, khó kiểm soát hành vi nên trong những tình huống có sự bất đồng thƣờng biểu hiện sự hung hãn và hành vi gây hấn, ích kỉ, ít để ý đến ngƣời khác, không có nhu cầu kết bạn, chia sẻ, thƣờng làm theo ý của mình.
Cách ứng xử của GV với HS: GV có định kiến với HS là con nuôi, vô kỉ luật,
nề nếp, vì bố mẹ không dạy bảo, ít quan tâm đến việc học tập, chỉ chiều chuộng, đáp ứng. GV thƣờng xuyên phê bình, quát mắng, dọa, phạt, thậm chí đánh (dùng thƣớc quật vào tay, tay cốc vào đầu, kéo tai..) hoặc đôi lúc thờ ơ, bỏ qua khi trẻ không thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu (đọc sai, viết sai, trả lời sai.. ), không hoàn thành bài tập, nghịch, trêu chọc bạn…trong giờ học. Quan sát giờ học cho thấy:
T có ý kiến về một bạn đọc bài sai, GV nói “Không thưa gửi gì cả, chú ý vào
đây?”; HS khát nƣớc và xin cô uống nƣớc trong giờ học, GV quát “Cô đã nói không
được uống nước trong giờ học có nghe không?”, giật lấy cốc nƣớc HS đang uống và
véo tai HS kéo lên.
dòng, bị GV mắng “Cô bảo viết dòng thứ 2 chưa? Cứ láu táu. Viết chữ xấu ơi là
xấu!”, GV chia sẻ với ngƣời quan sát “HS này là con nuôi của gia đình do được bố
mẹ chiều nên rất vô tổ chức em ạ!”.
HS mất trật tự, nói chuyện, GV phạt HS đứng lên bảng quay mặt vào tƣờng và
quát: “Đứng nghiêm trang, Bỏ tay xuống! Cuối giờ anh T ở lại gặp cô!”.
Sự quan tâm, giáo dục và giao tiếp ứng xử của gia đình đối với trẻ: Gia đình
bố mẹ khó khăn trong việc sinh con nên xin con về nuôi. Gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ bận đi làm, bƣơn chải lo kinh tế nên ít quan tâm, ít gặp gỡ và trao đổi với GV về học tập và sinh hoạt và phối hợp với GV trong việc tìm biện pháp khắc phục những mặc hạn chế của T. Có khó khăn trong việc chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở theo quy định. Do bố mẹ có trình độ học vấn thấp nên chỉ nhắc nhở trẻ học, không có khả năng hƣớng dẫn trẻ chuẩn bị tốt bài học vào ngày học hôm sau. Qua trao đổi với GV, chúng tôi đƣợc biết, T rất sợ mẹ, vì mẹ T luôn luôn mắng chửi, thậm chí đánh em vì tội học dốt. Điều này càng khiến em sợ học, không muốn đến trƣờng.
- Nhận xét và đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục hạn chế XCTC trong
HĐHT của HS
Chúng tôi có thể nhận định rằng, trƣờng hợp của T, yếu tố ảnh hƣởng đến biểu hiện XCTC trong HĐHT của HS là cách ứng xử của giáo viên và gia đình đối với học sinh.
