7. Kết cấu của luận án
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như:
Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu là các công ty phi tài chính đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, khả năng khái quát hóa kết quả nghiên cứu có những giới hạn nhất định. Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu vẫn có thể áp dụng cho một số loại hình doanh nghiệp khác đang đươc kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
Thứ hai, vì đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về đo lường khoảng cách kỳ vọng đồng thời đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới khoảng cách kỳ vọng và các thành phần của khoảng cách kỳ vọng nên luận án mới chỉ dừng lại ở kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA. Ở các nghiên cứu tiếp theo, với điều kiện cho phép có thể phát triển thêm phân tích nhân tố khẳng định CFA.
Thứ ba, kết quả của phân tích hồi quy cho R2 = 0.579 có nghĩa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu giải thích được đến 57.9% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Như vậy, 42.1% còn lại chưa được giải thích vì còn có các nhân tố khác mà nghiên cứu chưa phát hiện hết và các sai số phát sinh do rủi ro lấy mẫu của luận án. Vì vậy, các nghiên cứu kế tiếp có thể tiếp tục khám phá, bổ sung thêm các nhân tố mới cũng như mở rộng phạm vi nghiên cứu, gia tăng cỡ mẫu trong khảo sát.
Kết luận chương 5
Trong chương này, luận án đã trình bày các kết luận về khoảng cách kỳ vọng và ảnh hưởng của các nhân tố tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa trên các kết quả về đo lường các khoảng cách kỳ vọng và các thành phần của khoảng cách kỳ vọng cũng như kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng luận án đã đưa ra các khuyến nghị nhằm thu
hẹp khoảng cách hợp lý, khoảng cách chuẩn mực và khoảng cách chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra những hạn chế của luận án và phương hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
KẾT LUẬN
Sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán đã làm suy giảm uy tín nghề nghiệp kiểm toán, giảm niềm tin của người sử dụng thông tin và công chúng đối với vai trò của kiểm toán độc lập. Vì thế, vấn đề quan trọng là các bên có liên quan cần xác định và đánh giá được KCKV cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong thực tiễn hiện nay để có thể đưa ra các phương án hành động thích hợp nhằm đảm bảo uy tín của nghề nghiệp, duy trì hoặc khôi phục lòng tin của công chúng đối với kiểm toán. Đặc biệt, với bối cảnh Việt Nam, so với các quốc gia khác trên thế giới, thị trường chứng khoán cũng như thị trường dịch vụ kiểm toán còn khá non trẻ và còn nhiều hạn chế, vướng mắc cần khắc phục.
Luận án “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã nghiên cứu không chỉ về mặt lý luận mà còn đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại, mức độ của khoảng cách kỳ vọng cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán tại Việt Nam nhằm đưa ra các khuyến nghị, hàm ý chính sách thu hẹp khoảng cách này trong thực tiễn.
Các kết quả nghiên cứu chính đã đạt được của Luận án bao gồm:
Thứ nhất, Luận án đã góp phần hoàn chỉnh, bổ sung và phát triển khung lý
luận về khoảng cách kỳ vọng và các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.
Thứ hai, Luận án đã đề xuất phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng
trong kiểm toán từ góc độ của người sử dụng thông tin theo thang đo Likert 5 điểm. Trên cơ sở kế thừa khái niệm và cấu trúc khoảng cách kỳ vọng của Porter (1993), phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng sử dụng trong luận án đã đảm bảo được tính khách quan, khoa học. Kết quả nghiên cứu không chỉ xác định được độ lớn của khoảng cách kỳ vọng mà còn xác định được mức độ của các thành phần khoảng cách bao gồm khoảng cách hợp lý, khoảng cách chuẩn mực và khoảng cách chất lượng kiểm toán.
Thứ ba, Luận án đã xây dựng khung lý thuyết và mô hình cho nghiên cứu thực
nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng tới các thành phần và khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.
Thứ tư, trên cơ sở kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu
cứu đã được xác lập. Luận án đã đưa ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sự tồn tại của các thành phần và khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán từ phía người sử dụng thông tin. Bên cạnh đó, về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng, 8/8 nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách kỳ vọng nói chung, trong đó 3/8 nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách hợp lý, 3/8 nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách chuẩn mực và 2/8 nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách chất lượng kiểm toán.
Thứ năm, kết quả của nghiên cứu là cơ sở thực tiễn cho các khuyến nghị nhằm
thu hẹp khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán tại Việt Nam, góp phần gia tăng niềm tin của người sử dụng thông tin vào kết quả kiểm toán, thúc đẩy sự phát triển của cả thị trường dịch vụ kiểm toán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Thứ sáu, kết quả nghiên cứu và các hạn chế của đề tài cũng gợi mở các hướng
nghiên cứu tiếp theo về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các loại hình doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luận án không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến góp ý quý báu từ các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn.