Quan điểm và định hướng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt

Một phần của tài liệu Ngô Việt Trung - 1706030082 - TCNH (Trang 99 - 102)

nghiệp Việt Nam trong thời gian tới

Luật Chứng khoán bao gồm 10 chương, 135 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, thay thế Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 và Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

Luật Chứng khoán được ban hành góp phần hoàn thiện thể chế, môi trường pháp lý, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán (TTCK); bảo đảm cho sự phát triển ổn định, an toàn, bền vững của TTCK; góp phần thực hiện mục tiêu tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng, phù hợp với sự phát triển tất yếu của TTCK nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung trong tình hình mới; bảo đảm TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Ngày 28/2/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.

Mục tiêu chung của Đề án là tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, xây dựng cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

Theo đó các mục tiêu cụ thể đối với thị trường chứng khoán bao gồm:

 Quy mô thị trường cổ phiếu đạt mức 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu đạt mức 47%GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025. Số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017.

 Số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 3% dân số vào năm 2020 và 5% dân số vào năm 2025. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán.

 Đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường chứng khoán; triển khai các sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và hợp đồng tương lai trên các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30 trước năm 2020 và từng bước triển khai sản phẩm quyền chọn, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu trước năm 2025.

 Lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật; nâng chỉ tiêu an toàn tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khoán tăng 20% so với hiện tại.

 Trước năm 2020, đổi mới toàn diện và đồng bộ công nghệ giao dịch và thanh toán bù trừ trên thị trường chứng khoán.

 Đến năm 2025, chất lượng quản trị công ty trong các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức bình quân ASEAN-6.

 Trước năm 2025, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi.

Các quan điểm, mục tiêu phát triển và các giải pháp mà cơ quan quản lý đưa ra khá toàn diện, không những quan tâm đến cầu đầu tư mà còn cả chất lượng của nguồn cung chứng khoán trong đó có trái phiếu. Đây là những giải pháp và định hướng hết sức quan trọng trong việc phát triển thị trường trái phiếu.

Để đạt mục tiêu theo Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2025 của Bộ Tài chính, định hướng hoàn chỉnh chính sách tập trung hình thành các

công ty định mức tín nhiệm tại thị trường trong nước; phát triển quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện; xây dựng đường cong lãi suất trái phiếu Chính phủ; thí điểm áp dụng phương thức đấu thầu đa giá đối với các sản phẩm trái phiếu đã có tính cạnh tranh cao…

Có thể thấy, thị trường trái phiếu là kênh dẫn vốn trung và dài hạn bổ trợ cho thị trường cổ phiếu và tín dụng ngân hàng. Thị trường trái phiếu cho phép huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội vào đầu tư phát triển kinh tế. Đặc biệt, thị trường TPDN vừa có thể huy động được nguồn vốn dồi dào từ xã hội, vừa góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Nếu trước đây doanh nghiệp chỉ có nguồn vay duy nhất từ ngân hàng, thì bây giờ với sự tồn tại và phát triển hoạt động của thị trường TPDN đã tạo thêm cho các doanh nghiệp nguồn vay nợ hữu hiệu. Gánh nặng và rủi ro cho vay của các ngân hàng được san sẻ cho các nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường. Hiện nay, Việt Nam được xem là một thị trường đang phát triển. Do đó, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp là rất lớn. Vì vậy, xét về nhu cầu và xu hướng phát triển, thị trường trái phiếu của Việt Nam trong tương lai còn nhiều tiềm năng. Do đó để tăng cường phát hành trên thị trường Trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán nói chung trong thời gian tới cần chú ý:

(i) Hoàn thiện cơ sở pháp lý;

(ii) Cơ cấu lại cơ sở hàng hóa, đa dạng và minh bạch hóa hàng hóa; (iii) Cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán;

(iv) Cơ cấu lại tổ chức kinh doanh chứng khoán; (v) Cơ cấu lại tổ chức thị trường;

(vi) Nâng cao năng lực quản lý giám sát và cưỡng chế thực thi (vii) Nâng hạng thị trường;

(viii) Tăng cường vai trò của hiệp hội nghề nghiệp.

Nam

3.3. Một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt

giải pháp dưới đây được đề xuất để làm cơ sở phát triển của thị trường TPDN Việt Nam thời gian tới. Các giải pháp được chia thành ba nhóm chính, bao gồm: (1) Hoàn thiện và tổ chức triển khai các chính sách mới; (2) Phát triển về cơ sở nhà đầu tư; (3) Thúc đẩy hoạt động của các nhà tạo lập thị trường.

Một phần của tài liệu Ngô Việt Trung - 1706030082 - TCNH (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w