Chị luôn suy nghĩ rằng nhiều trẻ đƣợc đi học thêm trƣớc khi vào lớp 1. Trƣớc tiên, đối với gia đình, vì mẹ T đã chịu áp lực học hành từ phía xã hội còn T thì không đƣợc đi học trƣớc nên con của chị không theo kịp các bạn. Với kỳ vọng muốn con học giỏi, chị luôn ép con phải học nhiều, lúc nào rỗi cũng bắt con ngồi vào bàn học, nhƣng không biết hƣớng dẫn cho con học theo phƣơng pháp nào, vì vậy T không tiến bộ mà còn học kém hơn. Do áp lực từ phía mẹ và việc phân bổ thời gian học tập không phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của HS, làm cho trẻ nảy sinh những biểu hiện XCTC (tức giận, sợ hãi, lo lắng, căng thẳng…) trong HĐHT. Trong trƣờng hợp này, gia đình cần hình thành cho T nền nếp học tập với sự hƣớng dẫn của ngƣời lớn. Quan tâm, gần gũi, yêu thƣơng trẻ, động viên, khích lệ con cố
gắng học tập và khen thƣởng kịp thời, dù con có tiến bộ chút ít so với bản thân. Đối với giáo viên, quan tâm, tìm hiểu, gần gũi, nhận ra những ƣu điểm của học sinh và có cái nhìn khác, đánh giá công bằng hơn với HS, không định kiến. Có cách ứng xử phù hợp với đặc điểm, tính cách của em, luôn động viên, khuyến khích, hƣớng dẫn, hỗ trợ kịp thời, giao tiếp nhẹ nhàng, ít trách phạt, thu hút HS vào các hoạt động học tập ở lớp để em tự tin, thể hiện bản thân và có xúc cảm tích cực trong học tập. Giáo viên luôn trao đổi, hợp tác với gia đình của học sinh để tìm ra biện pháp hỗ trợ hiệu quả, giúp P hạn chế xúc cảm tiêu cực và tiến bộ trong học tập.
2.4.2. Trường hợp thứ hai
Họ và tên HS: T. Q. H Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 02 - 07 – 2013 Tuổi: 7 tuổi
Học lớp: 2B Nghề của Bố: Nhân viên
Nghề của mẹ: Giáo viên Kinh tế gia đình: Trung bình khá
T. Q. H là con trai út, sống trong gia đình gồm bố mẹ và 01 chị gái. Gia đình có điều kiện kinh tế trung bình khá.
- Biểu hiện XCTC (qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ) trong HĐHT ở giờ học trên lớp của HS
H là một HS rất nghịch ngợm, hiếu động trong lớp, thƣờng xuyên có những biểu hiện xúc cảm tiêu cực (thờ ơ và tức giận) trong giờ học ở lớp. Vì đã đƣợc mẹ dạy trƣớc ở nhà nên H thƣờng làm hết các bài tập ở nhà, trong giờ học ở lớp, H
không tập trung chú ý vào bài học, thờ ơ với hoạt động học tập thƣờng “quay xuống
lấy bút, thước,…trêu các bạn ở bàn dưới, hoặc dẫm lên chân bạn ngồi bên cạnh,
hay giật tóc của bạn nữ ở bàn trên... hoặc chỉ ngồi chơi thẻ tranh, game”.
Trong lớp, H thƣờng xuyên giơ tay xin phát biểu ý kiến, nhƣng không trật tự,
thƣờng nói to “con cô! con cô!” cho đến khi đƣợc cô gọi. H thƣờng bị cô giáo quát
mắng “H! Ra ngoài! Nói một lần nữa tôi cho ra ngoài!” Khi bị cô giáo mắng, H có
biểu hiện sợ “cúi đầu, im lặng”, nhƣng chỉ đƣợc một lúc, H lại tiếp tục nghịch, trêu đẩy bạn trong giờ học.
H khó khăn trong việc hợp tác cùng với các bạn và cô giáo, lúc nào H cũng muốn mình đƣợc cô giáo chú ý hơn so với các bạn. Quan sát trên lớp cho thấy, nếu
đƣợc cô giáo gọi phát biểu hoặc phát vở đầu tiên, H rất thích thú và thực hiện nhanh chóng những nhiệm vụ đƣợc giao. Ngƣợc lại, khi không phải là ngƣời thứ nhất đƣợc cô phát vở thì H có biểu hiện không hợp tác, thụ động, thờ ơ với các hoạt động học tập, H thƣờng xuyên từ chối viết bài, làm bài vào vở, khi cô hỏi, H chỉ nói “con
không biết làm”, “con không làm được” và lại “ngồi chơi thẻ tranh, nghịch bút, trêu
bạn…”. Khi cô giáo đƣa ra câu hỏi và yêu cầu HS cả lớp phát biểu, H cũng giơ tay
xin phát biểu ý kiến, tuy nhiên, có lúc cô không gọi H trƣớc mà gọi bạn khác phát
biểu trƣớc, sau đó cô gọi H phát biểu thì H có hành vi “tránh né, quay đi chỗ khác,
im lặng không nói gì”, kể cả khi cô giáo động viên, khuyến khích, H chỉ nói “Con
không biết” hoặc “Con không làm được”.
