6. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
1.6. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học
tiểu học
Sự biểu hiện ra bên ngoài của XCTC là một vấn đề đã đƣợc làm sáng tỏ cả về mặt sinh lý học lẫn tâm lý học. Sự biểu hiện của XCTC bao gồm các hình thức sau:
a/Những động tác biểu hiện ra bên ngoài (khuôn mặt, điệu bộ sự vận động của toàn thân, ngôn ngữ);
b/ Những thể hiện đa dạng của thân thể, nghĩa là những biến đổi đa dạng trong hoạt động và trạng thái của các nội quan (trong đa số trƣờng hợp, những biến đổi này kéo theo những biến đổi thấy đƣợc rõ ràng trong diện mạo bên ngoài của ngƣời đang có xúc cảm- “đỏ mặt tía tai”, “mặt vàng nhƣ nghệ”)…
c/ Những biến đổi sâu hơn, mang tính chất thể dịch, nghĩa là những biến đổi trong thành phần hóa học của máu và các dịch khác trong cơ thể, cũng nhƣ những biến đổi của trao đổi chất [20, tr.219].
Xúc cảm tiêu cực đƣợc biểu hiện qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ mà ngƣời khác có thể nhận biết. Nhiều công trình đã tập trung nghiên cứu các biểu hiện của XCTC bao gồm cả biểu hiện trên khuôn mặt, ngôn ngữ và hành vi, cử chỉ, tƣ thế của cơ thể. Tuy nhiên, những biểu hiện hành vi phi ngôn ngữ, đặc biệt là biểu hiện trên khuôn mặt đƣợc các nhà tâm lý học chú ý nghiên cứu liên tục và
nhiều nhất.
- Biểu hiện XCTC (ở dạng phản ứng từ bên trong) của HS thƣờng gặp ở trƣờng học, bao gồm:
+ Buồn chán: chán nản, thờ ơ, thụ động nảy sinh do nhiều nguyên nhân phức tạp và là những dấu hiệu của sự rối loạn xúc cảm, ảnh hƣởng đến kĩ năng xã hội và thành tích học tập ở trẻ.
+ Tránh né hoặc tự vệ, ở trẻ có biểu hiện nhƣ từ chối trƣờng học (từ chối đến trƣờng) hoặc các hành vi tự vệ (thích đƣợc xử sự nhƣ những đứa trẻ bé hơn). Ví dụ, một học sinh trong một lớp học mà trẻ bị phủ nhận và có cảm giác thiếu thốn tình cảm, sự quan tâm của giáo viên. Chính vì điều này, trẻ cảm thấy lo lắng trong mọi tình huống học tập. Một cách để cố gắng thoát khỏi những mối lo lắng trên ở trẻ có thể là tránh né những HĐHT trong các tình huống này, và nhu cầu “chạy trốn” hoặc nói “dối” thƣờng là kết quả của mô hình tránh né. (Ví dụ: em để sách vở ở nhà; em bị đau bụng, bị sốt…và không muốn tham gia các HĐHT này). Hành vi tránh né nhƣ vậy có thể giảm bớt những xúc cảm lo lắng ngắn hạn, tuy nhiên những XCTC ở mức cao hơn sẽ xuất hiện trở lại. Cách phản ứng của ngƣời lớn và bạn bè đối với trẻ làm cho vấn đề tồn đọng và trầm trọng thêm. Trong cách này hoặc cách khác, khả năng thích ứng và ứng phó với thực tế của HS sẽ giảm bớt, gây ra lo lắng dài hạn. Đây là một vòng luẩn quẩn vì vậy vấn đề trở nên tồi tệ hơn và khó để thay đổi.
+ Hành vi ăn cắp vặt, nói dối và lẩn tránh. Hành vi ăn cắp những vật nhỏ nhặt hoặc tiền bạc mà không thật sự có nhu cầu, có thể phản ánh nhu cầu xúc cảm của đứa trẻ để giảm bớt cảm giác không an toàn hay mối lo thông qua việc thu lƣợm đồ đạc, của cải.
- Biểu hiện XCTC (ở dạng phản ứng bên ngoài) thƣờng gặp của HS ở trƣờng học thể hiện qua hành vi không nghe lời, quậy phá và tìm kiếm sự chú ý, cụ thể là:
+ Hành vi không hoà nhập, xuất phát từ nguyên nhân do trẻ đặc biệt ở các gia đình không thuận lợi (chiếm 26%), thiếu sự quan tâm, chăm sóc chu đáo, hay giáo dục và hƣớng dẫn của cha mẹ hoặc giáo viên. Trẻ có những hành vi hung hăng, phá hoại, hung dữ, dối trá hay ngang ngạnh. Những HS xử xự theo cách này thƣờng có biểu hiện thiếu đạo đức xã hội hay thiếu lƣơng tâm, tuy nhiên chúng thƣờng
không hiểu rằng hành vi của chúng là sai. Những HS này thƣờng không vui vẻ, không đƣợc các bạn yêu thích và bị cô lập trong lớp học.
+ Hành vi hòa nhập không phù hợp, thƣờng biểu hiện ở những trẻ sinh ra trong một gia đình đi ngƣợc lại quy tắc ứng xử của xã hội. Những HS có khó khăn nằm trong nhóm này thƣờng có biểu hiện trộm cắp, bạo lực, tham gia băng đảng, và những hành vi vi phạm chuẩn mực xã hội khác.
1.7. Những yếu tố ảnh hƣởng đến xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học