H có nhận thức khá, hiểu bài nhanh, tuy nhiên, kết quả học tập chỉ đạt mức trung bình khá. H làm toán, viết chỉnh tả hay mắc nhiều lỗi vì làm nhanh, làm ẩu.
- Những yếu tố tác động đến biểu hiện XCTC trong HĐHT của trẻ
Về đặc điểm tâm lý - nhân cách của trẻ: H có nhận thức tốt, hiểu bài nhanh,
nhƣng dễ tức giận, tự ái, hờn dỗi, khó kiềm chế xúc cảm của mình, khó kiểm soát hành vi nên trong những tình huống không thỏa mãn nhu cầu của bản thân thƣờng biểu hiện sự thờ ơ, không hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động học tập, có tính ích kỉ, thƣờng làm theo ý của mình.
Cách ứng xử của GV với HS: GV có định kiến với H là HS cá biệt, nghịch
ngợm trong lớp, khó bảo, vì đƣợc bố mẹ, ông bà ở gia đình nuông chiều. GV thƣờng xuyên quát mắng, dọa, phạt hoặc đôi lúc bỏ qua khi H không muốn thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu vì không có nhiều thời gian. Quan sát giờ học cho thấy:
H trêu bạn trong lớp, GV quát, dọa đuổi ra ngoài “H! Ra ngoài! Nói một lần
nữa tôi cho ra ngoài”.
Trong giờ học tập đọc, GV khen ngợi một bạn đọc tốt (là bạn ngồi bên cạnh H), khi tập viết vào vở, H quay sang “giật vở của bạn, thúc tay không cho bạn viết,
nói lẩm bẩm trêu bạn” và H không làm bài, quay đằng sau trêu bạn, GV đập thƣớc
lên bàn và mắng “Cô ghi tên HS hƣ vào sổ và đƣa lên cho BGH, hƣ quá cho học lại lớp 2”.
Sự quan tâm, giáo dục và giao tiếp ứng xử của gia đình đối với trẻ: Gia đình bố mẹ có quan tâm đến việc học tập của H. Mẹ H là giáo viên nên thƣờng xuyên hƣớng dẫn H học bài, làm bài ở nhà trƣớc khi đến lớp. H là con trai út nên đƣợc bố mẹ và ông bà nuông chiều, H thích gì cũng mua cho, ở nhà H thích làm gì thì làm, H rất thích chơi game.
- Nhận xét và đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục hạn chế XCTC trong
HĐHT của HS
Chúng tôi có thể nhận định rằng, trƣờng hợp của H, yếu tố ảnh hƣởng đến biểu hiện XCTC trong HĐHT của H là cách ứng xử của giáo viên và gia đình đối với H.
Trƣớc tiên, đối với gia đình, vì mẹ H luôn kỳ vọng con học giỏi, thƣờng xuyên yêu cầu con học bài, làm bài trƣớc khi đến lớp. Vì đã học hết bài, làm hết các bài tập ở nhà nên khi đến lớp, H không thấy hứng thú với bài học mới, thƣờng thờ ơ với hoạt động học tập, có tính chủ quan, nên khi viết bài, làm bài dễ mắc lỗi do làm bài ẩu. Ngoài ra, do đƣợc gia đình chiều chuộng quá, H luôn là ngƣời đƣợc chú ý nhiều trong gia đình, nên trong lớp học, H cũng có ý nghĩ và muốn cô giáo và bạn bè cũng chú ý đến mình, muốn mình là nhất nếu không đƣợc nhƣ vậy, H thƣờng có biểu hiện xúc cảm tiêu cực, thụ động, không hợp tác, dễ hờn dỗi, tức giận. Trong trƣờng hợp này, gia đình cần quan tâm, chú ý hơn đến việc giáo dục tính cách, phẩm chất cho trẻ, ngoài việc hƣớng dẫn học tập. Gia đình rèn luyện cho trẻ khả năng hợp tác, biết quan tâm đến mọi ngƣời, khả năng kiềm chế xúc cảm của bản thân.
Đối với GV, quan tâm, tìm hiểu và nhận ra những ƣu điểm và nhƣợc điểm của H để có cách ứng xử phù hợp với đặc điểm, tính cách của H. Giáo viên thƣờng xuyên kèm cặp, hƣớng dẫn, hỗ trợ kịp thời, thu hút H vào các hoạt động học tập ở lớp để em phát huy khả năng của bản thân và có xúc cảm tích cực trong học tập. Giáo viên dành thời gian gần gũi, nói chuyện, tâm sự với H giúp H nhận thức rõ nhiệm vụ học tập và vai trò của H trong lớp. Ngoài ra, giáo viên hợp tác với gia đình của H cùng phối hợp giáo dục giúp H hạn chế XCTC. Sự quan tâm của gia đình rất quan trọng, phụ huynh thƣờng xuyên quan tâm, lắng nghe, chia sẻ và hƣớng dẫn trẻ thể hiện xúc cảm phù hợp, bày tỏ sự quan tâm với ngƣời khác và cùng sự cố
gắng của em, H sẽ có xúc cảm tích cực đối với HĐHT và hoàn thiện nhân cách.
2.4.3. Trường hợp thứ ba
Họ và tên trẻ: L.C.H.L Giới tính: Nam
Ngày sinh: 16/5/2014 Tuổi: 6 tuổi
Thông tin bố, mẹ trẻ
Nghề nghiệp bố: Kinh doanh Nghề nghiệp mẹ: Kinh doanh
H.L có tƣ duy tốt. Em tỏ ra nhanh nhẹn trong mọi hoạt động. Ngôn ngữ của H.L phát triển khá tốt, vốn từ vựng phong phú. Mức độ quan tâm của H.L đến trạng thái tình cảm con ngƣời ở mức thấp (qua trắc nghiệm: Vẽ tiếp hình, trắc nghiệm: Điều ƣớc). Trong một số tình huống giả định do nhà nghiên cứu đƣa ra, H.L chọn cách giải quyết theo hƣớng bạo lực (đánh, doạ nạt...). Mô tả can thiệp hành vi chống đối của HL nhƣ sau:
- Biểu hiện XCTC về nét mặt, ngôn ngữ trong HĐHT ở giờ học trên lớp của
HS: Là HS có tƣ duy nhƣng H.L luôn có biểu hiện dữ dội trƣớc những yêu cầu, đề
nghị của GVHD nhƣ: Khóc và la hét: “Con không muốn học đâu” (Khi cô giáo yêu
cầu em viết), “Xé bài, ném bài đi” (Khi GV yêu cầu nộp bài) và còn biểu hiện “Lấy
bài của bạn xé” khi bạn không cho HS xem.
Biểu hiện XCTC của HL rất rõ rất nghịch ngợm, hay nói, hay trêu chọc các bạn. H.L khó tập trung chú ý, hầu nhƣ hoạt động nào của lớp H.L cũng đều tham gia. Trong các hoạt động đó, H.L không ngồi yên, luôn vận động chân tay, nghịch, trêu đùa, lấy đồ dùng của các bạn xung quanh. H.L không có bạn thân trong lớp, các bạn khác không thích, không muốn chơi với H.L.
H.L phản ứng khá mạnh mẽ trong những tình huống gây tác động lớn đến cảm xúc của mình. H.L tỏ ra là HS sợ hãi, khóc lóc trƣớc những tình huống khi HS không trả lời đƣợc bài cô hỏi “Khóc, mếu” hoặc “quăng vở”.